- Những nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh doanh
2.3.1 Hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp
Cũng như các doanh nghiệp khác, doanh thu và lợi nhuận là 2 chỉtiêu mà công ty xem là động lực phát triển. Doanh thu chính là giá trị tiền mà công ty có được nhờ thực hiện quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh còn lợi nhuận là kết quảcuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo kết quả hoạt động kinh
chiều rộng bao nhiêu, nhưng để hiểu sâu hơn vềsựphát triển của doanh nghiệp thì ta phải xét các chỉtiêu sau:
Bảng 2.2: Đánh giá hiệu quảtheo chỉtiêu tổng hợp
(Đơn vịtính: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch Năm 2012/2011 Năm 2013/2012 Doanh thu trên đồng chi phí 1,15 1,10 1,052 (96%) (95%) ROE 0,076 0,09 0,054 118% (60%) Lợi nhuận trên đồng chi phí 0,029 0,027 0,01 91,4% 39,25% ROS 0,025 0,024 0,01 95,28% 41,31% ROA 0,029 0,024 0,01 83,57% 41,31% (Nguồn: Phòng kếtoán)
- Doanh thu trên đồng chi phí của công ty khá thấp và ngày càng có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2011, cứmỗi đồng chi phí bỏ ra thì thu về 1,15481 đồng doanh thu. Trong năm 2012, do hệ lụy của cuộc suy thoái kinh tế, mà giá cảvật liệu đầu vào tăng mạnh mẽ trong khi đó nhằm giữcác khách hàng trung thành và thu hút các khách hàng mới mà giá bán của công ty không tăng mấy làm cho doanh thu trên đồng chi phí không tăng mà còn giảm, cụ thể bằng 96% năm 2011. Năm 2013, vẫn chứng kiến sụt giảm của chỉ tiêu này, mặc dù doanh thu vẫn tăng nhưng cũng giống
năm 2012 thì chi phí tăng lên đồng thời với doanh thu. Chính vì vậy mà năm 2013, 1 đồng chi phí thu về1,052657đồng chi phí, bằng 95% so với năm 2012.
- Chỉ tiêu ROE cho biết mức độsinh lời của vốn chủsở hữu. Đây là chỉ tiêu nhà đầu tư rất quan tâm trước khi quyết định đầu tư kinh doanh. Với mức lợi nhuận sau thuếkhông cao, nên công ty không thu hút thêm bất cứ nhà đầu tư nào chính vì vậy mà lợi nhuận sau thuế được đểlại quỹlợi nhuận chưa phân phối để hợp lí các khoản chi trảcho kỳ sau. Năm 2012 ROE của công ty caohơn năm 2011, gấp 1,18 lần nhưng hệ sốROE vẫn thấp, chỉ là 0,09. Sang năm 2013, hệsốnàylà 0,054 tiếp tục suy giảm, chỉ bằng 60% năm 2012. Đây là một điều đáng lo ngại nó cho thấy 1 đồng vốn chủ sở hữu chỉ kiếm được 0,054 đồng lợi nhuận, mà đang có hiện tượng suy giảm. Công ty cần quan tâm nhiều hơn tới chỉ tiêu này hơn để đầu tư tốt hơn các dự án kinh doanh tiếp theo.
- Lợi nhuận trên chi phí trong kỳrất thấp. Nguyên nhân là do lợi nhuận kiếm ra thì thấp mà chi phi trong kỳ ngày càng tăng qua các năm. Năm 2012 với mỗi đồng chi phí thu về doanh nghiệp thu về 0,027 đồng lợi nhuận, giảm 91,4% so với năm 2011. Năm 2013, lợi nhuận trên chi phí của công ty tiếp tục giảm, chỉ bằng 39,25% so với năm 2012, với mỗi đồng chi phí thì công ty chi mang về 0,01 đồng lợi nhuận,quá thấp so với mức lợi nhuận của một công ty cần đạt được đểhoạt động có hiệu quả.
- ROS là hệsố đánh giá mức lợi nhuận thu được so với doanh thu đạt được trong kỳ. Qua các năm, doanh thu của công ty không ngừng tăng, tuy vậy lợi nhuận sau thuế của công ty lại không tỷ lệ thuận so với công ty, chính vì vậy mà hệ số này rất thấp. Cũng như các hệ số khác, hệ số này có xu hướng sụt giảm, cụ thể trong năm 2013 là 0,01, bằng 41,31% năm 2012. Doanh nghiệp nên điều chỉnh lại hoạt động kinh doanh, nên đầu tư trọng điểm vào sản phẩm đểcó hiệu quảtốt hơn.
- Cuối cùng là hệ số ROA, chỉ số này cho biết 1 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Với mức tài sản ngày càng tăng lên của công ty do hoạt động mởrộng sản xuất kinh doanh nên tổng tài sản của công ty không ngừng không tăng lên. ROA của năm 2011 là 0,029, tức là 1 đồng tài sản tạo ra 0,029 đồng lợi nhuận. Mức sinh lời của công ty như vậy là rất thấp. Năm 2012 ROA giảm xuống 83,57% đến năm 2013 thì giảm xuống gấp 2 lần so với năm 2012.
Nhậ n xét:
Khi xem xét các chỉ tiêu trên, doanh nghiệp thực sự hoạt động không hiệu quả trong nhữngnăm qua. Lợi nhuận rất thấp so với các yếu tốkhác khiến cho những hệsố đánh giá rất thấp so với quy mô của công ty.
Đứng trên góc độ của nhà đầu tư có thể thấy doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả, có nhiều vấn đề cần phải cân nhắc và giải quyết trong quá trình sản xuất và bán hàng. Với những chỉ tiêu như vậy rất khó để các nhà đầu tư khác có ý định đầu tư vào công ty.
Từ góc độ của nhà quản trị doanh nghiệp, nếu như muốn doanh nghiệp hoạt động trong quá trình lâu dài thì doanh nghiệp nên chú ý đến quá trình sản xuất hơn, nên tập trung vào các sản phẩm trọng điểm của mình, quan tâm nhiều hơn đến những yêu cầu của thị trường, không nên đầu tư sản xuất dàn trải, tận dụng giảm bớt chi phí, gia tăng lợi nhuận nhiều hơn. Bên cạnh đó, ngoài yếu tố đầu vào thì doanh nghiệp cũng cần phải có các chiến lược cho đầu ra như sử dụng chiến lược giá thấp trong từng thời kỳ, thực hiện các chiết khấu cho khách hàng nhưng trong điều kiền tài chính công ty cho phép nhằm thu hút thị hiếu của khách hàng hơn. Tuy đây chưa phải là cách tốt nhất nhưng doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài thì cần phải có các điều chỉnh phù hợp hơn nhằm đạt được lợi nhuận tối đa.