Thời gian gần đây chúng ta đang xem xét sử dụng công cụ chống bán phá giá đối với rượu vang của một số nước Châu Âu, sử dụng công cụ tự vệ đối với mặt hàng muối nhập khẩu của Ấn Độ.

Một phần của tài liệu ÁO CÁO NGHIÊN CỨU SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT QUẢN LÝ NGOẠI THƯƠNG (Trang 32 - 34)

một số nước Châu Âu, sử dụng công cụ tự vệ đối với mặt hàng muối nhập khẩu của Ấn Độ.

một cách không đáng có đối với một số hoạt động hợp pháp, phù hợp với thực tế kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ sáu, đối với các hoạt động xúc tiến thương mại, có thể nhận định rằng xúc tiến thương mại tuy đã gặt hái nhiều thành công nhưng công cụ chính sách và pháp lý thời gian qua vẫn tập trung vào các hoạt động xúc tiến thương mại trong nước và hoạt động xúc tiến thương mại truyền thống (khuyến mại; hội chợ, triển lãm, trưng bày, giới thiệu hàng hóa; quảng cáo). Điều này dẫn đến hệ thống pháp luật cũng phản ánh xu thế này, bằng chứng là Luật Thương mại chỉ quy định các hoạt động xúc tiến thương mại truyền thống; chưa phân tách được xúc tiến thương mại trong nước và xúc tiến xuất khẩu (có những yếu tố, cơ chế đặc thù); một số công cụ đã có những thành công nhất định (như trung tâm giới thiệu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam ở nước ngoài) vẫn chưa được nhân rộng đồng thời một số công cụ chính sách được áp dụng thành công trên thế giới đã được thử nghiệm tại Việt Nam vẫn chưa được thế chế hóa (bảo hiểm xuất khẩu, xúc tiến xuất khẩu hàng hóa của thương nhân, hiệp hội ngành hàng, xúc tiến xuất khẩu tại chỗ...) gây khó khăn, bó buộc sự sáng tạo, năng động của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Thứ bảy, trên cơ sở những sự phân tích nêu trên, theo đó sự chồng chéo, không thống nhất giữa hệ thống các văn bản pháp quy; việc thiếu vắng các công cụ pháp lý cần thiết cho cơ quan quản lý nhà nước (dẫn đến thực tiễn sử dụng các biện pháp hành chính)…đã dẫn đến hệ lụy là gánh nặng thủ tục hành chính cho cộng đồng doanh nghiệp. Gánh nặng thủ tục hành chính này có thể được thể hiện tại số lượng các thủ tục hành chính mà doanh nghiệp phải thực hiện khi thực hiện thủ tục hành chính có liên quan; sự rủi ro bất chợt, khó đoán định được của các thủ tục hành chính phát sinh; cũng như việc không xác định được phải thực hiện các thủ tục hành chính như thế nào (trong trường hợp có quá nhiều cơ quan chức năng có thủ tục hành chính nhưng không xác định được thủ tục nào làm trước, thủ tục nào làm sau…). Gánh nặng này sẽ làm gia tăng chi phí của doanh nghiệp, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam đối với thị trường trong nước và xuất khẩu.

Thứ tám, một trong những công cụ quan trọng là cam kết quốc tế nhằm thực hiện sự phân biệt về mặt hàng xuất, nhập khẩu và phân biệt thị trường để tận dùng lợi thế so sánh. Tuy nhiên, do không có hệ thống công cụ quản lý ngoại thương được tổ chức hợp lý nên quá trình đàm phán, thỏa thuận thương mại quốc tế cũng đã gặp nhiều khó khăn. Về mặt lý thuyết, công tác đàm phán phải bao gồm nghiên cứu chiến lược thị trường, nghiên cứu khả thi thỏa thuận thương mại, chuẩn bị phương án đàm phán, tham vấn các đối tượng chịu tác động, dự kiến lợi ích – chi phí của kết quả đàm phán, tiến hành đàm phán, đánh

giá tác động kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, rất nhiều khâu trong đó chúng ta không có điều kiện để thực hiện, đặc biệt là việc nghiên cứu, đánh giá và dự kiến kết quả do các đơn vị chức năng thiếu thông tin, năng lực, và cơ chế để thực hiện công tác và phối hợp công tác với cơ quan chủ trì đàm phán/đoàn đàm phán. Hiện nay, cam kết quốc tế của Việt Nam bao gồm các thỏa thuận song phương và nhiều bên, như các hiệp định thương mại trong khuôn khổ ASEAN và ASEAN +, WTO, và hàng trăm hiệp định thương mại song phương v.v nghĩa là chúng ta đã cam kết vào hầu hết các thỏa thuận thương mại nhưng thực tế tổ chức đàm phán không làm được hết các khâu cần thiết phải làm. Tuy vậy, quá trình đàm phán là liên tục và việc phải liên kết sử dụng các công cụ quản lý ngoại thương với công tác đàm phán là không muộn. Cụ thể, cần phải tạo cơ chế để tạo một mối liên kết chặt chẽ giữa hoạch định chính sách ngoại thương và phương án đàm phán, hay cụ thể là mối liên hệ giữa các mục tiêu ngoại thương và bản chào cam kết.

1.2. Giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập trong hệ thống pháp luật và công tác quản lý nhà nước về ngoại thương và công tác quản lý nhà nước về ngoại thương

1.2.1. Các giải pháp khắc phục

Một phần của tài liệu ÁO CÁO NGHIÊN CỨU SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT QUẢN LÝ NGOẠI THƯƠNG (Trang 32 - 34)