Thực trạng sử dụng vốn của công ty TNHH Quang Huy

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty tnhh xây dựng và dịch vụ vận tải quang huy (Trang 42 - 47)

- Những nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh doanh

2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch(%)2012/ 2013/

2.3.2.2 Thực trạng sử dụng vốn của công ty TNHH Quang Huy

Bảng 2.5: Sựbiến động nguồn vốn của công ty TNHH Quang Huy

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch(%) 2012/2011 2013/2012 Vốn cố định 2.084,67 2.313,61 2.504,77 10,98% 8,26% Vốn lưu động 3.337,90 6.211,59 9.673,16 86,09% 55,72% Tổng nguồn vốn 5.422,57 8.525,20 12.177,93 57,21% 42,84% (Nguồn: Phòng kếtoán)

Tổng nguồn vốn qua các năm của công ty không ngừng tăng nhanh. Cụthểtrong năm 2012 đã tăng 57,21% so với năm 2011 và sang năm 2013 tiếp tục tăng 42,84% so với năm 2012.

Nguyên nhân của sự biến động nguồn vốnở trên là do nguồn vốn lưu động tăng nhanh, đặc biệt trong năm 2012 đã tăng 86,09% so với năm 2011. Và để hiểu rõ hơn vềsựbiến động này sẽ được phản ánh trong bảng dưới đây:

Bảng 2.6: Chi tiết sựbiến động vốn lưu động

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

2012/2011 2013/2012Vay ngắn Vay ngắn hạn - - - - - Phải trả cho người bán 1.854,91 2.569,34 2.684,34 38,51% 4,47% Người mua trả tiền trước 900,81 182,32 329,14 (79,76)% 80,52% Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 28,09 118,92 28,67 323,35% (75,89%) (Nguồn: Phòng kếtoán)

Qua các khoản trên có thể thấy khoản công ty trong 3 năm không thực hiện bất cứkhoản vay ngắn hạn nào. Công ty đã không thực hiện mua máy móc thiết bị có giá trị lớn nào, mà chỉ mua trong giới hạn tài chính của công ty.

Trong năm 2012, khoản phải trả cho người bán tăng lên khá nhanh do trong quá trình sản xuất hàng hóa và tiêu thụ, công ty khi bán hàng không thể thu hồi vốn về ngay được vì công ty đối tác mua thành phẩm cũng nợ tiền hàng cũng không thể trả

tiền hàng ngay được, chính vì vậy mà công ty không thể trả tiền hàng cho người bán ngay được. Cụ thể, năm 2012 khoản phải trả người bán là 2.569,34 triệu đồng, tăng 38,51% so với cùng kỳ. Đến năm 2013, mức tăng ngày đã chậm lại, tăng 4,47% so với năm 2012, sự tăng chậm lại này là do công ty thắt chặt chi phí trong mua bán hơn, giảm thiểu quy mô mua đầu vào, trong đó đầu ra giảm thiểu cho nợ người bàn.

Khoản người mua trả tiền trước trong năm 2012, thực sự rất nhỏ so với quy mô công ty, tương ứng là 182,32 triệu đồng, giảm 79,76% so với năm 2011. Sang năm 2013, chỉ tiêu này đã tăng lên 329,14 triệu đồng, tăng80,52% so với cùng kỳ. Đây là tín hiệu đáng mừng nhằm gia tăng nguốn vốn cho công ty.

Chỉ tiêu cuối cùng là thuếvà các khoản phải nộp khác cho nhà nước. Do chỉ tiêu này quá nhỏ so với quy mô của công ty, chính vì vậy mà nó không ảnh hưởng nhiều đến công ty.

Bảng 2.7: Các chỉ tiêu đánh giá sửdụng vốn lưu động

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

2012/2011 2013/2012Sức sản Sức sản xuất của vốn lưu động 1,84 1,36 1,37 (0,74) 1,007 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động 0,54 0,73 0,72 1,35 (0,993) Số vòng quay vốn lưu động 1,84 1,36 1.37 (74,10%) 100,7% (Nguồn: Phòng kếtoán)

Nhận xét:

Sức sản xuất của vốn lưu động nhìn chung cao hơn vốn cố định rất nhiều, có thể thấy công ty tận dụng vốn lưu động hiệu quả hơn vốn cố định.

Doanh thu của doanh nghiệp khá cao đồng thời vốn lưu động của doanh nghiệp không cao dẫn tới năm 2011 sức sản xuất của doanh nghiệp là 1,84 tức là cứ mỗi 1 đồng doanh thu thuần tạo ra 1,84 đồng vốn lưu động. Năm 2012, mức sản xuất sụt giảm 74% đạt mức 1,36. Nhưng đến năm 2013, mức sản xuất đã tăng trưởng trở lại, mặc dù không cao, nhưng nó cũng thể hiện tình hình chung của công ty. Cụ thể đạt mức 1,37, tăng 100,7% so với cùng kỳ.

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của công ty ở mức cao, năm 2011 với 1 đông doanh thu thuần phải được tài trợ bằng 0,54 triệu đồng vốn lưu động bình quân. Trong năm 2012, hệsố này tiếp tục tăng mạnh, đạt 0,73, tăng 135% so với năm 2011, đây là mức tăng cao, chính vì vậy doanh nghiệp cần phải kìm hãm hệ số này lại. Trong năm 2013, hệsố này đã giảm 99,3% so với năm 2012 nhưng nó ởmức cao, tức là 0,72.

Số vòng quay lưu động của doanh nghiệp chưa cao chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả. Năm 2011 chỉ là 1,84 vòng/năm. Năm 2012, tiếp tục sụt giảm xuống còn 1,36 vòng/năm. Sang năm 2013 cũng không mấy khả quan là mấy khi chỉ số này chỉ là 1,37 vòng/năm. Đầy các tín hiệu đáng buồn cho doanh nghiệp khi quay vòng sản xuất.

Bảng 2.8: Hiệu quảsửdụng vốn vay

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 191,99 277,50 171,45 44,53% (38,21%) Số tiền vay 3337,90 6211,58 9673,15 86,09% 55,72% Tỷ suất sinh lời trên vốn vay 5,75% 4,46% 1,77% (22,43%) (60,32%) (Nguồn: Phòng kếtoán)

Trong 3 năm, sốtiền vay của công ty không ngừngtăng lên. Tuy công ty có mua các trang thiết bị TSCĐ trong bộ phận kĩ thuật và các trang thiết bị văn phòng nhưng những chi phí này doanh nghiệp dùng tiền của chính mình mua sắm trong tình hình tài chính cho phép. Việc số tiền vay không ngừng tăng cao như vậy chủ yếu đến từ các khoản phải trả người bán và các khoản phải trảngắn hạn khác. Năm 2012 tăng 86,09% so với năm 2011, năm 2013 tăng 55,72%.

Tỷ suất sinh lời trên vốn vay khá thấp, chứng tỏcông việc kinh doanh của công ty không mấy khả quan. Trong 3 năm, tỷsốnày liên tục sụt giảm. Năm 2012, tỷsốnày là 4,46%, giảm 22,43% so với năm 2011. Sang năm 2013, tỷsốnày giảm 60,32%, còn 1,77%. Đây là do lợi nhuận trước thuếvà lãi vay của công ty không cao và sụt giảm so với năm 2012 trong khi đó số tiền vay lại tiếp tục tăng cao. Vì vậy doanh nghiệp cần nỗlực, có nhữn biện phápđểgiảm thiểu chỉtiêu này.

Bảng 2.9: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quảsửdụng vốn cố định

Đơn vị: %

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

2012/2011 2013/2012Sức sản

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty tnhh xây dựng và dịch vụ vận tải quang huy (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)