Những mặt tồn tại trong hoạt động xuất khẩu của Công ty sang thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty sản xuất xuất nhập khẩu dệt may sang thị trường nhật bản (Trang 44 - 49)

DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

2.3.2. Những mặt tồn tại trong hoạt động xuất khẩu của Công ty sang thị trường Nhật Bản

trường Nhật Bản

Bên cạnh những ưu điểm, Công ty cũn cú những mặt tồn tại trong hoạt

động xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản:

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng thấp, kim ngạch xuất khẩu giảm qua các năm. Năm 2008, tốc độ tăng trưởng giảm 12.54% so với năm 2007.

Thứ hai, quy mô xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản nhỏ. Sản lượng xuất khẩu hàng năm vào thị trường có xu hướng giảm.

Thứ ba, hạn chế đáp ứng các lô hàng lớn do giá của sản phẩm vẫn ở mức cao. Thứ tư, mẫu mó cỏc sản phẩm nhất là sản phẩm may mặc đơn giản, chưa theo kịp xu hướng thời trang quốc tế, chưa có sản phẩm độc đáo về kiểu dáng để thu hút khách.

Thứ năm, cụng tác nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng chưa đạt hiệu quả. Mức độ tham gia các hội chợ, triển lãm chưa nhiều. Thông tin về thị trường Nhật Bản chủ yếu là thơng tin thứ cấp, độ chính xác của các đánh giá về thị trường không cao.

Thứ sỏu, có những lơ hàng xuất khẩu phải bồi thường do thời gian cập cảng đến chậm hơn so với thời gian quy định trong hợp đồng. Trong năm 2007, Công ty đã phải bồi thường 2 vụ vi phạm hợp đồng với công ty Yuriata và công ty Nagaka.

Thứ bảy, nguồn nhân lực trong nước cho ngành dệt may đang thiếu về cả trình độ chun mơn lẫn tay nghề. Do vậy, việc tuyển chọn thêm lao động lành nghề của Cơng ty cịn gặp nhiều khó khăn.

2.3.3. Ngun nhân của những mặt tồn tại

• Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân dẫn đến hạn chế đáp ứng các lô hàng lớn, chưa chủ động về giá cả là do nguồn nguyên liệu còn phụ thuộc vào các nhà cung ứng ở nhiều quốc gia. Nguồn nguyên liệu trong nước không đủ để sản xuất những lô hàng lớn. Giá cả nguồn nguyên liệu có biến động thì có tác động làm tăng hoặc giảm giá của sản phẩm. Khi giá cả nguyên liệu nhập khẩu tăng sẽ làm giá thành sản xuất của Công ty tăng. Hiện nay, giá bông trên thế giới đang tăng ở mức kỷ lục kể từ năm 2007. Năm 2010, giỏ bơng đó tăng 23% trong tháng 10 và tăng 66% trong 10 tháng đầu năm do nguồn cung tồn cầu khơng bắt kịp nhu cầu.

Ngoài ra, giá xăng dầu dùng cho chi phí vận chuyển tăng làm giá thành giá sản phẩm cũng theo đó tăng lên. Do đó, Cơng ty khơng có khả năng cạnh tranh về giá so với các đối thủ.

 Nguyên nhõn sản lượng xuất khẩu nhỏ khơng chỉ do cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế tác động làm giảm các đơn đặt hàng mà cũn do yếu tố bên trong Công ty. Trong khi gớa cả nguyên liệu tăng cao, chi phí sản xuất tăng mà Cơng ty không huy động được nguồn vốn. Vốn lưu động từ hoạt động kinh doanh để quay vịng hàng năm khơng đủ cho hoạt động sản xuất.

Tuy có một bộ phận chuyên thiết kế nhưng mẫu mã sản phẩm vẫn chưa có tính sáng tạo, vẫn chỉ tập trung vào một số mẫu mã truyền thống. Đội ngũ nhõn viên thiết kế đều là người Việt Nam, do vậy các thiết kế vẫn mang phong cách của người dõn Việt, chưa theo xu hướng thời trang quốc tế. Các thông tin về thời trang chỉ được cập nhật qua ấn phẩm, trang báo điện tử của ngành thời trang. Các khoá cử nhõn viên đi học thiết kế ở nước ngoài chưa nhiều. Do vậy, bộ phận thiết kế khơng có những ý tưởng mới cho sản phẩm.

 Hàng năm Công ty tổ chức các đợt tập huấn cho cán bộ ra nước ngồi, song chi phí cho các khóa đào tạo này lớn, thời gian đào tạo ngắn hạn. Cơng ty mới chỉ có một số biện pháp quảng bá như tham gia hội chợ, trên ấn phẩm bỏo chớ…Công ty chưa tận dụng được phương tiện truyền thông là công nghệ thông tin. Công ty lập riêng trang web nhưng nội dung chưa thực sự nhiều, khơng được cập nhật thường xun. Do đó, đây chưa trở thành nguồn để đối tác tìm hiểu về hình ảnh, thương hiệu Công ty.

 Nguyên nhân khách quan

 Thủ tục hải quan ở Việt Nam còn nhiều bất cập, nhiều thủ tục hành chính. Theo quy định khơng đầy đủ các chứng từ thì sẽ bị tạm giữ hàng hóa. Điều này dẫn đến chậm trễ thời gian giao hàng, do đó phải bồi thường theo quy định trong hợp đồng. Thêm nữa, Nhật Bản có đặc thù là làm việc rất đúng

hẹn. Vì vậy, việc chậm trễ tại cơ quan hải quan sẽ làm mất uy tín làm việc của Cơng ty. Điển hình như lơ hàng khăn bơng xuất sang Nhật Bản cho đối tác Yuriata theo điều kiện CIF, theo điều kiện này, Cơng ty phải tiến hành thơng quan cho hàng hóa xuất khẩu. Nhưng Cơng ty gặp rắc rồi với một số thủ tục hành chính, hàng hóa được thơng quan chậm 2 ngày như dự kiến. Do vậy, hàng hóa bị giao chậm 2 ngày so với trong hợp đồng quy định. Bên đối tác đã yêu cầu Công ty phải bồi thường thiệt hại do việc giao hàng chậm trễ đã làm đối tác bị mất hợp đồng kinh doanh với bạn hàng.

Ngoài ra, các văn bản hướng dẫn thực thi luật thuế không rõ ràng. Các ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may chưa thực sự được thi hành ở cấp dưới, nếu có cơ hội thì hải quan sẽ áp mức thuế cao hơn.

 Nguồn nhân lực trong nước cho ngành dệt may đang thiếu về cả trình độ chun mơn lẫn tay nghề. Hàng năm Cơng ty vẫn cần tuyển thêm lao động, song phải tập huấn lại từ đầu để có thể sử dụng được công nghệ hiện đại. Thời gian đào tạo lâu trong khi chi phí đào tạo lớn. Hiện tại, Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may về đào tạo nguồn lao động.

 Nguồn nguyên liệu trong nước bị hạn chế. Nhà nước chưa có quy hoạch tổng thể vùng cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt may, chưa có chính sách hỗ trợ cho người nơng dân trồng bông. Trên thực tế, vào năm 2002- 2003, diện tích bơng cả nước đã đạt 32.000 ha, sản lượng khoảng 12.000 tấn bơng xơ... Nhưng những năm sau đó diện tích và sản lượng này liên tục giảm

xuống. Lý giải về nguyên nhân, giá đậu nành tăng 3,7 lần, giỏ ngụ, lỳa tăng bình quân 4 lần trong khi giỏ bụng chỉ tăng 1,6 lần. Bên cạnh đó, năng suất bơng lại ít tăng trong khi năng suất các loại cây trồng khác lại tăng rõ rệt. Đó là chưa kể tới bơng là cây trồng địi hỏi kỹ thuật cao, tốn nhiều nhân cơng. Do

đó, người nơng dân chuyển sang trồng các loại hoa màu khác thu được lợi nhuận cao hơn. Điển hình năm 2007, diện tích bơng của cả tỉnh Gia Lai đã lên tới 6.000 ha nhưng con số này vào năm 2007 chỉ cịn 700 ha và vẫn có nguy cơ tiếp tục sụt giảm.

Với những nguyên nhân chủ quan và khách quan trên, Công ty cần đưa ra những biện pháp để giải quyết các vấn đề trong khả năng của mình và có những kiến nghị với Nhà nước nhằm tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi nhất cho việc xuất khẩu hàng dệt may đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty sản xuất xuất nhập khẩu dệt may sang thị trường nhật bản (Trang 44 - 49)

w