Về quản trị (Governance)

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong quản trị đại học (Trang 29 - 109)

8. Giới hạn nghiên cứu

1.4.2.1. Về quản trị (Governance)

Quản trị, là thông qua nhiệm vụ của nó, cho rằng nhiệm vụ cơ bản của QT là "thiết kế và duy trì một môi trƣờng mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định" [59].

Quản trị, là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra [68].

1.4.2.2. Về QT đại ho ̣c (University Governance)

Trong tiếng Việt chƣa có sự phân biệt rõ ràng giữa các khái niệm “quản trị”, “quản lý”, “điều hành”. Xét về mặt nội dung ba khái niệm này giống nhƣ ba vòng tròn giao nhau, với những nội dung trùng nhau, nhƣng chúng không hoàn toàn đồng nhất. Việc sử dụng một trong ba thuật ngữ này phụ thuộc nhiều vào tình huống cũng nhƣ lĩnh vực áp dụng. Theo từ điển tiếng Việt “điều hành” có nghĩa là điều khiển mọi bộ phận và quy trình hoạt động chung, “quản lý” là thực hiện việc tổ chức và điều khiển hoặc trông coi và giữ gìn các hoạt động theo những yêu cầu nhất định, còn “quản trị” là quản lý và điều hành công việc thƣờng ngày.

Đã có tác giả [29] phân biệt ba khái niệm này nhƣ ba cấp độ cụ thể trong hoạt động của tổ chức nhƣ một hệ thống. Tác giả này cho rằng “quản trị” là phƣơng pháp, hay hệ thống mà qua đó một tổ chức, một cơ quan đơn vị đƣợc điều hành và cai quản. Cụ thể hơn, QT là những phƣơng cách để những ngƣời có thẩm quyền lãnh đạo, thƣờng là HĐQT của các tổ chức, hƣớng dẫn và giám sát các mục tiêu và giá trị của tổ chức đó thông qua chính sách và quy trình thực hiện. Nó là hành động xây dựng và tập hợp các quy tắc, hệ thống nhằm quản lý và kiểm soát các tổ chức, cơ quan, đơn vị, hơn là những hành động cụ thể để thực hiện việc quản lý và kiểm soát hoạt động của tổ chức đó. Khái niệm “administration” (quản lý) chính là để nói

về những hành động cụ thể này, nói về việc tổ chức thực hiện những chính sách đó thông qua phối hợp các nguồn lực. Còn “management” (điều hành) là cụ thể thêm một bậc nữa, nói về quá trình triển khai, vận dụng, và hƣớng dẫn trực tiếp để thực hiện công việc của một tổ chức, một cơ quan hay doanh nghiệp. Management trong tiếng Pháp cổ có nghĩa là “nghệ thuật sắp đặt, hƣớng dẫn”, có nguồn gốc từ tiếng Latin manuagere nghĩa là “hƣớng dẫn bằng tay”, ngụ ý “cầm tay chỉ việc”. Ngƣời quản lý là ngƣời hƣớng dẫn ngƣời khác làm theo một kế hoạch đã định. Trong lúc đó, xây dựng kế hoạch là việc của nhà quản lý, còn xác định phƣơng hƣớng chiến lƣợc và cơ chế QT làm cơ sở cho các kế hoạch là việc của các nhà lãnh đạo. Cần phân biệt việc QT và quản lý vì việc QT bắt đầu ngay từ khi khởi đầu quá trình và nhiệm vụ của QT là xây dựng các chính sách, còn quản lý thì làm tất cả những việc tiếp theo [46].

Benjamin định nghĩa về QTĐH là quá trình ra quyết định, các chính sách và qui trình đƣợc văn bản hóa hay không văn bản hóa mà đóng vai trò kiểm soát nguồn lực của các trƣờng ĐH-CĐ. Đặc tính này tập trung đối với các chủ thể hành động cả bên trong và bên ngoài trƣờng, những ngƣời có ảnh hƣởng đến việc phân bổ nguồn lực. Khái niệm phân bổ nguồn lực ở đây không chỉ giới hạn đối với nguồn lực tài chính mà còn là sự phân bổ về danh dự, xác định mục đích, xây dựng và phát triển tầm nhìn và sứ mạng của trƣờng ĐH [46].

QTĐH, là cấu trúc của các mối quan hệ nhằm mang đến sự kết dính, ủy nhiệm chính sách, kế hoạch và ra quyết định, chịu trách nhiệm trƣớc nhà trƣờng, cộng đồng xã hội và ngƣời học về sự tin cậy, tính thích ứng và hiệu quả chi phí quản lý trong khi quản lý nhằm đạt đƣợc kết quả mong đợi thông qua việc phân chia trách nhiệm, nguồn lực và kiểm soát tính hiệu lực và hiệu quả [46].

Vậy QTĐH, là những phƣơng cách để những ngƣời có thẩm quyền lãnh đạo (thƣờng là HĐQT), hƣớng dẫn và giám sát các mục tiêu và giá trị của trƣờng ĐH đó thông qua chính sách và quy trình thực hiện để đạt đƣợc mục tiêu và sứ mạng chung của nhà trƣờng.

Nhƣ vâ ̣y có rất nhiều khái niê ̣m về QTĐH , riêng trong đề tài “Vai trò của phụ nữ trong QTĐH”, tác giả hiểu và sƣ̉ du ̣ng QTĐH là khái niệm dùng để chỉ hoạt

động tổ chức, hƣớng dẫn, giám sát việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức ĐH bằng các kế hoạch chiến lƣợc, các chính sách, các cơ chế, các quy tắc và các giá trị chung. ĐH đƣợc xem nhƣ một tổ chức, với HĐQT là lãnh đạo cao nhất thực hiện quyền tổ chức vĩ mô. Bàn đến hoạt động QTĐH là bàn đến mục tiêu, cơ chế, thể chế và các thành phần cấu tạo và tham gia hoạt động của ĐH với tƣ cách là một cấp độ GD sau phổ thông, GD không bắt buộc hay là GDĐH. QTĐH là cấu trúc và quá trình ra quyết định đƣợc ủy thác về những vấn đề quan trọng đối với các bên liên quan bên trong cũng nhƣ bên ngoài của một ĐH/trƣờng ĐH. QT hiệu quả bao gồm việc xác định mục đích của tổ chức, làm rõ các định hƣớng chiến lƣợc, xác định các ƣu tiên, thực thi sự kiểm soát đầy đủ để quản lý kết quả [46].

1.4.3. Cán bộ quản lý/Lãnh đạo; Vai trò của phu ̣ nƣ̃ trong QTĐH

Theo House, R. J., Lãnh đạo ở cấp độ tổ chức có thể đƣợc coi là "khả năng một cá nhân có thể ảnh hưởng, khuyến khích và làm cho người khác đóng góp nhiều hơn vào hiệu quả và thành công cuối cùng của tổ chức mà họ đang là thành viên." [55].

Theo Mary Parker Follett2 đã đƣa ra định nghĩa về quản lý là "nghệ thuật sử dụng con người để hoàn thành công việc".

Trong khi đó, Henri Fayol3 mô tả việc quản lý bao gồm năm chức năng chính: 1. Lập kế hoạch; 2. Tổ chức; 3. Lãnh đạo; 4. Điều phối; 5. Điều khiển. Nhƣ vậy có nhiều quan điểm và định nghĩa về cán bộ quản lý/Lãnh đạo, trong đề tài này, tác giả thống nhất hiểu cán bộ quản lý/Lãnh đạo là ngƣời truyền cảm hứng làm việc, xác định chính xác vấn đề cần giải quyết và bám sát, hỗ trợ từng thành viên để đạt kết quả cuối cùng của tổ chức/đơn vị nhờ vào khả năng tổ chức, lập kế hoạch, lãnh đạo đồng thời điều phối và điều khiển công việc, con ngƣời trong một tổ chức/đơn vị hƣớng vào công việc với mục tiêu chung.

Và trong đề tài , tác giả thống nhất hiểu định nghĩa Vai trò của phụ nữ trong QTĐH là quá trình tham gia các hoạt động QTĐH cụ thể của từng cá nhân thông qua tƣ̀ng vi ̣ trí công viê ̣c phu ̣ trách, đảm nhiê ̣m trong các trƣờng ĐH.

1.5. Tóm tắt

2 Mary Parker Follett (1868–1933). 3

Trong chƣơng 1 trình bày về tổng quan tài liệu nghiên cứu trong nƣớc và nƣớc ngoài đồng thời giới thiệu các lối tiếp cận chính chủ yếu dựa trên các lý thuyết hệ thống mở, lý thuyết về nữ giới và sự phát triển, nữ giới trong phát triển,…

Ngoài ra, chƣơng 1 cũng đã trình bày các khái niệm: Giới, bình đẳng giới; QT và QTĐH; Cán bộ quản lý/Lãnh đạo để thống nhất các khái niệm sử dụng trong luận văn.

Chƣơng tiếp theo sẽ trình bày thực trạng về QTĐH trên thế giới, tại Việt Nam cũng nhƣ tại Trƣờng ĐH Mở Tp. HCM.

Chƣơng 2. QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 2.1. Giới thiệu

Trong chƣơng 2 nhằm giới thiệu mô ̣t số mô hình QTĐH trên thế giới cũng nhƣ tại Việt Nam hiện nay với vai trò QT của nữ. Đồng thời tác giả cũng giới thiệu mô hình ĐH Mở trên thế giới và tại Việt Nam mà cụ thể là tại Trƣờng ĐH Mở Tp. HCM.

Chƣơng 2 có ba phần: Phần thứ nhất là giới thiệu về mô hình QTĐH trên thế giới, tiêu biểu là mô hình QTĐH của Mỹ ; Phần thứ hai là giới thiệu về QTĐH tại Việt Nam với các cấp độ QTĐH và sự tự chủ trong ĐH. Phần cuối cùng giới thiệu về mô hình ĐH Mở, điển hình là QTĐH tại Trƣờng ĐH Mở Tp. HCM.

2.2. Mô hình QTĐH trên Thế giới

2.2.1. Sơ lƣợc về mô hình QTĐH trên thế giới và nhƣ̃ng tuyên bố chung

QTGD nói chung và QTĐH nói riêng có liên quan đến quan hệ giữa các thành phần nhƣ: nhà nƣớc và cơ sở GD, nhà trƣờng và GV, HĐQT và sự tham gia của các đại diện bên ngoài, mức độ tự chủ của nhà trƣờng và một thành phần quan trọng của QTĐH trong quá trình đào tạo, QT tại các trƣờng là sự tham gia của SV [37]. Các thành phần trong hoạt động QTĐH trên đã đƣợc thống nhất trong tuyên bố của 40

(bốn mươi) Bộ trƣởng GD các nƣớc châu Âu với sáng kiến Bologna4 nhằm xây dựng mô hình QTĐH chung nhất và hiệu quả nhất.

Ngoài những thành phần trên, QT nhà trƣờng cũng nhƣ QTĐH đòi hỏi tìm kiếm một sự cân bằng giữa ba cấp quản lý: cấp trƣờng (Hiệu trưởng/thành viên HĐT), cấp Khoa (Chủ nhiệm khoa, thành viên Hội đồng khoa) và các bộ môn. Các đối tƣợng này đƣợc tổ chức theo cấp bậc, mỗi cấp có một phạm vi nhất định và hoạt động bên trong khuôn khổ đƣợc thiết lập bởi các cấp trên trong mối quan hệ tƣơng tác đa chiều.

Trong hầu hết các cơ sở GDĐH, cấp trƣờng (Hiệu trưởng/thành viên HĐT) đại diện cho nhà trƣờng trong các quan hệ với bên ngoài và thiết lập các chính sách tổ chức chung. Xét trên bình diện pháp lý, cấp trƣờng đại diện cho trƣờng và chịu trách nhiệm pháp lý. Cấp trƣờng là một thực thể hợp pháp có quyền hạn và trách

4

nhiệm tƣơng ứng. Để thực hiện việc này tập trung, thống nhất, phần lớn các trƣờng ĐH trên thế giới đã thành lập HĐT để công tác QTĐH trong trƣờng hiệu quả, khoa học và khách quan hơn.

Chính vì lẽ đó, với mục tiêu là tạo ra một không gian chung cho GDĐH Châu Âu nhằm xây dựng một cơ chế chung, tăng cƣờng sự lƣu chuyển của GV và SV, nâng cao sự hợp tác và giao lƣu giữa các trƣờng trong lĩnh vực đào tạo ĐH, tại Bologna các Bộ trƣởng GD châu Âu đã cùng xác định chín điều khoản chủ yếu liên quan đến công tác QTĐH, vai trò của HĐT5

. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của HĐT trong hoạt động QTĐH ở các nƣớc và là mô hình QTĐH mà thế giới đang hƣớng đến.

2.2.2. Mô hình QTĐH tại Mỹ

Mỹ là một quốc gia phát triển về GD trễ hơn nhƣng lại có một nền tảng QTĐH chất lƣợng và hiệu quả. Ngày nay, GDĐH Mỹ đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn và trở thành một khuôn mẫu cho nhiều quốc gia khác học tập với tầm ảnh hƣởng to lớn trên toàn cầu về lĩnh vực QTĐH. Trong kết quả kiểm định các trƣờng ĐH mới đây nhất, các trƣờng ĐH Mỹ chiếm hầu hết vị trí trong danh sách các ĐH hàng đầu trên toàn thế giới và hơn phân nữa số trƣờng (hơn 100 trường) kiểm định đạt chất lƣợng và xếp hạng trƣờng ĐH trên thế giới.

Sự thành công này do nhiều nhân tố tạo nên và một trong những nhân tố có tính chất quyết định là tính dân chủ trong hệ thống tổ chức và QT. Tính dân chủ này thể hiện rất rõ trong hệ thống kiểm định chất lƣợng GDĐH ở Mỹ. Ở Mỹ không có Bộ Giáo dục để kiểm soát và đánh giá chất lƣợng cũng nhƣ hoạt động của các trƣờng. Thay vào đó, các tổ chức kiểm định sẽ thực hiện kiểm định chất lƣợng của các ngành đào tạo và các trƣờng ĐH, dựa trên những tiêu chuẩn kiểm định đƣợc công bố minh bạch và công khai. Những tiêu chuẩn kiểm định này là sản phẩm lao động trí tuệ tập thể của những ngƣời đang hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực GDĐH. Họ - những ngƣời trực tiếp làm công tác quản lý, theo dõi, đào tạo, giảng dạy và cả ngƣời học cùng ngồi lại và thảo luận để đi đến sự đồng thuận đâu là những tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể của chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng. Chính vì

vậy, những tiêu chuẩn đó phản ánh toàn diện thực tiễn đào tạo lẫn khát vọng và mục tiêu của những ngƣời làm GD. Nó không áp đặt, không hình thức, không viễn vông, nó có thể biện minh và có thể thực hiện đƣợc trên cơ sở chất lƣợng đào tạo có thực. Phƣơng pháp này là sản phẩm của sự dân chủ trong GDĐH ở Mỹ và mô hình QT này đã đƣợc chứng tỏ là có hiệu quả trong thực tế.

Hệ thống GDĐH Mỹ nổi bật về tính chất đa dạng và sự tự chủ trong QTĐH. Tuy vậy về những mặt cơ bản hệ thống này vẫn có sự tƣơng đồng đáng kể giữa các trƣờng, đặc biệt là về mô hình QT. Mục đích cơ bản của việc QT ở đó là việc tạo điều kiện để toàn bộ thành viên trong nhà trƣờng nhận thức đầy đủ mục tiêu và sứ mạng của trƣờng, để hoàn thành mục tiêu và sứ mạng ấy với những cách thức hiệu quả nhất, nhằm mang lại lợi ích thực sự cho nhà trƣờng và cho SV theo học.

Mỗi trƣờng ĐH có một tổ chức thực hiện công việc QT này (governing body) với những tên gọi khác nhau6

mà chúng ta gọi là HĐQT. HĐQT là đơn vị chịu trách nhiệm tối cao về chất lƣợng đào tạo, về sự chính trực trong học thuật, về tài chính và tài sản của nhà trƣờng. Thành viên HĐQT không phân biệt giới tính, tuổi tác, chủng tộc. Họ thƣờng là ngƣời không có quyền lợi về tài chính trong nhà trƣờng. Số lƣợng thành viên trong HĐQT khoảng 12-24 ngƣời, phải mang tính đại diện, phải có SV và cựu SV. Đặc biệt, các trƣờng ĐH tại Mỹ hoạt động không chỉ dựa trên ngân sách nhà nƣớc hay các nguồn thu mà còn chủ yếu dựa trên nguồn quỹ hiến tặng của các cá nhân, nhất là cựu SV một cách tự nguyện. Đƣợc đóng góp cho GD là một vinh dự và giá trị này đã phổ biến trong xã hội Mỹ, GD Mỹ.

Tại Mỹ về mặt cơ cấu trong hệ thống QT, có một điểm nổi bậc, đó là tất cả các trƣờng ĐH thuộc một hệ thống ĐH là những ĐH hai cấp: cấp độ hệ thống và cấp độ trƣờng thành viên. Ở cấp độ Hệ thống ĐH, toàn bộ Hệ thống đƣợc lãnh đạo bởi một cơ quan QT là HĐQT (a system-wide governing body). HĐQT đƣợc Thống đốc của Bang bổ nhiệm. Các thành viên của HĐQT là những quan chức cấp cao của Chính phủ, các Nghị sĩ hoặc các CEO nổi tiếng nhƣ Thống đốc Bang, Chủ tịch Nghị viện, Chánh án toà án tối cao v.v. Nhiều Thống đốc các tiểu bang tham gia Hội đồng này

6

với tƣ cách thành viên hoặc Chủ tịch, Hội đồng này có chức năng và quyền hạn bổ nhiệm ngƣời đứng đầuĐH gọi là Giám đốc hay Chủ tịch ĐH.

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của Hệ thống ĐH California (UNIVERSITY OF CALIFORNIA - UC) [46]

Với cơ cấu ĐH hai cấp nhƣ sơ đồ biểu diễn tại hình 2.1, sau cấp độ hệ thống thì ở cấp độ các trƣờng thành viên cũng có cơ cấu quản lí ở cấp độ trƣờng để thực hiện các hoạt động quản lí nội bộ gọi là QTĐH nội bộ và đối ngoại.

Trong QTĐH nội bộ gồm đội ngũ CBNVGV và SV. Sự tham gia của các nhóm này vào công việc QTĐH thể hiện qua tiếng nói mà họ đóng góp hoặc quyền

Thƣ ký & Trƣởng bộ phận hỗ trợ cho Hội đồng

HỘI ĐỒNG NHIẾP CHÍNH ĐẠI HỌC

CALIFORNIA

Quan chức chịu trách nhiệm về đầu tƣ & Phó giám đốc phụ trách về đầu tƣ và Thủquỹ của Hội đồng

GIÁM ĐỐC Mark Yudof HIỆU TRƢỞNG UC BERKELEY Robert Bigeneau LUẬT SƢ VÀ PHÓ GIÁM ĐỐC VỀ PHÁP LÝ Charles Robinson

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong quản trị đại học (Trang 29 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)