Tính khả thi của việc xây dựng và ban hành Luật Quản lý ngoại thương:

Một phần của tài liệu ÁO CÁO NGHIÊN CỨU SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT QUẢN LÝ NGOẠI THƯƠNG (Trang 37 - 41)

c) Đối với các bất cập trong hệ thống pháp luật hiện hành

1.2.3. Tính khả thi của việc xây dựng và ban hành Luật Quản lý ngoại thương:

xuất khẩu các hàng hóa, dịch vụ trong nước sản xuất được, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, biên giới, hải đảo, các vùng có điều kiện địa lý – kinh tế khó khăn. Ngoài ra, cần thể chế hóa vấn đề kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động xúc tiến ngoại thương trên cơ sở xác định các nguyên tắc cụ thể để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu khuyến khích, thúc đẩy ngoại thương, đồng thời cân đối với các khoản thu chi của ngân sách nhà nước.

1.2.2. Sự cần thiết xây dựng và ban hành Luật Quản lý ngoại thương

Từ những hạn chế, bất cập và khó khăn trong thực trạng quản lý nhà nước trong việc sử dụng các công cụ kiểm soát ngoại thương cho thấy cần thiết phải có một giải pháp tổng thể trong quản lý ngoại thương. Để khắc phục sự tản mát, dàn trải của các văn bản quy phạm pháp luật (dưới luật) cần phải pháp điển hóa trong một văn bản cấp luật có tính ổn định và thống nhất cao. Để khắc phục sự thiếu hụt các quy định nội dung cần phải bổ sung các quy định khung để tạo cơ sở ban hành các văn bản điều chỉnh. Để khắc phục sự chồng chéo giữa các quy định về quản lý nhà nước và quy định điều chỉnh quan hệ tư, và để sử dụng được các công cụ chính sách nhằm điều tiết ngoại thương, cần phải hệ thống lại các quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngoại thương. Để thực hiện những yêu cầu này, đòi hỏi phải xây dựng một văn bản trụ cột trong quản lý ngoại thương làm tiền đề cho việc hoạch định các chính sách cụ thể; sử dụng hiệu quả công cụ xúc tiến xuất khẩu kết hợp với chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu và phòng vệ thương mại chính đáng và tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các mục tiêu chính sách ngoại thương và yêu cầu trong đàm phán thỏa thuận thương mại quốc tế.

Giải pháp để giải quyết tất cả các vấn đề nêu trên là cần phải pháp điển hóa bằng cách đưa ra một đạo luật (Luật Quản lý ngoại thương) thống nhất điều chỉnh các nội dung cơ bản trong ngoại thương đảm bảo tính ổn định, minh bạch, cho phép tạo công cụ và sử dụng công cụ chính sách một cách có hiệu quả.

1.2.3. Tính khả thi của việc xây dựng và ban hành Luật Quản lý ngoại thương: ngoại thương:

Luật Quản lý ngoại thương sẽ giải quyết được những bất cập trong quản lý ngoại thương hiện hành

- Luật Quản lý Ngoại thương ra đời sẽ thống nhất và bổ sung các quy

định chủ chốt trong quản lý hoạt động ngoại thương:

+ Luật Quản lý ngoại thương sẽ pháp điển hóa và thống nhất các quy định nội dung trong các nhóm 1, 2, và 6: Hiện được quy định trong các Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư. Trên cơ sở đó, Luật ra đời tạo một trụ cột quan trọng trong hệ thống pháp luật Thương mại mà không ảnh hưởng hay làm xáo trộn các quy định trong Luật Thương mại và các luật liên quan.

Hệ thống các văn bản có chứa các quy định có tính ổn định cao có thể sử dụng để đưa vào Luật gồm:

 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;

 Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện;

 Nghị định 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa;

 Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

 Nghị định số 90/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam;

 Các Nghị định quy định về các mặt hàng cụ thể.

Đối với các hoạt động xúc tiến ngoại thương, Luật Quản lý ngoại thương sẽ chỉ quy định bổ sung những hình thức xúc tiến mới liên quan đến việc thúc đẩy phát triển ngoại thương như tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, bảo hiểm xuất khẩu, các chương trình xúc tiến xuất khẩu, chương trình thương hiệu quốc gia, thành lập Văn phòng xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài, thành lập Trung tâm trưng bày, giới thiệu, xúc tiến xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ở nước ngoài. Những hình thức xúc tiến thương mại đã được quy định trong Luật Thương mại 2005 sẽ vẫn giữ nguyên.

+ Luật Quản lý ngoại thương sẽ bổ sung các quy định điều chỉnh các hoạt động pháp luật chưa có quy định điều chỉnh cụ thể như một số lĩnh vực thương mại dịch vụ.

+ Luật Quản lý ngoại thương sẽ quy định chức năng, nhiệm vụ các cơ quan đầu mối và phối hợp trong quản lý ngoại thương, cơ cấu lại một số đơn vị quản lý cho phù hợp.

- Luật Quản lý Ngoại thương ra đời sẽ thiết lập một chế định sử dụng các công cụ quản lý ngoại thương một cách thống nhất:

Hiện nay các cơ quan đang thực hiện các chức năng riêng rẽ, sử dụng các công cụ riêng rẽ lại thiếu sự phối hợp. Do đó, việc sử dụng các công cụ quản lý ngoại thương đòi hỏi một sự thống nhất đầu mối ở cơ quan quản lý ngoại thương trên cơ sở có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan.

Một cơ quan đầu mối phải có đủ năng lực và quyền lực để thực thi các chính sách xúc tiến xuất khẩu, quản lý hoạt động và mặt hàng, đề xuất áp dụng các công cụ thuế, phi thuế, điều tra thương mại và thực thi các biện pháp phòng vệ thương mại. Việc này là hoàn toàn thực hiện được vì hiện nay các đầu mối liên quan đều nằm ở Bộ Công Thương.

Mô hình các cơ quan quản lý ngoại thương của nước ngoài cho thấy để sử dụng hiệu quả các công cụ quản lý ngoại thương cần phải thiết lập một định chế tương đối độc lập và có quyền lực để thực thi.

Việc ban hành Luật Quản lý ngoại thương phù hợp với bối cảnh chính sách thương mại quốc tế

Tự do hóa thương mại, mặc dù vẫn là xu thế không thể đảo ngược của các quốc gia trên thế giới, tuy nhiên, chính sách thương mại quốc tế của các nước thời gian vừa qua đang chứng kiến các xu thế có phần trái ngược nhau. Một mặt các quốc gia, trong đó có Việt Nam, đẩy mạnh việc tự do hóa thương mại thông qua việc ký kết, gia nhập các hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực trong bối cảnh vòng đàm phán Doha trong khuôn khổ WTO đang rơi vào bế tắc. Mặt khác, khủng khoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ cuối năm 2008 đã đặt ra mối lo ngại về xu hướng quay lại các chính sách bảo hộ thị trường nội địa của một số quốc gia trên thế giới. Trong đó đáng kể nhất là việc sử dụng các công cụ bảo hộ trá hình dưới các hình thức như chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ và đặc biệt là các hàng rào kỹ thuật được sử dụng như là một trong những công cụ hữu hiệu để ngăn cản hàng nhập khẩu. Dường như việc vừa tự do hóa thương mại vừa sử dụng các biện pháp được coi là hợp pháp để bảo hộ thị trường nội địa là điểm nhấn trong chính sách thương mại của nhiều quốc gia trên thế giới trong giai đoạn hiện nay.

Tất nhiên, việc áp dụng các rào cản thương mại đối với hàng nhập khẩu không phải bao giờ cũng vì mục đích bảo hộ, các rào cản này trong nhiều trường hợp là cần thiết để bảo vệ các lợi ích quốc gia về mặc sức khỏe cộng đồng, môi trường sống, cân bằng cán cân thanh toán… Đặc biệt vấn đề tự do hóa thương mại hiện nay luôn được gắn chặt với việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sống. Điều này có nghĩa là các quốc gia đều tính đến sự cân bằng lợi ích giữa phát triển một chính sách thương mại tự do và lợi ích bảo vệ môi trường và sức khỏe của cộng đồng.

Do đó, các đặc điểm quan trọng này trong chính sách thương mại của các nước trên thế giới sẽ được phản ánh trong Luật Quản lý ngoại thương. Một mặt, Luật Quản lý ngoại thương sẽ tạo ra một cơ chế linh hoạt trong việc ứng phó với các hàng rào đối với hàng hóa nhập khẩu của nước ngoài. Mặt khác, Luật Quản lý ngoại thương có tính đến mục tiêu bảo vệ thị trường nội địa, bảo vệ các lợi ích quốc gia về môi trường và sức khỏe cộng đồng. Ví dụ, nhiệm vụ của Luật Quản lý ngoại thương là phải xây dựng một cơ chế cung cấp, xử lý thông tin và phối hợp thực hiện hiệu quả, nhanh chóng giữa các cơ quan có thẩm quyền liên quan trong việc ứng phó với các biện pháp hạn chế nhập khẩu của nước ngoài; xây dựng cơ chế phối hợp, kiểm soát chặt chẽ tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với hàng hóa nhập khẩu.

Như vậy, bối cảnh thương mại quốc tế đòi hỏi chúng ta cần tăng cường sử dụng công cụ quản lý ngoại thương hiện có cũng như sử dụng các công cụ quản lý ngoại thương mới để đảm bảo điều hành một cách linh hoạt và hiệu quả động ngoại thương. Trong bối cảnh hoạt động ngoại thương và thực trạng quản lý nhà nước về ngoại thương hiện nay, đòi hỏi đó chỉ có thể giải quyết được một cách triệt để thông qua việc xây dựng và ban hành Luật Quản lý ngoại thương.

Hầu hết các nước có nền ngoại thương phát triển đều ban hành một đạo luật về quản lý ngoại thương

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều nước đã xây dựng một đạo Luật riêng để điều chỉnh hoạt động ngoại thương như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Mexico, Ấn độ, Nhật Bản, Singapore, Canada, Malaysia, Macedonia, Serbia, Bosnia,… Qua đó, các nước đã quản lý và sử dụng một cách hết sức hiệu quả các công cụ kiểm soát ngoại thương nhằm thúc đẩy xuất khẩu, bảo vệ ngành sản xuất trong nước và bảo vệ lợi ích của quốc gia, của người tiêu dùng.

Mặc dù tên gọi Luật của các nước này có thể khác nhau nhưng nội dung quy định đều hướng tới mục đích quản lý ngoại thương. Các nước này đã xây dựng một đạo luật ngoại thương thống nhất bên cạnh một số luật điều chỉnh các

công cụ quản lý riêng biệt như luật chống bán phá giá, luật xúc tiến thương mại, luật về các vấn đề như sở hữu trí tuệ, ngoại hối...Các đạo luật ngoại thương của các nước nên trên về cơ bản bao gồm các nội dung sau: (1) quy định về hoạt động xuất nhập khẩu; (2) quy định về các nguyên tắc xuyên suốt

Một phần của tài liệu ÁO CÁO NGHIÊN CỨU SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT QUẢN LÝ NGOẠI THƯƠNG (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)