Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty

Một phần của tài liệu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty sản xuất xuất nhập khẩu dệt may sang thị trường nhật bản (Trang 26 - 28)

DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

2.1.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty

Hàng dệt may của Công ty đã được xuất khẩu sang 20 quốc gia trên thế giới. Nhưng, thị trường chính Cơng ty xuất khẩu sang là Nhật Bản, EU, Mỹ. Trong đó, Nhật Bản ln là thị trường chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Giỏ trị kim ngạch của các thị trường xuất khẩu được thể hiện trong Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty Vinateximex (2007-2009) Thị trường 2007 2008 2009 GT (Nghìn USD) Tỉ trọng (%) GT (Nghìn USD) Tỉ trọng (%) GT (Nghìn USD) Tỉ trọng (%) Nhật Bản 3,141 38.02 2,747 38.34 1,781 40.07 EU 2,109 25.53 2,192 30.59 893 20.09 Mỹ 90 1.09 100 1.4 309 6.96 Thi trường khác 2,921 35.36 2,126 29.67 1,462 32.88 Tổng KNXK 8,261 100 7,165 100 4,445 100

Nguồn: Phòng kế hoạch- Thị trường ( Vinateximex).

Đứng đầu kim ngạch xuất khẩu của Công ty là thị trường Nhật Bản. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt mức 3,141 nghìn USD (chiếm 38.02% tỷ trọng xuất khẩu). Nhưng đến năm 2008, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật giảm xuống cịn 2,747 nghìn USD (chiếm 38.34% tỷ trọng xuất khẩu). Điều này được lý giải do Nhật Bản chịu ảnh hưởng của cuộc khùng hoảng tài chính thế giới năm 2008. Đến năm 2009, thị trường Nhật Bản vẫn chưa ổn

định, kim ngạch xuất khẩu của Cơng ty tiếp tục giảm, chỉ cịn 1,781 nghìn USD. Nhật Bản là thị trường chính trong hoạt động xuất khẩu của Cơng ty. Vì vậy, mọi định hướng của Công ty đều tập trung phát triển thị trường này. Do vậy, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Nhật Bản luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Đứng thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu của Công ty là thị trường EU. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,109 nghìn USD (tương ứng chiếm 25.53 tỷ trọng xuất khẩu). Năm 2008, thị trường EU vẫn giữ được ở mức tăng trưởng ồn định, kim ngạch đạt mức 2,192 nghìn USD (tương ứng với 30.59 % tỷ trọng xuất khẩu). Năm 2009 là năm giảm sút nhập khẩu hàng dệt may của Công ty trên thị trường EU, kim ngạch là 893 nghìn USD (giảm 1,298 nghìn USD so với năm 2008), chiếm 20.09% tỷ trọng.

Mỹ là thị trường có mức độ tăng trưởng không ổn định. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu ở mức 90 nghìn USD (chiếm 1.09 tỷ trọng xuất khẩu ). Năm 2008, kim ngạch ở mức 100 nghìn USD (chiếm 1.4% tỷ trọng xuất khẩu). Đến cuối năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của Công ty tăng gấp 3 lần so với năm 2008 đạt mức 309 nghìn USD. Để đạt được mức tăng trường như vậy, Công ty đã đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Công ty không chỉ tập trung xuất khẩu hàng sang 3 thị trường trên mà còn xuất sang các thị trường khác như Ai Cập… và mở rộng thị trường ở châu Á, châu Mỹ…Tổng kim ngạch trờn cỏc thị trường này cũng chiếm tỷ trọng lớn. Cơng ty tích cực tìm đối tác trên những thị trường đó cú mà cũn trờn những thị trường mới với các hình thức xuất khẩu khác nhau. Sự đa dạng hóa thị trường giúp Công ty tránh được các rủi ro về phụ thuộc vào thị trường.

Tuy nhiên, Công ty vẫn tập trung xuất khẩu vào các thị trường truyền thống, tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động xuất nhập khẩu lâu dài.

Giá trị xuất khẩu trên các thị trường giảm sút, do đó, tổng kim ngạch xuất khẩu giảm theo. Cơng ty có tốc độ tăng trưởng õm. Năm 2009, tổng giá trị xuất khẩu của Công ty chỉ bằng ẵ tổng giá trị xuất khẩu năm 2007. Đề ra biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty đang là vấn đề cấp thiết.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty sản xuất xuất nhập khẩu dệt may sang thị trường nhật bản (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w