Quản trị hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong quản trị đại học (Trang 60 - 62)

8. Giới hạn nghiên cứu

3.3.4.Quản trị hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ

Trong một trƣờng ĐH, ngoài các hoạt động đào tạo là cốt lõi thì các hoạt động học thuật và nghiên cứu khoa học là không thể thiếu, đảm bảo cho hai nhiệm vụ của một trƣờng ĐH là giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Trong các ĐH ở các nƣớc phát triển, việc QT hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc chức năng của Hội đồng Học thuật. Hội đồng này không can thiệp vào hoạt động nghiên cứu của các nhà khoa học trong trƣờng mà chỉ xây dựng các định hƣớng, các chính sách về nghiên cứu khoa học và công nghệ, đặc biệt là những chính sách, quy định liên quan đến đạo đức khoa học. Trong khi đó, việc tham gia nghiên cứu khoa học và công nghệ là trách nhiệm đƣơng nhiên của các GV trong các trƣờng ĐH. Các nhà khoa học muốn có kinh phí làm khoa học bắt buộc phải tham gia cạnh tranh thông qua chất lƣợng các đề cƣơng nghiên cứu mà họ đề xuất. Các nhà khoa học đƣợc hoàn toàn tự chủ trong việc lựa chọn chủ đề, tổ chức và thực hiện nghiên cứu. Việc đánh giá hoàn thành đề tài nghiên cứu chủ yếu dựa vào các sản phẩm do chính các nhà khoa học đề xuất trong đề cƣơng (đã được duyệt). Đây chính là phƣơng pháp QT hoàn toàn dựa trên kết quả [45].

Trong QT hoạt động khoa học công nghệ hiện nay của các trƣờng ĐH nói chung và tại Trƣờng ĐH Mở Tp. HCM nói riêng đang đƣợc đẩy mạnh và xem nhƣ mũi nhọn trong quá trình phát triển của nhà trƣờng. Đồng thời áp dụng phƣơng pháp QT dựa trên kết quả cho các công trình nghiên cứu, nhằm phát huy thế mạnh và sở trƣờng của ngƣời làm khoa học. Điều này có ý nghĩa đối với các cán bộ là nữ do phải đảm nhiệm vai trò nội trợ và chăm sóc con cái trong gia đình, khi điều kiện và thời gian bị hạn chế hơn nam giới, thì việc nghiên cứu vấn đề thuộc sở trƣờng, chuyên môn và đam mê sẽ thuận lợi hơn nhiều trong công tác nghiên cứu khoa học.

Và trong QT hoạt động khoa học công nghệ mức độ tham gia của phụ nữ thấp hhơn nam giới qua kết quả kiểm định sự bằng nhau của hai phƣơng sai Independent Samples T-Test hai mẫu độc lập về sự khác biệt mức độ tham gia QT hoạt động khoa học công nghệ tại Trƣờng ĐH Mở Tp. HCM.

Nhu vậy, trong QT hoạt động khoa học công nghệ thì nam giới chiếm ƣu thế so với phụ nữ, các hoạt động cụ thể nhƣ: Công tác nghiên cứu khoa học; Giao lƣu hợp tác quốc tế,… Sở dĩ việc tham gia chƣa cao của phụ nữ trong QT hoạt động khoa ho ̣c và công nghê ̣ ta ̣i trƣờng là do sự hạn chế về thời gian và cách nhìn nhận, đánh giá của xã hội về góc độ công bằng giới chƣa xác đáng. Vì phụ nữ mất nhiều thời gian hơn nam giới cho việc tái sản xuất sức lao động (chăm sóc con cái, gia đình, nội trợ,…), cho nên việc dành thời gian cho công tác nghiên cứu khoa học hầu nhƣ rất ít CBNV nữ tham gia, trừ một số cán bộ có khả năng nghiên cứu khoa học và đam mê hay lực lƣợng GV là nhiệm vụ bắt buộc.

Ở nội dung này, qua kết quả phỏng vấn sâu, chúng tôi đã ghi nhận đƣợc các đề xuất mà phu ̣ nƣ̃ lƣ̣a cho ̣n để vừa làm tốt việc cơ quan, vừa đảm bảo việc nhà và tham gia công tác nghiên cƣ́u khoa ho ̣c là:

 Tổ chƣ́c, sắp xếp công việc sao cho hợp lý.

 Chọn chế độ làm việc phù hợp, hiệu quả (làm 8 tiếng, hạn chế làm ngoài giờ, các buổi tối, ngày cuối tuần,…).

 Bố trí thời gian phù hợp dành cho gia đình, chăm sóc con cái và thƣ̣c hiê ̣n vai trò, thiên chức làm vợ, làm mẹ.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đƣợc sƣ̣ quan tâm của lãnh đa ̣o nhà trƣờng tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát huy chuyên môn trong nghiên cứu khoa học và các chính sách thực thi , áp dụng quyền sở hữu trí tuệ của các tập thể , nhà khoa học thì lực lƣợng CBNVGV nữ đã có nhiều cơ hô ̣i tham gia nghiên cƣ́u khoa ho ̣c. Cho đến nay số công trình nghiên cứu của cán bộ nữ ngày một nhiều, một chất lƣợng và có khả năng ứng dụng thực tiễn cao. Tiêu biểu nhƣ các công trình của ThS. Lê Thị Mỹ Hiền về giới, của TS. Phan Thị Hồng Xuân về các vấn đề kinh tế xã hội các nước Đông Nam Á, của TS. Lê Thị Thanh về nâng cao khả năng giảng

dạy tiếng Anh trong trường ĐH, của TS. Lê Huyền Ái Thúy về vi sinh và ứng dụng trong cuộc sống [65]...

Đối với lực lƣợng GV trợ giảng, GV chƣa giảng đủ giờ chuẩn thì thời gian còn lại, nhà trƣờng chủ trƣơng tâ ̣p trung cho công tác nghiên cứu khoa học và có những khen thƣởng kịp thời, khích lệ. Đây chính là điểm mạnh và là mối quan hệ mật thiết có ý nghĩa giữa công tác QT hệ thống, nguồn nhân lực và đào tạo kết hợp với hoạt động QT khoa học công nghệ trong nhà trƣờng với nguồn tài chính theo hoạch toán chung.

Rõ ràng tr ong hoạt động QT khoa học và công nghệ, nhà trƣờng cũng đã tạo điều kiện cho các hoạt động này tối đa, song do những khó khăn và hạn chế nhất định về mặt thời gian, dù có nhiều đóng góp và tham gia song tỷ lệ CBNVGV nữ tham gia vẫn không cao bằng nam giới. Do vậy cần phải có sự chỉ đạo sâu sát và các chiến lƣợc, kế hoạch cũng nhƣ chính sách cụ thể tạo điều kiện cho chị em phụ nữ có nhiều cơ hội tham gia nghiên cứu , đóng góp trong QT hoa ̣t đô ̣ng khoa học và công nghệ nhiều hơn nữa.

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong quản trị đại học (Trang 60 - 62)