Phân tích chi tiết chi phí bán hàng

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Phát triển Tùng Lâm (Trang 38 - 42)

Bảng 2.5: Phân tích chi tiết chi phí bán hàng

Đơn vị tính: đồng

Các chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh tăng giảm

ST TT ( %) TS ( %) ST TT ( %) TS ( %) ST TL ( %) TT ( %) TS ( %) CP nhân viên 668.099.260 33,21 0,31 797.092.107 36,02 0,41 128.992.847 19,31 2,81 0,1 CP vật liệu bao bì 49.287.659 2,45 0,02 34.742.771 1,57 0,02 (14.544.888) (29,51) (0,88) 0 CP đồ dùng, dụng cụ 407.578.772 20,26 0,19 562.744.372 25,43 0,28 155.165.600 38,07 5,17 0,09 Khấu hao TSCĐ 191.517.765 9,52 0,09 173.049.980 7,82 0,09 (18.467.785) (9,64) (1,7) 0 CP dịch vụ mua ngoài 637.721.968 31,7 0,29 572.481.199 25,87 0,29 (65.240.769) (10,23) (5,83) 0 CP bằng tiền khác 57.535.799 2,86 0,03 72.867.916 3,29 0,03 15.332.117 26,65 0,43 0 Tổng chi phí bán hàng 2.011.741.223 100 0,93 2.212.915.345 100 1,12 201.174.122 10 0 0,19 Tổng doanh thu 217.025.831.93 4 - - 196.802.970.32 1 - - (20.222.861.613 ) (9,32) - -

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Phát triển Tùng Lâm năm 2011, 2012)

Nhận xét:

Tổng chi phí bán hàng năm 2012 so với năm 2011 tăng 201.174.122 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 10% trong khi đó doanh thu giảm 20.222.861.613 đồng với tỷ lệ giảm 9,32%. Tỷ lệ tăng của chi phí bán hàng lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu nên tỷ suất chi phí bán hàng tăng 0,19%, điều này là không tốt.

Xét sự biến động của từng khoản mục chi phí ta thấy:

Chi phí nhân viên bán hàng là khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất và có tốc độ tăng tương đối cao trong tổng chi phí bán hàng của công ty. Năm 2012 so với năm 2011 thì chi phí nhân viên bán hàng tăng 128.992.847 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 19,31% lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu nên làm cho tỷ suất chi phí của khoản chi phí này tăng 0,1%. Tỷ lệ tăng của chi phí nhân viên bán hàng lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu nên gây lãng phí. Công ty cần tìm hiểu nguyên nhân để có những biện pháp khắc phục.

Chi phí đồ dùng dụng cụ năm 2012 so với năm 2011 tăng 155.165.600 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 38,07% và tỷ lệ tăng của khoản chi phí này lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu nên tỷ suất chi phí của các khoản này tăng lên 0,09%. Như vậy là không hợp lý, gây lãng phí.

Chi phí dịch vụ mua ngoài năm 2012 so với năm 2011 giảm 65.240.769 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 10,23%. Tỷ lệ của khoản chi phí này nhỏ hơn tỷ lệ tăng của doanh thu nên như vậy là tiết kiệm và hợp lý.

Ngoài ra, chi phí vật liệu bao bì và khấu hao tài sản cố định năm 2012 so với năm 2011 đều giảm, tỷ lệ tăng của các khoản mục đều nhỏ hơn tỷ lệ tăng của doanh thu, như vậy là hợp lý.

Như vậy, qua việc phân tích chi tiết chi phí bán hàng, có thể thấy rằng một số khoản mục công ty đã quản lý tốt: chi phí vật liệu bao bì, khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, song bên cạnh đó vẫn còn một số khoản mục chưa tốt: chi phí nhân viên, chi phí đồ dùng, dụng cụ, gây lãng phí cho công ty. Công ty cần quản lý chặt chẽ các khoản mục, có những biện pháp thích hợp với những khoản chi phí chưa hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty.

2.3.2.3. Phân tích chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp

Bảng 2.6: Phân tích chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp Đơn vị tính: đồng

Các chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2012 / 2011

ST TT ( %) TS ( %) ST TT ( %) TS ( %) ST TL ( %) TT ( %) TS ( %)

CP nhân viên quản lý 4.752.604.519 41,69 2,19 5.142.251.972 42,96 2,61 389.647.453 8,19 1,27 0,42

CP vật liệu quản lý 321.476.247 2,82 0,15 165.184.072 1,38 0,08 (156.292.175) (48,62) (1,44) (0,07) CP đồ dùng văn phòng 71.819.161 0,63 0,03 65.834.231 0,55 0,03 (5.984.930) (8,33) (0,08) 0 Khấu hao TSCĐ 1.711.120.025 15,01 0,79 2.103.104.449 17,57 1,08 391.984.424 22,9 2,56 0,29 Thuế, phí và lệ phí 249.657.086 2,19 0,12 171.169.002 1,43 0,09 (78.488.084) (31,44) (0,76) (0,03) CP dịch vụ mua ngoài 4.000.213.302 35,09 1,84 4.140.374.667 34,59 2,1 140.161.365 3,5 (0,5) 0,26 CP bằng tiền khác 292.986.589 2,57 0,13 181.941.882 1,51 0,09 (111.044.707) (37,9) (1,06) (0,04) Tổng chi phí QLDN 11.399.866.929 100 5,25 11.969.860.275 100 6,08 569.993.346 5 0 0,83 Tổng doanh thu 217.025.831.93 4 - - 196.802.970.32 1 - - (20.222.861.613 ) (9,32) - -

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Phát triển Tùng Lâm năm 2011, 2012)

Nhận xét:

Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 so với năm 2011 tăng 569.993.346 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 5%, tỷ lệ tăng này lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu nên tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 0,83%. Cụ thể các khoản mục như sau:

Chi phí nhân viên quản lý là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty. Chi phí nhân viên quản lý năm 2012 so với năm 2011 tăng 389.647.453 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 8,19%. Tỷ lệ tăng của chi phí nhân viên quản lý lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu nên tỷ suất chi phí tăng 0,42%. Điều này cho thấy, năm 2012 công ty đã chú trọng hơn đến chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp của người lao động. Tuy nhiên, nó chưa thực sự hợp lý và gây lãng phí một khoản tiền cho công ty.

Chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, thuế phí và lệ phí, chi phí bằng tiền khác năm 2012 so với năm 2011 đều giảm đi. Cụ thể là chi phí vật liệu quản lý năm 2012 so với năm 2011 giảm 156.292.175 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 48,62%. Tỷ lệ tăng của chi phí vật liệu quản lý nhỏ hơn tỷ lệ tăng của doanh thu nên làm cho tỷ suất chi phí giảm 0,07%. Chi phí đồ dùng văn phòng năm 2012 so với năm 2011 giảm 5.984.930 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 8,33%. Thuế, phí và lệ phí năm 2012 so với năm 2011 giảm 78.488.084 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 31,44%. Tỷ lệ tăng của khoản chi phí này nhỏ hơn tỷ lệ tăng của doanh thu nên tỷ suất chi phí giảm 0,03%. Chi phí bằng tiền khác năm 2012 so với năm 2011 giảm 111.044.707 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 37,9%. Tỷ lệ tăng của khoản mục chi phí này cũng nhỏ hơn tỷ lệ tăng của doanh thu nên làm tỷ suất chi phí giảm 0,04%. Như vậy, công ty đã sử dụng và quản lý tốt, tiết kiệm 4 khoản mục chi phí này.

Nhìn chung, một số khoản mục công ty đã quản lý tốt nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số khoản mục chưa tốt. Công ty cần phải tìm ra nguyên nhân từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp đối với các khoản chi phí chưa được quản lý hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường.

2.3.3. Phân tích chi phí tiền lương

Bảng 2.7: Phân tích chi phí tiền lương

Các chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh năm 2012/2011

Số tiền TL(%) Tổng doanh thu ( M ) 217.025.831.934 196.802.970.321 (20.222.861.613) (9.32) Tổng quỹ lương ( X ) 18.100.500.000 18.750.650.000 650.150.000 3,59

Tổng lao động ( T ) 450 420 (30) (6,67)

Năng suất lao động bình quân người / tháng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

40.189.969 39.048.208 (1.141.761) (2,84)

Mức lương bình quân người / tháng

3.351.944 3.720.367 368.423 10,99

Tỷ suất chi phí tiền lương 8,34 9,53 Mức tăng ( giảm) tỷ suất

chi phí tiền lương

1,19 Tốc độ tăng ( giảm) tỷ

suất chi phí tiền lương

14,27 Mức tiết kiệm hay lãng

phí chi phí tiền lương

2.341.955.347

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng thanh toán lương của công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Phát triển Tùng Lâm năm 2011, 2012)

Tổng quỹ lương của doanh nghiệp năm 2012 so với năm 2011 tăng 650.150.000 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 3,59 %. Đối chiếu giữa tình hình thực hiện quỹ lương với tình hình thực hiện doanh thu trong kỳ ta thấy: việc quản lý và sử dụng quỹ lương là chưa tốt. Doanh thu bán hàng năm 2012 so với năm 2011 giảm 20.222.861.613 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 9,32% và số lượng lao động cũng giảm 30 người. Ta thấy, tỷ lệ tăng của doanh thu nhỏ hơn tỷ lệ tăng của tổng quỹ lương dẫn đến tỷ suất chi phí tiền lương tăng 1,19%. Như vậy, là không hợp lý. Doanh nghiệp đã lãng phí 2.341.955.347 đồng chi phí tiền lương. Mức lương bình quân của người lao động năm 2012 so với năm 2011 tăng 368.423 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 10,99 % chứng tỏ doanh nghiệp đã chú ý cải thiện đời sống cho người lao động.

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Phát triển Tùng Lâm (Trang 38 - 42)