Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh láng hạ (Trang 25 - 31)

1.2.3.1. Chỉ tiêu định tính

Để xem xét hoạt động CVTD của một ngân hàng, ta có thể căn cứ vào một số chỉ tiêu định tính như sau:

Quy trình, thủ tục vay vốn an toàn, chính xác, nhanh gọn

Quy định, quy chế CVTD của ngân hàng được CBTD làm nhanh chóng chính

xác, an toàn; cơ chế chính sách thông thoáng và đảm bảo cũng góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động CVTD của ngân hàng.

Bởi quy trình thủ tục vay vốn càng nhanh gọn thì khách hàng càng tận dụng được cơ hội kinh doanh, qua đó tiết kiệm được chi phí cho khách hàng. Trong quy trình cho vay đều có quy định rõ ràng đặt ra với từng công đoạn. Các quy định dễ hiểu, dễ được chấp nhận từ phía khách hàng đồng nghĩa với việc dịch vụ đó vừa làm hài lòng khách hàng, vừa có hiệu quả cao. Không những thế, quy trình thủ tục vay vốn mang tính

chuyên nghiệp, khoa học, ngắn gọn, logic.... khách hàng càng dễ tiếp xúc với chương trình cho vay, sử dụng dịch vụ của ngân hàng càng nhiều. Do đó, ngân hàng xây dựng được quy trình, thủ tục vay vốn an toàn, nhanh gọn, chính xác, tạo thuận lợi cho khách hàng đến vay vốn và giúp ngân hàng giải quyết nhu cầu vay mượn càng dễ dàng, chính xác thì phản ánh hoạt động CVTD của ngân hàng có hiệu quả và ngược lại.

Khả năng thu hút thêm khách hàng mới đến sử dụng dịch vụ CVTD của ngân hàng

Công tác quảng cáo, tiếp thị của ngân hàng và thái độ phục vụ, sự chuyên nghiệp, thái độ phục vụ tận tình, đáng tin cậy của nhân viên ngân hàng cũng phản ánh hiệu quả CVTD của ngân hàng. Nếu ngân hàng càng có khả năng thu hút thêm nhiều khách hàng mới đến sử dụng dịch vụ CVTD. Càng phản ánh hiệu quả CVTD của ngân hàng càng tốt và ngược lại.

Mức độ gia tăng uy tín của ngân hàng

Uy tín của ngân hàng được đặt lên hàng đầu khi khách hàng lựa chọn nơi cung cấp nguồn vốn, nơi để đầu tư hay bảo lãnh cho các hợp đồng CVTD,… Những khách hàng đi vay vốn cũng lựa chọn bên cho vay có uy tín để không phải vừa mượn vốn vay 22

lại vừa nơm nớp lo sợ khi chưa trả nợ xong cho ngân hàng. Nếu ngân hàng mới đầu chào lãi suất thấp, nhưng sau đó lại kèm theo một loạt các điều kiện, thả nổi lãi suất thời gian sau, và phạt nặng nếu trả nợ trước hạn... cũng sẽ khiến nhiều người e ngại. Vì vậy. mức độ gia tăng uy tín của ngân hàng cũng là một thước đo để phản ảnh hiệu quả CVTD.

Kinh tế xã hội phát triển

Nâng cao hiệu quả CVTD sẽ góp phần đáng kể vào chính sách kích cầu của nhà nước, tạo điều kiện phát triển nền kinh tế. Thị trường CVTD đã tạo nên sự sôi động của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo nguồn vốn cho khu vực sản xuất trong nước. Với hình thức CVTD mà các NHTM cung cấp chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực sản xuất, cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Như ta đã biết việc nâng cao hiệu quả CVTD sẽ làm tăng sức mua của người dân. Khi đó thúc đẩy các nhà sản xuất mở rộng quy mô sản xuất để mở rộng thị trường, nhà sản xuất sẽ thuê thêm công nhân, làm tăng thu nhập cho người lao động. Như vậy sẽ khắc phục được nạn thất nghiệp như hiện nay. Mặt khác, CVTD có thủ tục tương đối đơn giản, nhanh gọn nên góp phần quan trọng đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi, từ đó giải quyết tốt các mối quan hệ khác trong xã hội. Do đó, nếu ngân hàng cho vay vốn tiêu dùng và giúp hàng hóa lưu thông càng tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh càng phát triển. Càng phản ánh hiệu quả CVTD của ngân hàng là càng cao và ngược lại. 1.2.3.2. Chỉ tiêu định lượng

cụ thể và khách quan hiệu quả CVTD:

Chỉ tiêu 1: Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng vay tiêu dùng

Số lượng khách hàng vay tiêu dùng phản ánh mức độ mở rộng và phát triển

CVTD của ngân hàng. Số lượng khách hàng càng tăng, ngân hàng càng mở rộng được thị phần và hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng phát triển, công thức tính tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng vay vốn tiêu dùng:

Chỉ tiêu này phản ánh số lượng khách hàng của ngân hàng qua các thời kỳ, cho thấy khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng trong thời gian qua. Nếu chỉ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả CVTD của ngân hàng là tốt và ngược lại.

Chỉ tiêu 2: Doanh số cho vay tiêu dùng

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản cho vay mà ngân hàng đã giải ngân trong một khoảng thời gian nhất định, không kể món vay đó đã thu hồi hay 23

chưa thu hồi. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm; phản ánh quy mô của hoạt động cho vay.

Tốc độ tăng doanh số cho vay là phần trăm doanh số cho vay kỳ này tăng/ giảm so với kỳ trước, phản ánh khả năng mở rộng cho vay của NHTM. Công thức tính tốc độ tăng doanh số cho vay là:

Doanh số cho vay phản ánh quy mô và xu hướng của hoạt động CVTD. Tốc độ tăng doanh số phản ánh khả năng mở rộng cho vay qua các thời kỳ. Doanh số cho vay và tốc độ tăng doanh số qua các năm phản ánh khả năng mở rộng hay thu hẹp tín dụng qua đó góp phần phản ánh hiệu quả cho vay của ngân hàng. Nếu doanh số cho vay năm sau cao hơn năm trước thì chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng có hiệu quả. Ngược lại, ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch CVTD chưa hiệu quả.

Là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng thu về tính đến thời điểm nhất định. Tốc độ tăng trưởng doanh số thu nợ được tính theo công thức sau:

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả CVTD trong việc thu nợ của ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng doanh số thu nợ CVTD phản ánh trong 1 thời kỳ nào đó, với doanh số CVTD nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn. Tỷ lệ này càng cao thì cho thấy khả năng của ngân hàng trong việc thu nợ càng tốt và ngược lại. Qua đó, thể hiện được hiệu quả CVTD của ngân hàng.

Chỉ tiêu 4: Dư nợ cho vay tiêu dùng

Dư nợ CVTD là chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền mà ngân hàng cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm nhất định.

Dư nợ

trong kỳ = Dư nợ kỳ trước + DSCV trong kỳ - DSTN trong kỳ

24

Công thức tính tốc độ tăng dư nợ CVTD cũng tương tự công thức tính tốc độ tăng doanh số cho vay ở trên:

Tốc

độ tăng trưởng dư nợ CVTD phản ánh xu hướng của việc đầu tư tín dụng là

phát triển hay thu hẹp, cho thấy khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn vay của khách hàng qua đó thể hiện được hiệu quả cho vay của ngân hàng.

Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của mình kể cả của kỳ hiện tại và kỳ trước đó.

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu nợ của ngân hàng trong kỳ đối với các khoản nợ phát sinh kỳ này cũng như các khoản nợ từ kỳ trước. Từ đó, cũng có thể cho thấy khả năng thu nợ của ngân hàng trong các kỳ tiếp theo. Hệ số này có xu hướng tăng theo thời gian, điều này phản ánh hiệu quả CVTD tốt và ngược lại.

Chỉ tiêu 6: Nợ cho vay tiêu dùng quá hạn

Theo quyết định 18/2007/QĐ – NHNN ngày 25/04/2007 của thống đốc Ngân

hàng Nhà nước (NHNN) về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng của tổ chức tín dụng. Nợ của các ngân hàng thương mại được chia thành 5 nhóm sau:

“Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn (nợ thông thường), bao gồm:

 Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

 Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.

 Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Nhóm 2: Nợ cần chú ý, bao gồm:

 Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; 25

 Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu).

 Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm:

 Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này;  Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

 Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. Nhóm 4: Nợ nghi ngờ, bao gồm:

 Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

 Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm:

 Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

 Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

 Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.” Trong đó, nợ quá hạn là nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5, nợ xấu là nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5.

Chỉ tiêu nợ quá hạn CVTD được thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn CVTD như sau:

26

Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh số dư nợ gốc đã quá hạn mà chưa thu hồi được. Tỷ lệ này cho biết tại thời điểm xác định cứ 100 đồng dư nợ hiện hành thì có bao nhiêu đồng đã quá hạn.

Tỷ lệ nợ quá hạn thấp biểu hiện độ an toàn tín dụng của ngân hàng cao và ngược lại. Tỷ lệ nợ quá hạn ngầm chỉ ra rủi ro đối với các khoản cho vay. Ngân hàng có nhiều khoản nợ quá hạn sẽ có nguy cơ mất vốn cao làm cho hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thấp. Nếu chỉ số này dưới mức 5% ngân hàng được đánh giá chất lượng CVTD tốt, góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả CVTD.

Chỉ tiêu 8: Nợ xấu trong cho vay tiêu dùng

Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN cũng quy định nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 là nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ ở vào khoảng từ 2% đến 5% là một tỷ lệ chấp nhận được. Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày gọi là “nợ nghi ngờ”. Nợ quá hạn trên 360 ngày được gọi là “nợ có khả năng mất vốn”.

Tỷ lệ nợ xấu CVTD cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục CVTD của ngân hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay. Tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý hiệu quả CVTD. Ngược lại, tỷ lệ này thấp so với các năm trước cho thấy hiệu quả CVTD được cải thiện. Hoặc cũng có thể ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay đổi các phân loại nợ.

Chỉ tiêu 9: Vòng quay vốn tín dụng cho vay tiêu dùng

Vòng quay vốn tính dụng là chỉ tiêu thường được các ngân hàng tính toán hàng

năm để đánh giá khả năng quản lý vốn CVTD và chất lượng CVTD trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Chỉ tiêu này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn CVTD. Số vòng quay vốn càng cao chứng tỏ nguồn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ. Với một số vốn nhất định, nhưng do vòng quay vốn nhanh nên ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vốn lớn cho thị trường. Như vậy, hệ số này càng tăng phản ánh tình hình tổ chức quản lý vốn CVTD càng tốt, hiệu quả CVTD càng cao. 27

Chỉ tiêu 10: Thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng

Việc nâng cao hiệu quả cho vay chỉ thực sự thể hiện ý nghĩa của nó khi góp phần quan trọng vào nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng. Cho vay là hoạt động chủ yếu của ngân hàng nên hiệu quả CVTD phải thể hiện ở tỷ trọng của thu nhập từ hoạt động CVTD trong tổng thu nhập của ngân hàng.

Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động CVTD. Điều này cũng đánh giá được mức hấp dẫn của CVTD so với các loại cho vay khác. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động CVTD càng cao, cho thấy ngân hàng đang làm tốt công tác CVTD của mình, ngân hàng đang nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía khách hàng, Ngoài ra, tỷ lệ này cũng góp phần nâng cao hiệu quả CVTD tại ngân hàng và ngược lại.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh láng hạ (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w