DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
2.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
Hàng dệt may Công ty xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu đáp ứng nhu cầu tầng lớp bình dân, còn đối với tầng lớp trung lưu và thượng lưu thì chưa đáp ứng được nhu cầu về kiểu dáng, mẫu mã. Mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản bao gồm: khăn bông, dệt kim và các sản phẩm may mặc. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của Công ty được thể hiện trong Bảng 2.4.
Bảng 2.4. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Vinateximex (2007-2009) Mặt hàng 2007 2008 2009 GT (Nghìn USD) Tỉ trọng (%) GT (Nghìn USD) Tỉ trọng (%) GT (Nghìn USD) Tỉ trọng (%) Khăn bông 1,971 62.75 1,845 67.15 1,257 70.58 Dệt kim 700 22.3 600. 21.84 300 16.85 May mặc 470 14.95 302 11.01 224 12.57 Tổng KNXK sang Nhật 3,141 100 2,747 100 1,781 100
Nguồn: Phòng kế hoạch - Thị trường (Vinateximex)
Khăn bông là mặt hàng chủ lực Công ty xuất khẩu vào Nhật Bản. Sản phẩm có các tính năng sau: hút ẩm tốt, thấm nước cao, ít bị đổ lông, bền màu, có khả năng kháng khuẩn, chống ẩm mốc cao. Công nghệ sản xuất khép kín, theo tiêu chuẩn của Đức, Hàn Quốc. Mặt hàng này yêu cầu cao về chất lượng còn về kiểu dỏng thỡ đơn giản, do vậy, Công ty đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng ở đây. Doanh thu hàng năm của mặt hàng này trên thị trường Nhật Bản lớn. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu là 1,971 nghìn USD (chiếm
62.75% tỷ trọng xuất khẩu). Kim ngạch của mặt hàng này theo xu hướng giảm; ở mức 1,845 nghìn USD đối với năm 2008; 1,257 nghìn USD đối với năm 2009. Nguyên nhân của việc sụt giảm là do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tác động đến chi tiêu của người tiêu dùng. Thêm nữa, chi phí sản xuất bị đẩy cao do giá nguyên liệu bông tăng caođạt mức kỷ lục 1,305 USD/lb.
Dệt kim là mặt hàng có tỷ trọng xuất khẩu lớn thứ hai trong các mặt hàng được xuất sang Nhật. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu là 700 nghìn USD (chiếm 22.3% tỷ trọng xuất khẩu). Cũng như đối với mặt hàng khăn bông, kim ngạch của mặt hàng này cũng giảm vào năm 2008 và năm 2009. Năm 2008 đạt 600 nghìn USD (chiếm 21.84% tỷ trọng xuất khẩu). Năm 2009 chỉ ở mức 300 nghìn USD (chiếm 16.85% tỷ trọng xuất khẩu).
Sản phẩm may mặc bao gồm: quần âu, ỏo sơ mi, áo jacket... Trong 3 năm (2007-2009) thì năm 2007, may mặc đạt kim ngạch lớn nhõt, ở mức 370 nghìn USD (chiếm 14.97% tỷ trọng). 2 năm tiếp theo, kim ngạch giảm xuống còn mức 223 nghìn USD. Đối với mặt hàng này, người tiêu dùng Nhật Bản có thị hiếu hay đổi theo xu hướng thời trang thế giới. Do bộ phận thiết kế của Công ty hoạt động chưa hiệu quả, nên chưa đáp ứng được nhu cầu về kiểu dáng, mẫu mã của thị trường này.
Cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế tác động đến hoạt động xuất khẩu, làm giảm tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty trên thị trường Nhật Bản. Nhưng đến năm 2010, dự báo tình hình xuất khẩu sang thị trường này theo chiều hướng tăng trưởng. Do nền kinh tế Nhật bắt đầu phục hồi, hơn nữa, hiệp định Việt – Nhật được ký kết, hàng dệt may không phải chịu thuế suất nhập khẩu.