Phân tích chung quy mô tài sản, nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sxkd tại công ty tnhh lạc hồng (Trang 34 - 72)

a. Phân tích quy mô tài sản

Bảng 2.1. Cơ cấu tài sản của công ty TNHH Lạc Hồng

Đơn vị: % Tỷ trọng CL CL Chỉ tiêu Năm Năm Năm 12-11 11-10 2012 2011 2010 Tổng tài sản 100 100 100 0 0 TSNH 91,62 90,39

86,85 1,23 3,54

Tiền và các khoản tương đương 5,49

8,83 1,61 (3,34) 7,21

Các khoản phải thu ngắn hạn 5,10 17,04 6,94 (11,94) 10,11 HTK 59,09 58,86 70,63 0,23 (11,77) TSNH khác 21,94 5,66 7,67 16,28 (2,01) TSDH 8,38 9,61 13,15 (1,23) (3,54) TSCĐ 8,378 9,27 12,77 (0,895) (3,49) TSDH khác 0,002 0,34 0,38 (0,338) (0,04)

(Nguồn: Số liệu tính toán từ BCTC 2010 – 2011 – 2012)

Dựa vào bảng 2.1 và phụ lục 2, có thể thấy trong cơ cấu TTS của DN tồn tại sự phân hóa rõ rệt giữa TSNH và TSDH. Do đặc thù của DN là công ty sản xuất- kinh doanh nên tỷ trọng TSNH luôn chiếm chủ yếu và tỷ lệ này có xu hướng tăng dần qua 3 năm. Trong đó, để dự trữ cho mục đích đầu tư các yếu tố đầu vào cũng như cung ứng kịp thời nhu cầu thị trường thì công ty cần khoản dự phòng tiền mặt và hàng hóa dự trữ (HTK). Bên cạnh đó cũng không thể điểm thiếu khoản phải thu ngắn hạn bao gồm mục phải thu khách hàng (nợ, mua trả chậm theo chính sách tín dụng) và trả trước cho 29

người bán (nhằm tạo uy tín hoặc tận dụng chính sách hưởng lợi chiết khấu mà nhà cung cấp quy định). Thông qua bảng phụ lục 2, có thể phân tích sơ bộ tình hình tài sản như sau:

Tài sản ngắn hạn

Khoản mục TSNH năm 2011 đạt cao nhất trong ba năm (44.801.293.635 đồng), tăng 12.182.198.922 đồng so với năm trước, tương ứng tăng 37,35%; đến năm 2012 lại giảm tới 7.495.250.509 đồng, tương ứng nhỏ hơn 16,73% TSNH của năm 2011. Nhìn chung, nguyên nhân chính khiến quy mô TSNH biến động thất thường qua ba kỳ phân tích là bởi sự tăng, giảm của khoản mục: Tiền và các khoản tương đương tiền, phải thu ngắn hạn, HTK và TSNH khác. Cụ thể:

Tiền và các khoản tương đương tiền

Trong giai đoạn 2010- 2012, công ty liên tục thay đổi chính sách dự trữ tiền và

các khoản tương đương tiền. Năm 2010, khoản mục này chỉ có 606.393.163 đồng, năm 2011 đã tăng mạnh tới 621,38 % lên 4.374.397.201 đồng. Sở dĩ có mức tăng trưởng rất lớn này là để dự trữ phục vụ trong suốt quá trình vận động của chiến dịch của năm 2011- “Tăng năng suất- tăng sản lượng- đẩy mạnh kinh doanh”. Lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng ở đây hầu hết chính là khoản dự trữ đầu tư mua các yếu tố đầu vào như NVL, đặt cọc hợp đồng mua NVL,... Sang đến năm 2012, do đã kết thúc và không tiếp tục chiến lược tăng năng suất nên các nhà quản trị đã quyết định dự trữ bớt đi, khiến khoản mục này giảm tận 48,93% so với kỳ trước, chỉ còn 2.234.089.676 đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn

Khoản phải thu ngắn hạn của công ty bao gồm: Phải thu khách hàng và trả trước cho người bán. Khoản phải thu ngắn hạn năm 2010 là 2.605.179.332 đồng, tăng mạnh 224,22% lên tới 8.446.451.662 đồng vào năm 2011 rồi lại giảm xuống thấp nhất ở năm 2012 (2.078.315.482 đồng). Trong đó:

Năm 2011, khoản phải thu khách hàng của công ty là 3.300.524.547 đồng, tương ứng tăng 75,88% so với năm 2010. Nguyên nhân là công ty đã nới lỏng chính sách tín dụng với khách hàng; cụ thể khách hàng sẽ được mua trả chậm trong 45 ngày, nếu thanh toán trong 10 ngày được hưởng chiết khấu 5% giá trị lô hàng (5/10 NET 45). Do đó, khoản mục phải thu ngắn hạn tăng kéo theo TSNH tăng. Tuy nhiên, việc khoản phải thu khách hàng tăng nhiều hơn năm trước tới 1.423.951.055 đồng đồng nghĩa với việc rủi ro trong công tác thu hồi các khoản nợ xấu cũng lớn hơn. Nhận thấy được điều này, năm tiếp theo, công ty đã thắt chặt tín dụng xuống còn 3/10 NET 30, đây là một lý do chủ yếu khiến khoản phải thu từ khách hàng giảm tới 63,59%, chỉ còn

1.201.794.577 đồng.

30

cho người bán, đặc biệt năm 2011 tăng rất lớn tới 606,27% so với năm 2010 (từ 728.605.840 đồng lên tới 5.145.927.115 đồng). Đến năm 2012, mục này lại giảm 82,97%, chỉ còn 876.520.905 đồng), kéo theo phải thu ngắn hạn giảm mạnh 75,39% bởi công ty đã chiếm dụng được khá nhiều vốn của nhà cung cấp.

Hàng tồn kho

Năm 2010, HTK đạt 26.526.255.059 đồng, đây là con số khá lớn bởi tính đặc thù trong loại hình hoạt động của công ty (sản xuất và kinh doanh). Năm 2011, do thu hút được nhiều hợp đồng lớn và tập trung sản xuất để đáp ứng tức thì nhu cầu thị trường (xuất bán ngay) nên HTK chỉ nhiều hơn kỳ trước 9,97% (29.170.681.073). Sang năm 2012, trước nhận định nhu cầu thị trường đi xuống, ban quản trị đã quyết định cắt giảm số lượng lưu trữ xuống 17,52%, còn 24.060.080.883 đồng để đề phòng trường hợp tình hình kinh doanh không tốt nhưng công ty cũng không bị ứ đọng hàng hóa, không gây ra rủi ro tiêu thụ cũng như không khiến tài sản có nguy cơ thiệt hại. Nhìn chung, chính sách lưu kho của công ty TNHH Lạc Hồng khá linh hoạt và hợp lý.

Tài sản ngắn hạn khác

TSNH khác trong năm 2010 và 2011 xấp xỉ nhau, lần lượt đạt 2.881.267.159

đồng và 2.809.763.699 đồng. Khoản mục này bao gồm: Thuế GTGT được khấu trừ và TSNH khác. Trong đó:

Thuế GTGT được khấu trừ giữa ba kỳ hoạt động không lớn và không chênh lệch quá nhiều. Năm 2011, thuế GTGT công ty được khấu trừ là 1.971.637.598 đồng, giảm 7,63% so với kỳ trước; đến năm 2012, thuế GTGT công ty được khấu trừ chỉ có 1.496.520.559 đồng, giảm 24,10% so với năm 2011. Có thể thấy, công ty TNHH thuộc loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp có tổ chức sản xuất khép kín, sử dụng sản phẩm ở các khâu sản xuất nông nghiệp chưa qua chế biến (ngô, thóc, cà rốt,...) làm nguyên liệu để tiếp tục sản xuất chế biến ra sản phẩm chịu thuế GTGT. Bên cạnh đó, loại NVL này được công ty nhập vào năm sau ít hơn năm trước. Do vậy, số thuế GTGT của loại NVL đầu vào kể trên luôn được khấu trừ và giảm dần.

Trái ngược với sự giảm dần của thuế GTGT được khấu trừ, khoản mục TSNH khác lại tăng dần lên mỗi năm, cụ thể năm 2011 đạt 838.126.101 đồng, tăng nhẹ 12,22% so với năm 2011, năm 2012 tiếp tục tăng lên một khoản rất lớn (6.123.793.368 đồng), đạt 7.437.036.526 đồng. Sở dĩ TSNH khác năm 2010 và 2011 thấp và xấp xỉ nhau nhưng năm 2012 lại tăng đột biến tới 787,34% vì trong kỳ, công ty đã tạm ứng một số lượng lương nhân viên, tiền cho nhân viên đi công tác và mua NVL lớn hơn rất nhiều so với hai kỳ trước.

Tài sản dài hạn

Cơ cấu tài sản bị phân hóa rõ rệt, xét riêng về TSDH lại cho thấy sự thiếu vững 31

mạnh và chưa thể hiện được tiềm lực dài hạn trong SXKD của công ty. Trong đó: Tài sản cố định

Trong nguồn TSDH của công ty 2010- 2012, qua bảng có thể thấy TSCĐ chiếm gần như toàn bộ tỷ trọng. Năm 2011, TSCĐ giảm nhẹ 4,14% (từ 4.794.699.643 đồng xuống còn 4.596.020.358 đồng); năm 2012 tiếp tục giảm tới 25,78%. Vì trong hai năm này, công ty ít đầu tư thêm máy móc, trang thiết bị mới nên nguyên nhân chủ yếu

khiến TSCĐ giảm là các TSCĐ cũ dần hao mòn và được công ty trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính.

Tài sản dài hạn khác

TSDH khác của công ty suốt thời gian 2010- 2012 chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong TSDH. Dù khoản mục này tăng 14,76% vào năm 2011 rồi lại giảm mạnh tới 99,4% vào năm 2012 nhưng giá trị này đều không có tác dụng quá nhiều tới TSDH nên nó cũng không phải là nguyên nhân tác động lớn đến khoản mục TSDH.

b. Phân tích quy mô nguồn vốn

Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn của công ty TNHH Lạc Hồng

Đơn vị: % Tỷ trọng CL CL Chỉ tiêu Năm Năm Năm 12-11 11-10 2012 2011 2010 Tổng nguồn vốn 100 100 100 0 0 NỢ PHẢI TRẢ 62,63 71,24 80,94 (8,61) (9,70) Nợ ngắn hạn 62,63 71,24 80,94 (8,61) (9,70) Nợ dài hạn 0 0

0 0 0 VCSH 37,37 28,76 19,06 8,61 9,70

(Nguồn: Số liệu tính toán từ BCTC 2010 – 2011 – 2012)

Qua bảng 2.2 và phụ lục 2, có thể thấy tổng nguồn vốn của công ty được cấu thành từ hai nguồn chính, bao gồm nợ phải trả và VCSH, trong đó nợ phải trả luôn chiếm phần hơn. Đây chính là phương pháp đòn bẩy tài chính (sử dụng nợ vay tài trợ cho hoạt động SXKD). Tuy nhiên, nhận thấy sự thiếu hiệu quả trong chính sách thiết lập cơ cấu nguồn vốn nên từ năm 2010- 2012, công ty đã dần bổ sung VCSH và điều chỉnh nợ phải trả. Tình hình cụ thể như sau:

Nợ phải trả

Khoản mục nợ phải trả của công ty toàn bộ phản ánh nợ ngắn hạn vì trong cả ba kỳ, công ty không vay dài hạn, lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm hay dự phòng 32

phải trả dài hạn,... Năm 2011, tổng nợ ngắn hạn là 35.310.618.686 đồng, tăng 16,15% so với năm trước, nhưng đến năm 2012 lại giảm xuống còn 25.500.417.033 đồng, tương ứng giảm 27,78%. Cụ thể:

Vay ngắn hạn

Trong cơ cấu nợ phải trả của công ty, khoản vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2011, giá trị khoản vay ngắn hạn là 22.798.830.163 đồng, giảm tới 40,80% so với năm 2010. Nguyên nhân do tình hình SXKD tiến bộ vượt bậc nên lợi nhuận tăng mạnh, lượng tiền nhàn rỗi có được đủ để sử dụng cũng như gửi ngân hàng, thay vào đó không cần huy động vốn kinh doanh nhiều như năm trước. Năm 2012, do tình hình kinh doanh khó khăn hơn nên khó thể tránh được việc công ty tăng khoản vay phục vụ SXKD. Tuy nhiên, số tiền vay ngắn hạn năm này chỉ nhiều hơn kỳ trước 1.943.882.501 đồng, tương ứng tăng 14,40%.

Phải trả người bán

Khoản mục này năm 2011 là 20.128.820.222 đồng, tăng mạnh 188,87% so với năm trước do công ty đã nhập về rất nhiều NVL phục vụ chiến dịch “Tăng năng suất- tăng sản lượng- đẩy mạnh kinh doanh”. Đến năm 2012, khoản phải trả người bán lại giảm tới 69,79%, còn 6.081.483.325 đồng do tình hình kinh doanh khó khăn, công ty không tiếp tục chiến lược cũ mà chỉ hoạt động ở mức an toàn ổn định. Tuy vậy, có thể thấy số tiền phải trả người bán vẫn khá cao. Việc được nhà cung cấp cho nợ một khoản tiền lớn, đặc biệt vào năm 2011 là tín hiệu đáng mừng cho thấy hình ảnh của công ty trong mắt nhà cung ứng đạt uy tín hơn. Điều này phần nào sẽ giúp công ty về lợi thế để khéo léo chiếm dụng và vận dụng vốn từ đối tác, đặc biệt làm công cụ đòn bẩy tài chính nếu biết cách khai thác hữu dụng trong tương lai.

Năm 2011, khoản mục người mua trả trước tăng 1.042.107.359 đồng, tương ứng tăng tới 322,12% so với năm 2010 và tiếp tục tăng thêm 93,59% vào năm 2012. Điều này càng khẳng định uy tín của công ty và chất lượng hết sức đáng tin của hàng hóa. Việc này giúp công ty thu hồi nhanh chóng vốn kinh doanh để tiếp tục xoay vòng, bên cạnh đó lại giảm thiểu không nhỏ nguy cơ nợ xấu khó đòi, tránh ảnh hưởng tiêu cực tới nguồn vốn. Hơn thế, khi chiếm dụng được nhiều vốn của người mua, công ty lại được lợi rất lớn vì không phải trả lãi mà vẫn huy động được nguồn tiền phục vụ hoạt động SXKD.

Nguồn vốn chủ sở hữu

Năm 2011, VCSH của công ty tăng từ 7.157.026.340 đồng lên tới

14.252.587.784 đồng, tương đương tăng rất mạnh 99,14%. Lí do của việc này là bởi trước những phân tích về tình hình vi mô, đặc biệt là dấu hiệu tích cực từ các yếu tố 33

trên thị trường, ông Hoàng Dương Hải, ông Lê Hoàng Long và Nguyễn Thị Bích Hải (ba thành viên sáng lập) đã quyết định đầu tư thêm với tổng giá trị vốn góp

6.000.000.000 đồng. Bên cạnh đó, kết quả SXKD thành công vượt bậc nên LNST chưa phân phối cũng đã góp phần không nhỏ cho sự tăng thêm của nguồn vốn, LNST cao hơn cùng kỳ năm trước tới 94,69%. Năm 2012, nguồn VCSH tăng rất nhỏ

(6,77%), hoàn toàn dựa vào việc LNST cao hơn năm 2011 42,85% bởi chủ sở hữu của công ty không tự bổ sung nguồn vốn. Dựa vào biểu đồ so sánh tốc độ tăng của VCSH cũng có thể thấy được điều này:

Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng VCSH của công ty TNHH Lạc Hồng

Đơn vị: lần 2,50 2,13 1,99 2,00 1,50 Tốc độ tăng VCSH 1,00 1,07 0,50 0,00

Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010

(Nguồn: Số liệu tính toán từ BCTC 2010 – 2011 – 2012)

Vì VCSH không phải là các khoản nợ nên DN không phải cam kết thanh toán.

Ngược lại, việc bổ sung VCSH thường mang lại lợi thế lớn cho DN. Tuy vậy, qua biểu đồ, nhận thấy tốc độ tăng VCSH giảm dần theo thời gian, đặc biệt vào năm 2012, VCSH lại chỉ được bù đắp nhờ LNST. Nếu xét về lâu dài, với tình hình kinh tế kéo theo chiều hướng kinh doanh khó khăn, công ty nên chú trọng tới điều này để nguồn lực của nội tại được vững chắc hơn.

Chính sách tài trợ vốn của công ty TNHH Lạc Hồng

ba năm phân tích qua ba biểu đồ sau: 34

Biểu đồ 2.2. Mô hình tài trợ vốn của công ty TNHH Lạc Hồng năm 2012

Đơn vị: Tỷ đồng 50 40 30 Ngắn hạn 20 Dài hạn 10 0 Tài sản Nguồn vốn (Nguồn: Số liệu từ BCTC 2010 – 2011 – 2012)

Biểu đồ 2.3. Mô hình tài trợ vốn của công ty TNHH Lạc Hồng năm 2011

Đơn vị: Tỷ đồng 60 50 40 30 Ngắn hạn 20 Dài hạn 10 0 Tài sản Nguồn vốn (Nguồn: Số liệu từ BCTC 2010 – 2011 – 2012)

Biểu đồ 2.4. Chính sách tài trợ vốn của công ty TNHH Lạc Hồng năm 2010

Đơn vị: Tỷ đồng

40 30

20 Ngắn hạn Dài hạn 10 0 Tài sản Nguồn vốn (Nguồn: Số liệu từ BCTC 2010 – 2011 – 2012) 35

Qua ba mô hình tài trợ vốn và số liệu ở bảng phụ lục 2, nhận thấy từ năm 2010- 2012, toàn bộ NVNH được dùng để tài trợ cho TSNH, còn NVDH một phần tài trợ cho TSNH, một phần tài trợ cho toàn bộ TSDH. Như vậy, công ty TNHH Lạc Hồng đã luôn sử dụng chính sách thận trọng cho công tác quản lý nguồn vốn của mình. Điều này sẽ giúp công ty đảm bảo hoạt động SXKD luôn ở mức an toàn.

Nhận xét chung

Thông qua các bảng biểu, biểu đồ cơ cấu tài sản, nguồn vốn của công ty và bảng phụ lục 2, có thể thấy nhìn chung công ty đã khá thành công trong việc vận dụng tài sản, nguồn vốn cho SXKD trong tình hình kinh tế đầy biến động, đặc biệt là ở giai đoạn năm 2011.

Tuy nhiên, sự phân hóa quá chênh lệch trong cơ cấu tài sản thiếu tính đảm bảo do TSDH (cụ thể là TSCĐ) được đầu tư quá ít. Công ty cần xem xét lại, bên cạnh đó tiếp tục cân nhắc kỹ càng, điều chỉnh tỷ trọng nợ vay trong VCSH, cũng như điều chỉnh nguồn VCSH sao cho thích hợp nhất.

Để đánh giá cụ thể hơn về hiệu quả hoạt động SXKD của công ty TNHH Lạc Hồng, chúng ta có thể đi sâu phân tích 5 nhóm chỉ tiêu sau đây:

2.2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp

Thông qua việc xem xét các yếu tố đánh giá hiệu quả SXKD tổng hợp, chúng ta sẽ thấy được tình hình chung về sự biến động của công ty TNHH Lạc Hồng qua các năm. Điều này sẽ giúp cho ta có cái nhìn tổng quan nhất, từ đó dễ dàng hơn để đánh giá và đưa ra các biện pháp thích hợp nhằm cải thiện cũng như phát triển hiệu quả chung.

Quá trình phân tích này được thực hiện thông qua việc đánh giá, so sánh số liệu ở nhiều khoản mục giữa các kỳ.

a. Phân tích tình hình biến động doanh thu, lợi nhuận

Bảng 2.3. Tình hình tổng doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH Lạc Hồng

Đơn vị: Đồng

Tổng Doanh thu LNTT

LNST

258.620.528.218 1.171.079.273 965.284.944 Năm 2011 215.866.322.898 1.328.804.670 1.095.561.444 Năm 2010 116.319.810.640 663.020.626 497.265.470

(Nguồn: Số liệu tính toán từ BCTC 2010 – 2011 – 2012) 36

Biểu đồ 2.5. Tình hình tổng doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH Lạc Hồng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sxkd tại công ty tnhh lạc hồng (Trang 34 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w