Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh láng hạ (Trang 85 - 90)

Để đẩy mạnh phát triển hoạt động của ngân hàng, không chỉ có gắng nỗ lực của riêng phía Ngân hàng mà còn cần có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước, đặc biệt trong hoạt động CVTD. Bởi, nếu hoạt động CVTD phát triển thì Nhà nước cũng nhận được 83

nhiều lợi ích từ sự phát triển đó. Vì vậy, Nhà nước nên tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động này ngày càng mang lợi nhiều lợi ích cho xã hội.

Kiến nghị 1: Nhà nước cần thực hiện các biện pháp nhằm ổn định môi trường vĩ mô (kinh tế - chính trị - xã hội) thông qua việc thực hiện các biện pháp nhằm ổn định chính trị, xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế, hướng đầu tư, tăng cường đầu tư, chuyển đổi cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, nhằm mục tiêu ổn định thị trường, ổn định giá cả, duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức có lợi cho nền kinh tế. Việc Nhà nước tạo ra một môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện cho quá trình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và mức sống của người dân, từ đó khiến cho khả năng tích lũy và tiêu dùng của dân cư ngày càng tăng lên, thúc đẩy mạnh mẽ tăng cầu và tiêu dùng. Bên cạnh đó, sự ổn định giúp cho các thành phần kinh tế yên tâm sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều hàng hóa, dịch vụ, phục vụ cho nhu cầu của xã hội.

Kiến nghị 2: Nhà nước cần phối hợp với các ngân hàng trong việc đào tạo nguồn nhân lực vì ngành ngân hàng đòi hỏi cán bộ, công nhân viên có trình độ cao, luôn luôn cập nhật, bổ sung kiến thức cho mình, theo kịp với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần chú trọng tới việc đầu tư công nghệ cho các ngân hàng thông qua việc cấp Ngân sách Nhà nước cử cán bộ Ngân hàng đi học tập ở nước ngoài. Đồng thời, đầu tư cho giáo dục trong nước thông qua việc đầu tư cho các trường có đào tạo chuyên ngành ngân hàng, tạo điều kiện nâng cao trình độ của cán bộ ngân hàng nói chung.

Kiến nghị 3: Nhà nước cần phát triển, nâng cao chất lượng hơn nữa hoạt động

của hệ thống thông tin liên ngân hàng cụ thể ở đây là Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC) và mạng thanh toán toàn cầu SWIFT. Để làm được điều này, NHNN nên khuyến khích các NHTM tham gia hệ thống nối mạng thông tin liên ngân hàng và yêu cầu các NHTM thường xuyên báo cáo, giải trình về các khách hàng có quan hệ tín dụng không tốt với mình để Trung tâm CIC kịp thời cập nhật các thông tin, tránh tình trạng rủi ro cho các ngân hàng khác.

Kiến nghị 4: NHNN cần linh hoạt hơn nữa trong việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ như: lãi suất, tỷ giá, tỷ lệ dự trữ bắt buộc để hoạt động của các ngân hàng thay

đổi phù hợp với tình hình kinh tế thị trường. Một mặt tạo nguồn kích thích tăng trưởng tín dụng tiêu dùng, vốn đang khó đẩy mạnh. Linh hoạt lãi suất qua tín dụng tiêu dùng sẽ khuyến khích thúc đẩy sản xuất, lao động để tăng thu nhập của khách hàng, kích thích tiêu dùng và vẫn đảm bảo cho ngân hàng vẫn huy động được. Điều này, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng của ngân hàng.

Kiến nghị 5: NHNN cần sớm hoàn chỉnh các văn bản hướng dẫn và quy định về lĩnh vực CVTD, cụ thể về các loại hình sản phẩm, dịch vụ CVTD, đồng thời cũng ban hành 84

các văn bản hỗ trợ, khuyến khích đối với CVTD, tạo hành lang pháp lý thông thoáng nhưng đầy đủ để tạo cơ sở để các NHTM có thể triển khai mạnh hoạt động CVTD.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Kiến nghị 1: NHNN&PTNT VN cần kịp thời đưa ra những chủ trương nhằm đẩy mạnh CVTD cả về đối tượng vay vốn cũng như các hình thức cho vay. Với mục đích đa dạng hóa các sản phẩm CVTD, trong những năm tới đây, ngoài việc củng cố các sản phẩm hiện có, Ngân hàng cần chủ động, sáng tạo đưa ra một số loại hình CVTD mới để thu hút khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Kiến nghị 2: Nâng cao công tác thông tin phòng ngừa rủi ro. NHNN&PTNT VN đang là thành viên của hệ thống thông tin liên ngân hàng. Để khai thác triệt để hiệu quả của Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC), ngân hàng cần có một đội ngũ cán bộ riêng biệt, tập trung cập nhật các thông tin từ ngân hàng lên CIC và từ CIC về ngân hàng, kịp thời công bố trên mạng nội bộ tình trạng những khách hàng có lịch sử quan hệ tín dụng không tốt với các NHTM khác nói chung và các ngân hàng chi nhánh trực thuộc hệ thống của mình nói riêng để các cán bộ tín dụng có thêm thông tin thẩm định khách hàng trước khi đề lên cấp trên và quyết định cấp tín dụng.

Kiến nghị 3: NHNN&PTNT VN cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ với các chi nhánh trong hệ thống của mình để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra không thể khắc phục được, gây thiệt hại cho toàn hệ thống. Đồng thời, ngân hàng cần phải hoàn thiện, đổi mới bộ máy kiểm tra, kiểm toán thành một hệ thống, thống nhất từ trụ sở đến các đơn vị cơ sở.

85

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Sau khi tìm hiểu và phân tích thực trạng hoạt động CVTD ở chương 2, trong chương 3, khóa luận đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CVTD tại NHNN&PTNT VN – CNLH như: xây dựng chiến lược CVTD, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng, nâng cao chất lượng CVTD, mở rộng mạng lưới ngân hàng, nâng cao số lượng cũng như chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng, nâng cao chất lượng sản phẩm vay tiêu dùng,... Ngoài ra, chương 3 còn gợi ý một vài kiến nghị của ngân hàng gửi tới các cơ quan quản lý nhà nước, tới Ngân hàng Nhà nước và tới ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam để sớm có các chính sách nâng cao hiệu quả hoạt động CVTD như đúng với tiềm năng của nó.

86

KẾT LUẬN

Mặc dù chi nhánh mới được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1997, song từ khi thành lập đến nay, dưới sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của Ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Chi nhánh Láng Hạ đã đạt được kết quả kinh doanh ổn định và hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra.

Mức sống và thu nhập của người dân hiện nay đang tăng mạnh, song phần lớn

vẫn chưa đáp ứng được tất cả những nhu cầu phong phú, đa dạng về hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Nhận thức được vấn đề đó, Chi nhánh Láng Hạ đã và đang thực hiện một số các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động và nâng cao hiệu quả CVTD, từng bước tháo gỡ khó khăn, vươn lên khẳng định mình thực sự là một ngân hàng năng động và nhạy bén. Kết quả doanh số CVTD không ngừng tăng qua các năm đã phần nào cho thấy được uy tín và chỗ đứng vững chắc của ngân hàng trong lòng người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã gặt hái được, chi nhánh cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức do: tình hình bất ổn về kinh tế trong khu vực và trên thế giới hay sự cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra ngày càng mạnh mẽ, gay gắt. Những khó khăn trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng. Nhận thấy được những mặt còn tồn tại của chi nhánh, em đã lựa chọn và hoàn thành đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay

tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Láng Hạ” . Nếu khắc phục được những vướng mắc trên, chắc chắn chi nhánh

Láng Hạ sẽ còn tiến xa hơn nữa trên con đường phát triển của mình.

Do hiểu biết và khả năng tiếp thu còn nhiều hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các quý thầy, cô giáo để khóa luận của em được hoàn thiện hơn và đến đây em xin kết thúc bài viết của mình.

Một lần nữa, em xin được bày tỏ sự cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo Thạc sĩ

Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Láng Hạ đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực tập và thực hiện đề tài khóa luận.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mai Văn Bạn (năm 2009), Giáo trình “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, NXB Tài chính, Hà Nội.

2. TS. Nguyễn Minh Kiều (năm 2007), “Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại”, NXB Thống Kê, Hà Nội.

3. PGS.TS. Trần Huy Hoàng (năm 2007), “Quản trị Ngân hàng thương mại”, NXB Lao Động Xã Hội, Hà Nội.

4. TS. Hồ Diệu (năm 2003), “Tín dụng ngân hàng”, NXB Thống Kê, Hà Nội. 5. PGS.TS. Ngô Hướng, TS. Đỗ Linh Hiệp, TS. Hồ Diệu (năm 2007), “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, NXB Thống Kê, Hà Nội.

6. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng, Hướng dẫn quản lý chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả , NXB Tài chính.

7. Luật Dân sự năm 2005, NXB Thống kê.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. 9. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12.

10. Các văn bản pháp quy của nhà nước và các quy chế của Agribank 11. Thông tin từ các website:

http://www.agribank.com.vn http://www.gso.gov.vn http://www.customs.gov.vn http://vneconomy.com.vn http://vanban.chinhphu.vn/ http://www.moj.gov.vn

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh láng hạ (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w