Nhiễm độc chì hữu cơ [5, 6, 9, 16]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định hàm lượng chì trong máu bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử với kỹ thuật nguyên tử hóa bằng lò Graphit (Trang 29 - 30)

Từ thế kỷ 19 người ta đã thống kê được nhiều trường hợp viêm phổi xăng hoặc bệnh não ở những cơng nhân xăng dầu và người ta nhận thấy nguyên nhân chính là do chì hữu cơ. Bệnh nhiễm độc chì hữu cơ cĩ biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng khác biệt so với nhiễm độc chì vơ cơ, nên khi chuẩn đốn bệnh cần phải căn cứ vào các xét nghiệm các tiêu chuẩn khác nhau.

Con đường xâm nhập vào cơ thể và cơ chế gây bệnh

Chì hữu cơ thường gặp là tetraethyl chì Pb(C2H5)4. Tetraethyl chì rất độc, là một chất lỏng nặng, sánh như dầu, sơi ở 2000C. Ở nhiệt độ bình thường nĩ cũng bay hơi, với một lượng đủ để gây nguy hiểm nghiêm trọng. Ở 4000C nĩ phân giải và giải phĩng khá nhiều các hạt bụi chì nhỏ li ti. Tetraethyl chì ngày càng được sử dụng nhiều để pha vào xăng và cĩ nguy cơ gây nhiễm độc cao cho cơng nhân tiếp xúc.

Tetraethyl chì vào cơ thể dễ dàng qua da, vì nĩ hịa tan lớp mỡ bảo vệ và cũng rất dễ dàng qua đường hơ hấp. Do đĩ nhiễm độc hay gặp ở những người làm cơng việc cọ rửa, sửa chữa các bể chứa xăng hay các thùng xitec.

Ở người, chì hữu cơ gây nhiễm độc kiểu viêm não. Do ái lực với tổ chức mỡ, chì cố định ở tổ chức mỡ của não. Do tác dụng chọn lọc này, biểu hiện của người nhiễm độc tetraethyl chì rất khác với nhiễm độc chì vơ cơ. Các kết quả nghiên cứu về độc chất học cho thấy tetraethyl chì cĩ thể chuyển thành triethyl chì và chì vơ cơ. Chì vơ cơ này được giải phĩng, lại tích lũy vào xương gây bệnh nhiễm độc chì vơ cơ thơng thường.

Biểu hiện bệnh

Biểu hiện bệnh nhiễm độc chì hữu cơ rất khác với nhiễm độc chì vơ cơ. Dấu hiệu nổi bật là thần kinh. Hiếm gặp đường viền chì Burton. Hồng cầu hạt kiềm thấy ít.

Ở giai đoạn thấm nhiễm hoặc giai đoạn bệnh mới phát, cĩ thể thấy một số triệu chứng sau: Rối loạn giấc ngủ, rối loạn tiêu hĩa, buồn nơn, hạ huyết áp, hạ thân nhiệt, suy nhược, đổ mồ hơi, khơng cĩ hồng cầu hạt kiềm, delta ALA niệu bình thường. Một số biểu hiện trên làm cho ta khơng nghĩ đến nhiễm độc chì vơ cơ thơng thường mà phải nghĩ đến nhiễm độc chì hữu cơ.

Giai đoạn nặng: Tinh thần rối loạn, hoang tưởng khơng điển hình. Rối loạn tri giác xen lẫn những lúc tỉnh táo minh mẫn, run cố ý, phản xạ tăng, đồng tử thường giãn, nhịp tim chậm, mồ hơi nhiều cũng là một dấu hiệu khá đặc biệt trong nhiễm độc chì hữu cơ. Nếu nhiệt tăng, mạch nhanh, tim loạn nhịp, rối loạn hơ hấp, đĩ cĩ thể là những dấu hiệu bệnh nặng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định hàm lượng chì trong máu bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử với kỹ thuật nguyên tử hóa bằng lò Graphit (Trang 29 - 30)