Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương khóa IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ của ngành ngoại thương trong kế hoạch 5 năm 2006-2010 Đó

Một phần của tài liệu ÁO CÁO NGHIÊN CỨU SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT QUẢN LÝ NGOẠI THƯƠNG (Trang 44 - 45)

II. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG LUẬT QUẢN LÝ NGOẠI THƯƠNG

16 Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương khóa IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ của ngành ngoại thương trong kế hoạch 5 năm 2006-2010 Đó

của Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ của ngành ngoại thương trong kế hoạch 5 năm 2006-2010. Đó là: “(1)Tận dụng điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động và khẩn trương chuyển dịch cơ

cấu kinh tế, đổi mới công nghệ và quản lý, phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của sản phẩm và dịch vụ Việt Nam tại thị trường trong nước và trên thế giới. Đẩy nhanh xuất khẩu, chủ động về nhập khẩu, kiềm chế và thu hẹp dần nhập siêu...Phấn đấu đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm tới lên hơn hai lần 5 năm trước;(2) Thực hiện tốt đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước; chủ động, tích cực hội nhập kinh tế sâu hơn và đầy đủ hơn với khu vực và thế giới... Chuẩn bị tốt các điều kiện để bảo đảm thực hiện các cam kết khi nước ta gia nhập WTO.”

dựng với định hướng trở thành một đạo luật chủ đạo trong quản lý điều hành hoạt động ngoại thương, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật ngoại thương. Các công cụ quản lý ngoại thương hiện hành phải được thể hiện trong dự án Luật, các công cụ quản lý ngoại thương mới cũng cần được tính đến và được quy định hợp lý. Ngoài ra, tính biến động nhanh chóng của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trên thị trường đặt ra yêu cầu về tính linh hoạt trong công tác quản lý ngoại thương, điều này đồng nghĩa Luật Quản lý ngoại thương phải có các quy định mang tính chất mở làm cơ sở pháp lý cho việc ban hành các công cụ, chính sách quản lý ngoại thường trong từng giai đoạn cụ thể. Ví dụ, Luật Quản lý ngoại thương phải thiết kế các quy định nhằm tạo hành lang pháp lý cho Chính phủ, các Bộ ngành liên quan ban hành các quy phạm pháp luật liên quan đến các công cụ quản lý ngoại thương mới tránh tình trạng thiếu cơ sở pháp lý cho việc ban hành các văn bản quy phạm dưới luật của Chính phủ và các bộ, ngành trong thời gian qua17.

(3) Cân bằng lợi ích giữa hoạt động quản lý nhà nước về ngoại thương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và khuyến khích, tạo điều kiện cho sự phát triển hoạt động ngoại thương của thương nhân

Về cơ bản, bất kỳ đạo luật nào cũng nên và phải được xây dựng trên nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa các chủ thể. Theo đó các nhóm lợi ích khác nhau cần được tính đến trong quá trình xây dựng Dự án Luật. Việc xây dựng Luật Quản lý ngoại thương vì thế cũng phải tuân thủ nguyên tắc này. Một mặt, Dự án Luật sẽ nhấn mạnh nhu cầu, mục đích quản lý hoạt động ngoại thương của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng mặt khác cũng rất cần tính đến mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân. Ví dụ, để phản ánh chủ trương chủ động về nhập khẩu, dự thảo luật có thể có các quy định theo hướng quản lý chặt chẽ hoạt động nhập khẩu trong các trường hợp cần thiết tuy nhiên các quy định này cũng đồng thời phải đảm bảo không gây thiệt hại bất hợp lý cho các doanh nghiệp nhập khẩu trong nước.

(4) Tập trung hoàn thiện cơ chế điều hành, quản lý hoạt động ngoại thương thông qua chế định cơ quan quản lý nhà nước về ngoại thương và cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến ngoại thương

Một phần của tài liệu ÁO CÁO NGHIÊN CỨU SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT QUẢN LÝ NGOẠI THƯƠNG (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)