Kết quả phân tích thực trạng chi phí kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Phát triển Tùng Lâm (Trang 31 - 52)

tư xây dựng thương mại và phát triển Tùng Lâm thông qua dữ liệu sơ cấp 2.2.1. Kết quả điều tra

STT Nội dung câu hỏi Kết quả Số phiếu

TL(%) 1 Theo ông/bà khi tiến hành phân tích thì chỉ tiêu phân tích là quan

trọng nhất?

a.Doanh thu bán hàng 0/5 0

b.Lợi nhuận kinh doanh 1/5 20

c. Chi phí kinh doanh 3/5 60

d. Hiệu quả sử dụng vốn 1/5 20

2 Việc tiến hành phân tích chi phí kinh doanh có ảnh hưởng đến lớn đến hiệu quả kinh doanh của công ty không?

a. Có 5/5 100

b. Không 0/5 0

3 Theo ông/ bà việc quản lý các khoản mục chi phí kinh doanh có ảnh hưởng đến chi phí chung của công ty hay không?

a. Có 5/5 100

b. Không 0/5 0

4 Ông/ bà cho biết thực trạng quản lý chi phí kinh doanh của công ty?

a.Tốt 0/5 0

b. Bình thường 1/5 20

c. Chưa tốt 4/5 80

5 Việc thực hiện tiết kiệm chi phí kinh doanh tại công ty có hiệu quả không?

a. Có 4/5 80

b. Không 1/5 20

6 Theo ông /bà, trong các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh sau, biện pháp nào là cần thiết với công ty?

a. Thực hiện tiết kiệm đi đôi với hiệu quả 5/5 100

b. Tăng năng suất lao động 4/5 80

c. Tiến hành quản lý chi phí kinh doanh gắn với xây dựng định mức và kế hoạch chi phí

4/5 80

Qua bảng tổng hợp điều tra trên tổng hợp thu thập được các kết quả sau:

- Các phiếu điều tra phát ra thì 60% số phiếu thu về đều cho rằng khi tiến hành phân tích thì chỉ tiêu chi phí kinh doanh là chỉ tiêu quan trọng cần tiến hành phân tích. Và tất cả các phiếu phát ra thu về đều cho rằng việc tiến hành công tác phân tích chi phí kinh doanh ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của công ty.

- Các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí cần thiết với công ty là : Thực hiện tiết kiệm đi đôi với hiệu quả, tăng năng suất lao động, tiến hành quản lý chi phí kinh doanh gắn với xây dựng định mức kế hoạch chi phí.

- Thực trạng quản lý và sử dụng chi phí tại công ty là chưa tốt

- Việc quản lý các khoản mục chi phí sẽ ảnh hưởng đến chi phí chung của công ty.

2.2.2. Kết quả phỏng vấn

Cuộc phỏng vấn 1: Ông Trần Văn Đương – Giám đốc công ty

Thưa Ông, theo như được biết, tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh của Công ty chưa được tốt, vậy xin Ông cho biết, Công ty đang và sẽ có biện pháp gì để khắc phục tình trạng trên?

Trả lời: Trước tình hình lạm phát đang gia tăng, giá cả của các yếu tố đầu vào tăng cao gây khó khăn cho tất cả các doanh nghiệp trong việc thực hiện các mục tiêu lợi nhuận đặt ra. Điều đầu tiên mà hầu hết các doanh nghiệp nghĩ đến đó là tiết kiệm chi phí kinh doanh. Tuy nhiên, tiết kiệm chi phí kinh doanh ở đây không có nghĩa là cắt giảm các khoản chi phí, mà các khoản chi được đưa ra phải hợp lý và làm tăng doanh thu. Và Công ty cần phải lưu ý trong việc tiết kiệm chi phí kinh doanh ở các khoản mục chi phí như chi phí vận chuyển, chi phí dự trữ, chi phí bảo quản, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí về điện nước, điện thoại,… Thứ hai là cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên nhằm nâng cao năng suất lao động, đào tạo đội ngũ nhân viên có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng chi phí kinh doanh hợp lý.

Cuộc phỏng vấn 2: Anh Vũ Xuân Lợi – Kế toán trưởng

Anh cho biết tại sao việc quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh của công ty chưa được tốt?

Trả lời: Công ty chưa có bộ phận phân tích kinh tế, việc phân tích vẫn do phòng kế toán đảm nhiệm, thường tiến hành vào cuối kỳ kế toán năm, cũng có thể tiến hành vào cuối mỗi quý trong năm theo yêu cầu của ban giám đốc. Vì vậy, việc quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh chưa được tốt. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm 2012 so với năm 2011 đều tăng và tỷ lệ tăng của chi phí vẫn lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu. Trong năm tới công ty sẽ chú trọng và quản lý chặt chẽ hơn đối với các khoản chi phí này.

2.3. Kết quả phân tích thực trạng chi phí kinh doanh tại Công ty cổ phần đầutư xây dựng thương mại và phát triển Tùng Lâm tư xây dựng thương mại và phát triển Tùng Lâm

2.3.1. Phân tích chung chi phí kinh doanh trong mối liên hệ với doanh thuBảng 2.3: Phân tích chung tình hình chi phí kinh doanh Bảng 2.3: Phân tích chung tình hình chi phí kinh doanh

Đơn vị tính: đồng Các chỉ tiêu Năm So sánh 2012 / 2011 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Tổng doanh thu (M) 217.025.831.934 196.802.970.321 (20.222.861.613) (9,32) 2. Chi phí kinh doanh (F) 21.203.726.545 18.858.046.65

6 (2.345.679.889) (12,44) 3. Tỷ suất chi phí (%) F’ = (F/M) x 100 9,77 9,58 4. Mức độ tăng giảm TSCF (%) ∆F’ = F’1 – F’0 (0,19) 5. Tốc độ tăng giảm TSCF (%) TF’ = (∆F’/F’0) x 100 (1,94) 6. Mức độ tiết kiệm (lãng phí) về chi phí UF = ∆F’ x M1 (373.925.643)

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Phát triển Tùng Lâm năm 2011, 2012)

Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên ta thấy, chi phí kinh doanh của công ty năm 2012 so với năm 2011 giảm 2.345.679.889 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 12,44 %. Tổng doanh thu năm 2012 so với năm 2011 cũng giảm 20.222.861.613 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 9,32%. Ta thấy tỷ lệ tăng của chi phí nhỏ hơn tỷ lệ tăng của doanh thu, cho nên tỷ suất chi phí giảm 0,19% với tốc độ giảm 1,94% và công ty đạt được mức tiết kiệm chi phí là 373.925.643 đồng. Như vậy, có thể đánh giá chung tình hình quản lý

và sử dụng chi phí của công ty là tốt, có hiệu quả. Tuy nhiên, trong các kỳ kinh doanh tới, công ty cần đưa ra các phương hướng kinh doanh có hiệu quả để đạt được mức doanh thu cao, và có các biện pháp hữu hiệu, cụ thể để xử lý kịp thời các khoản chi bất hợp lý làm giảm chi phí đến mức tối đa, đem lại lợi nhuận cao nhất cho công ty.

2.3.2. Phân tích chi phí kinh doanh theo chức năng hoạt động

2.3.2.1. Phân tích tổng hợp chi phí kinh doanh theo chức năng hoạt động

Bảng 2.4: Phân tích chi phí kinh doanh theo chức năng hoạt động

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh tăng giảm Số tiền (đồng) TT (%) TS (%) Số tiền (đồng) TT (%) TS (%) Số tiền ( đồng) TL (%) TT (%) TSCP (%) Chi phí bán hàng 2.011.741.223 9,49 0,93 2.212.915.345 11,74 1,12 201.174.122 10 2,25 0,19 Chi phí QLDN 11.399.866.929 53,76 5,25 11.969.860.275 63,47 6,08 569.993.346 5 9,71 0,83 Chi phí Tài chính 7.792.118.393 36,75 3,59 4.675.271.036 24,79 2,38 (3.116.847.357) (40) (11,96) (1,21) Tổng chi phí 21.203.726.654 100 9,77 18.858.046.656 100 9,58 (2.345.679.889) (12,44) 0 (0,19) Doanh thu 217.025.831.934 - - 196.802.970.321 - - (20.222.861.613) (9,32) - -

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Phát triển Tùng Lâm năm 2011, 2012)

Nhận xét:

Về tổng thể, chi phí kinh doanh năm 2012 so với năm 2011 giảm 2.345.679.889 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 12,44% nhỏ hơn tỷ lệ tăng của doanh thu nên làm cho tỷ suất chi phí giảm 0,19%. Chi tiết các khoản mục chi phí như sau:

Chi phí bán hàng năm 2012 so với năm 2011 tăng 201.174.122 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 10%, tỷ trọng tăng 2,55%. Tuy nhiên tỷ lệ tăng của chi phí bán hàng lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu nên làm cho tỷ suất chi phí bán hàng tăng 0,19%. Như vậy là không tốt, nó sẽ làm giảm kết quả kinh doanh của công ty.

Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 so với năm 2011 tăng 569.993.346 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 5%, tỷ trọng tăng 9,71%, tỷ lệ tăng của chi phí bán hàng lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu nên làm cho tỷ suất chi phí bán hàng tăng 0,83%. Điều này chứng tỏ năm 2012 tình hình quản lý và sử dụng chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty là chưa đạt hiệu quả. Công ty cần tìm ra nguyên nhân, có biện pháp khắc phục để tiết kiệm khoản chi phí này.

Chi phí tài chính, toàn bộ là chi phí lãi vay năm 2012 so với năm 2011 giảm 3.116.847.357 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 40%, tỷ trọng giảm 11,96%, tỷ lệ tăng của chi phí tài chính nhỏ hơn tỷ lệ tăng của doanh thu nên làm cho tỷ suất chi phí tài chính giảm 1,21%. Điều này cho thấy năm 2012 công ty đã chủ động về tài chính hơn.

Như vậy, tỷ lệ tăng của tổng chi phí nhỏ hơn tỷ lệ tăng của tổng doanh thu là tốt. Tuy nhiên, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên với tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng của doanh thu, tỷ trọng, tỷ suất chi phí các khoản này đều tăng lên như vậy là bất hợp lý. Nếu công ty giảm được tỷ lệ tăng, tỷ trọng và tỷ suất chi phí bán hàng và chi phí quản lý thì hiệu quả sử dụng quản lý chi phí kinh doanh sẽ tốt hơn.

2.3.2.2. Phân tích chi tiết chi phí bán hàng

Bảng 2.5: Phân tích chi tiết chi phí bán hàng

Đơn vị tính: đồng

Các chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh tăng giảm

ST TT ( %) TS ( %) ST TT ( %) TS ( %) ST TL ( %) TT ( %) TS ( %) CP nhân viên 668.099.260 33,21 0,31 797.092.107 36,02 0,41 128.992.847 19,31 2,81 0,1 CP vật liệu bao bì 49.287.659 2,45 0,02 34.742.771 1,57 0,02 (14.544.888) (29,51) (0,88) 0 CP đồ dùng, dụng cụ 407.578.772 20,26 0,19 562.744.372 25,43 0,28 155.165.600 38,07 5,17 0,09 Khấu hao TSCĐ 191.517.765 9,52 0,09 173.049.980 7,82 0,09 (18.467.785) (9,64) (1,7) 0 CP dịch vụ mua ngoài 637.721.968 31,7 0,29 572.481.199 25,87 0,29 (65.240.769) (10,23) (5,83) 0 CP bằng tiền khác 57.535.799 2,86 0,03 72.867.916 3,29 0,03 15.332.117 26,65 0,43 0 Tổng chi phí bán hàng 2.011.741.223 100 0,93 2.212.915.345 100 1,12 201.174.122 10 0 0,19 Tổng doanh thu 217.025.831.93 4 - - 196.802.970.32 1 - - (20.222.861.613 ) (9,32) - -

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Phát triển Tùng Lâm năm 2011, 2012)

Nhận xét:

Tổng chi phí bán hàng năm 2012 so với năm 2011 tăng 201.174.122 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 10% trong khi đó doanh thu giảm 20.222.861.613 đồng với tỷ lệ giảm 9,32%. Tỷ lệ tăng của chi phí bán hàng lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu nên tỷ suất chi phí bán hàng tăng 0,19%, điều này là không tốt.

Xét sự biến động của từng khoản mục chi phí ta thấy:

Chi phí nhân viên bán hàng là khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất và có tốc độ tăng tương đối cao trong tổng chi phí bán hàng của công ty. Năm 2012 so với năm 2011 thì chi phí nhân viên bán hàng tăng 128.992.847 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 19,31% lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu nên làm cho tỷ suất chi phí của khoản chi phí này tăng 0,1%. Tỷ lệ tăng của chi phí nhân viên bán hàng lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu nên gây lãng phí. Công ty cần tìm hiểu nguyên nhân để có những biện pháp khắc phục.

Chi phí đồ dùng dụng cụ năm 2012 so với năm 2011 tăng 155.165.600 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 38,07% và tỷ lệ tăng của khoản chi phí này lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu nên tỷ suất chi phí của các khoản này tăng lên 0,09%. Như vậy là không hợp lý, gây lãng phí.

Chi phí dịch vụ mua ngoài năm 2012 so với năm 2011 giảm 65.240.769 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 10,23%. Tỷ lệ của khoản chi phí này nhỏ hơn tỷ lệ tăng của doanh thu nên như vậy là tiết kiệm và hợp lý.

Ngoài ra, chi phí vật liệu bao bì và khấu hao tài sản cố định năm 2012 so với năm 2011 đều giảm, tỷ lệ tăng của các khoản mục đều nhỏ hơn tỷ lệ tăng của doanh thu, như vậy là hợp lý.

Như vậy, qua việc phân tích chi tiết chi phí bán hàng, có thể thấy rằng một số khoản mục công ty đã quản lý tốt: chi phí vật liệu bao bì, khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, song bên cạnh đó vẫn còn một số khoản mục chưa tốt: chi phí nhân viên, chi phí đồ dùng, dụng cụ, gây lãng phí cho công ty. Công ty cần quản lý chặt chẽ các khoản mục, có những biện pháp thích hợp với những khoản chi phí chưa hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty.

2.3.2.3. Phân tích chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp

Bảng 2.6: Phân tích chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp Đơn vị tính: đồng

Các chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2012 / 2011

ST TT ( %) TS ( %) ST TT ( %) TS ( %) ST TL ( %) TT ( %) TS ( %)

CP nhân viên quản lý 4.752.604.519 41,69 2,19 5.142.251.972 42,96 2,61 389.647.453 8,19 1,27 0,42

CP vật liệu quản lý 321.476.247 2,82 0,15 165.184.072 1,38 0,08 (156.292.175) (48,62) (1,44) (0,07) CP đồ dùng văn phòng 71.819.161 0,63 0,03 65.834.231 0,55 0,03 (5.984.930) (8,33) (0,08) 0 Khấu hao TSCĐ 1.711.120.025 15,01 0,79 2.103.104.449 17,57 1,08 391.984.424 22,9 2,56 0,29 Thuế, phí và lệ phí 249.657.086 2,19 0,12 171.169.002 1,43 0,09 (78.488.084) (31,44) (0,76) (0,03) CP dịch vụ mua ngoài 4.000.213.302 35,09 1,84 4.140.374.667 34,59 2,1 140.161.365 3,5 (0,5) 0,26 CP bằng tiền khác 292.986.589 2,57 0,13 181.941.882 1,51 0,09 (111.044.707) (37,9) (1,06) (0,04) Tổng chi phí QLDN 11.399.866.929 100 5,25 11.969.860.275 100 6,08 569.993.346 5 0 0,83 Tổng doanh thu 217.025.831.93 4 - - 196.802.970.32 1 - - (20.222.861.613 ) (9,32) - -

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Phát triển Tùng Lâm năm 2011, 2012)

Nhận xét:

Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 so với năm 2011 tăng 569.993.346 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 5%, tỷ lệ tăng này lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu nên tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 0,83%. Cụ thể các khoản mục như sau:

Chi phí nhân viên quản lý là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty. Chi phí nhân viên quản lý năm 2012 so với năm 2011 tăng 389.647.453 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 8,19%. Tỷ lệ tăng của chi phí nhân viên quản lý lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu nên tỷ suất chi phí tăng 0,42%. Điều này cho thấy, năm 2012 công ty đã chú trọng hơn đến chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp của người lao động. Tuy nhiên, nó chưa thực sự hợp lý và gây lãng phí một khoản tiền cho công ty.

Chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, thuế phí và lệ phí, chi phí bằng tiền khác năm 2012 so với năm 2011 đều giảm đi. Cụ thể là chi phí vật liệu quản lý năm 2012 so với năm 2011 giảm 156.292.175 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 48,62%. Tỷ lệ tăng của chi phí vật liệu quản lý nhỏ hơn tỷ lệ tăng của doanh thu nên làm cho tỷ suất chi phí giảm 0,07%. Chi phí đồ dùng văn phòng năm 2012 so với năm 2011 giảm 5.984.930 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 8,33%. Thuế, phí và lệ phí năm 2012 so với năm 2011 giảm 78.488.084 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 31,44%. Tỷ lệ tăng của khoản chi phí này nhỏ hơn tỷ lệ tăng của doanh thu nên tỷ suất chi phí giảm 0,03%. Chi phí bằng tiền khác năm 2012 so với năm 2011 giảm 111.044.707 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 37,9%. Tỷ lệ tăng của khoản mục chi phí này cũng nhỏ hơn tỷ lệ tăng của doanh thu nên làm tỷ suất chi phí giảm 0,04%. Như vậy, công ty đã sử dụng và quản lý tốt, tiết kiệm 4 khoản mục chi phí

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Phát triển Tùng Lâm (Trang 31 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w