II. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG LUẬT QUẢN LÝ NGOẠI THƯƠNG
17 Trong nhiều trường hợp Chính phủ phải ban hành các Nghị định “không đầu”, các Bộ, Ngành ban hành các văn bản quy phạm không có cơ sở pháp lý vững chắc Ví dụ, gần đây Bộ Công Thương xây
hành các văn bản quy phạm không có cơ sở pháp lý vững chắc. Ví dụ, gần đây Bộ Công Thương xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ quan đại diện của các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam, Nghị định của Chính phủ về giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về giải thưởng, thương hiệu gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định cơ sở pháp lý cho việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật này vì Luật Thương mại không có các quy định liên quan đến vấn đề này.
Như đã trình bày ở phần về sự cần thiết ban hành, một trong các lý do của sự kém hiệu quả hiện nay trong hoạt động quản lý ngoại thương xuất phát từ bất cập trong phối hợp điều hành xuất khẩu, nhập khẩu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, Dự án Luật Quản lý ngoại thương cần được định hướng có những cơ chế mạnh mẽ trong chế định về quản lý nhà nước về ngoại thương, xây dựng các phương thức phối hợp hiệu quả, thống nhất giữa cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp về ngoại thương và cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến ngoại thương trong điều hảnh, quản lý hoạt động ngoại thương. Có thể nói việc sử dụng các công cụ ngoại thương do dự thảo luật quy định có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào chế định quản lý nhà nước về ngoại thương. Với tư cách là cơ quan tham gia hoạch định chính sách, góp phần xây dựng và trực tiếp chịu trách nhiệm thực thi pháp luật ngoại thương, các cơ quan hành pháp (Chính phủ, các Bộ, ngành và Ủy ban Nhân dân các cấp) đóng vai trò rất quan trọng trong việc triển khai thực thi chính sách, pháp luật về ngoại thương. Bộ Công Thương với tư cách là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu phải có thẩm quyền tập trung hơn trong điều phối hoạt động này.
(5) Hoàn thiện, bổ sung các quy định liên quan đến công cụ xúc tiến thương mại mới để nâng cao tối đa hiệu quả của hoạt động xúc tiến ngoại thương
Dự án Luật đưa ra cách tiếp cận mới đối với hoạt động xúc tiến thương mại, một mặt tập trung tiếp tục khai thác hiệu quả các công cụ xúc tiến thương mại hiện hành trong đó quy định các công cụ xúc tiến thương mại truyền thống, mặt khác bổ sung các công cụ xúc tiến mới nhằm nâng cao sự linh hoạt trong quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại nhằm phục vụ mục tiêu lớn của Đảng, Nhà nước, điều hành của Chính phủ trong từng thời kỳ.
Theo đó, các công cụ xúc tiến xuất khẩu mới cần được bổ sung và khuyến khích phát triển. Luật Quản lý ngoại thương sẽ quy định bổ sung các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu được WTO cho phép; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề trong hoạt động xuất khẩu; các biện pháp đẩy mạnh, tăng cường hiệu lực pháp lý, hiệu lực thực thi đối với các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, chương trình thương hiệu quốc gia hỗ trợ các hiệp hội ngành hàng nâng cao năng lực hoạt động, quỹ xúc tiến xuất khẩu và các trung tâm xúc tiến xuất khẩu ở nước ngoài. Ngoài ra, cần có quy định tạo ra cơ chế lồng ghép giữa chiến lược xúc tiến xuất khẩu với chiến lược về phát triển thương hiệu quốc gia, chiến lược xúc tiến đầu tư, chiến lược xúc tiến du lịch và hoạt động trao đổi văn hóa, quảng bá hình ảnh Việt Nam trên thế giới. Một vấn
đề nữa cần được chú trọng quy định có trực tiếp liên quan đến hoạt động xúc tiến xuất khẩu là hoạt động cung cấp thông tin về thị trường xuất khẩu (thông tin thị trường, pháp luật).18 Cuối cùng, cần quy định cơ chế phối hợp hiệu quả trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu giữa các hiệp hội ngành hàng với cơ quan quản lý nhà nước về ngoại thương và thống nhất hành động xúc tiến xuất khẩu giữa các địa phương trong cả nước, tránh tình trạng tự phát dẫn đến trùng lặp gây lãng phí trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu giữa các tỉnh, thành khác nhau.
(6) Hệ thống hóa, pháp điển hóa đến mức có thể các quy định pháp luật về quản lý hoạt động ngoại thương hiện hành, nội luật hóa các điều ước quốc tế trong chừng mực nhất định
Với tư cách là một đạo luật chủ đạo quy định về các công cụ quản lý ngoại thương, Luật Quản lý ngoại thương cần phải: (1) hệ thống hóa được các quy định chủ yếu về quản lý hoạt động ngoại thương hiện đang tồn tại ở các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau; (2) thực hiện công tác pháp điển hóa – có chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành đảm bảo phù hợp hơn và (3) nội luật hóa đến mức có thể các điều ước quốc tế trong lĩnh vực kinh tế mà Việt Nam là thành viên. Với định hướng soạn thảo này, Luật Quản lý ngoại thương khi ra đời sẽ là văn bản pháp lý điều chỉnh bao trùm lĩnh vực quản lý hoạt đông ngoại thương, tạo tiền đề cho việc xây dựng một hệ thống pháp luật ngoại thương thống nhất, hiệu lực thực thi cao.
2.2. Quy trình, cách thức xây dựng Luật Quản lý ngoại thương
Trên cơ sở các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, cụ thể là Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và các văn bản quy định chi tiết thi hành, Luật Quản lý ngoại thương sẽ được triển khai xây dựng theo quy trình sau:
(1) Kiến nghị Quốc hội đưa Luật Quản lý ngoại thương vào chương trình chính thức:
Hiện tại, Dự án Luật Quản lý ngoại thương đã được đưa vào chương trình dự bị theo Nghị quyết số 20/2011/QH13 về Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII. Trên cơ sở cân đối chương trình công tác toàn khóa, có tính đến nhu cầu điều chỉnh và mức độ bức thiết của từng lĩnh vực, Quốc hội đang xem xét việc đưa một số Dự án Luật, trong đó có Luật Quản lý