Để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng thì chi nhánh thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra tại hội sở chi nhánh, các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh để kịp thời khắc phục và ngăn ngừa những sai sót phát sinh, tránh những sai sót lặp đi lặp lại nhiều lần. Trong công tác kiểm tra, lĩnh vực CVTD được đặc biệt quan tâm vì do đặc thù lĩnh vực này có nhiều biến động, chưa đựng nhiều rủi ro, đòi hỏi ngân hàng sau khi cho vay phải theo sát, nắm vững tình hình trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp quản lý phù hợp. Đối tượng thường được quan tâm trong các cuộc kiểm trả không chỉ dừng lại ở mặt hồ sơ mà còn kiểm tra thực tế khả năng tạo thu nhập của khách hàng, thực trạng TSĐB,… Việc làm này có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý CVTD.
Trong quá trình giám sát nếu phát hiện khách hàng không trả nợ đúng hạn, cán
bộ giám sát sẽ kiểm tra nguyên nhân, nếu ở mức độ nghiêm trọng có thể kiến nghị thu hồi nợ trước hạn hoặc chuyển nhượng nợ quá hạn. Như vậy, kiếm tra giám sát sau CVTD để xác định xem khách hàng có khả năng trả nợ hay không, có thực hiện đúng theo hợp đồng CVTD hay không, là cơ sở để đánh giá chất lượng khoản vay, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng. Sau khi kiểm tra (bao gồm kiểm tra của chi nhánh, của NHNN&PTNT VN, NHNN và các cuộc kiểm tra, thanh tra khác) chi nhanh phải tổ chức kiểm điểm lại những việc chưa làm được, những việc còn sai sót từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời.
77