Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sxkd tại công ty tnhh lạc hồng (Trang 30 - 31)

23

Có thể thấy, hiệu quả SXKD chung của DN được cụ thể hóa bằng số liệu qua 2 dạng công thức tổng quát như sau:

Dạng hiệu số:

Hiệu quả SXKD chung

= Kết quả đầu ra  Nguồn lực đầu vào

Dạng hệ số:

Kết quả đầu ra

Hiệu quả SXKD chung =

Nguồn lực đầu vào

Trong đó:

 Kết quả đầu ra được đo bằng giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận,…  Nguồn lực đầu vào bao gồm lao động, nguồn vốn, các loại chi phí khác,… Từ công thức trên, nhìn chung để nâng cao hiệu quả SXKD, có thể liệt kê một số giải pháp như sau:

Giảm thiểu và phân bổ hợp lý các khoản chi phí: Việc giảm thiểu chi phí một cách tối đa luôn là một trong những phương án DN ưu tiên hàng đầu để nâng cao hiệu quả SXKD bởi nó là nhân tố gây ảnh hưởng ngược chiều đối với lợi nhuận cũng như doanh thu (nếu các nhân tố khác không đổi). Trong đó, DN cần thiết lập, xây dựng mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp uy tín (giảm chi phí đầu vào nhờ được chiết khấu, giảm giá), cũng như đặc biệt chú trọng công tác kiểm soát kỹ càng chất lượng NVL đầu vào (tránh được khoản giảm trừ doanh thu). Bên cạnh đó, đặc biệt đối với DN thuộc ngành sản xuất, việc thu mua tích trữ nguyên vật liệu, sản phẩm hàng hóa với số lượng hợp lý và linh hoạt trong công tác ứng biến với các thay đổi của thị trường được coi là phương án tối quan trọng trong công tác đề phòng rủi ro hoặc thu lời hơn trong lúc thị trường xảy ra khan hiếm. Hơn nữa, việc thu hẹp vốn vay, tăng vốn chủ sử hữu bằng cách hằng năm trích một phần lợi nhuận vào VCSH cũng là một cách thức hiệu quả. Điều này không chỉ giúp DN tiết kiệm chi phí lãi vay, tăng lợi nhuận mà còn giúp DN củng cố tiềm lực tài chính lâu dài...

Tăng năng suất và hiệu quả bán hàng: Xem xét đầu tư TSCĐ (thiết bị máy móc, nâng cấp nhà xưởng, văn phòng,…) phục vụ mục tiêu chuyên nghiệp hóa dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm luôn là tiền đề cho việc mở rộng

SXKD. Từ đây, DN có thể áp dụng giải pháp tăng doanh thu bằng cách đánh vào tâm lý chuộng giá rẻ bằng cách vận dụng các nguồn lực nội tại nhằm tăng năng suất lao động để tăng sản lượng, kèm theo hạ giá thành sản phẩm. Đây là chiến lược rất hiệu quả trong một nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh như hiện nay. Song song với việc này không thể không đề cập tới việc thúc đẩy bán hàng qua công tác xây dựng các chính sách hỗ trợ, chiết khấu, giảm giá, khuyến mại, hậu mãi,… Sự linh hoạt khi phối 24

hợp kinh doanh và marketing sẽ giúp DN ngày càng thu hút được nhiều khách hàng mới, duy trì khách hàng trung thành và dễ dàng gây dựng uy tín vững vàng, nâng cao năng lực cạnh tranh hiện có.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Nhìn về lâu dài, một tập thể sẽ hoạt động như cỗ máy linh hoạt bắt buộc phải đầu tư cho nhân sự, bởi con người luôn là yếu tố then chốt thực hiện và quyết định sự thành bại của DN. DN nên thường xuyên tổ chức đào tạo các kỹ năng cũng như bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên; xây dựng môi trường làm việc, nét văn hóa riêng cũng như dành cho họ chế độ đãi ngộ xứng đáng; bên cạnh đó không ngừng chiêu mộ nhân tài. Tập thể vững chắc ấy là nòng cốt để DN ngày một vững mạnh, mở rộng phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD.

Nhìn chung, có rất nhiều giải pháp giúp DN cải thiện tình hình và nâng cao hiệu quả SXKD. Tuy nhiên, việc cơ bản đầu tiên để có được kết quả tốt là DN cần kịp thời nắm bắt xu hướng thị trường và tình hình bản thân DN để từ đó áp dụng chính xác, linh hoạt những phương pháp này để đạt được hiệu quả tối ưu.

25

CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH LẠC HỒNG

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sxkd tại công ty tnhh lạc hồng (Trang 30 - 31)