0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Thảo luận:

Một phần của tài liệu THỬ NGHIỆM LOẠI THỨC ĂN VÀ ƯƠNG ẤU TRÙNG TÔM BÁC SĨ LYSMATA AMBOINENSIS (DE MAN, 1888) (Trang 41 -43 )

Từ thí nghiệm 1 và 2 cho thấy, ngay sau khi nở, ấu trùng có thể sử dụng thức ăn ngoài. Thời điểm cho ăn ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống của ấu trùng. Để đưa vào sản xuất thực tế, thời điểm cho ăn là ngay sau khi nở đến 6 giờ và không nên vượt quá 12 giờ. Điều này góp phần nâng cao tỷ lệ sống cho ấu trùng vì theo nhận định của Caladdo (2007) Lysmata amboinensis có năng lượng dinh dưỡng noãn hoàng (lecithotrophy) không rõ ràng [2].

Calado (2007) cũng đã thử nghiệm các thời gian cho ăn 0h, 12h và 24h đã cho kết quả tỷ lệ sống giảm dần khi thời gian bỏ đói kéo dài trong các nghiệm thức lần lượt là 0h: 98,3 ± 1,3%, 12h: 76,7 ± 3,8% và 24h: 50,0 ± 8,6% và được xem là khác nhau có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (P<0.05). Cùng với thời gian bỏ đói kéo dài là thời gian chuyển giai đoạn Z2 của các nghiệm thức càng kéo dài hơn, 0h: 2,7 ± 0,0 ngày, 12h: 3,4 ± 0,2 ngày, 24h: 3,5 ± 0,3 ngày [2].

Nghiên cứu của Calado (2007) đã cho thấy, ấu trùng Lysmata amboinensis

được cho ăn ngay sau khi nở sẽ có lợi về dinh dưỡng cho các giai đoạn phát triển của ấu trùng và cấp thức ăn ngay sau khi nở là điều cần thiết để ương nuôi những loài tôm không thể hiện năng lượng dự trữ nội sinh (lecithotrophy) rõ ràng như loài L. amboinensis này [2]; [4]. Kết quả này cũng giống như nghiên cứu của Simoes và ctv

(2002) trên tôm Lysmata debelius, ấu trùng L. debelius bắt đầu ăn vài giờ sau khi nở

và điều này giúp tỷ lệ sống được nâng cao [4].

Khi ấu trùng không được tiếp xúc với thức ăn theo thời gian sẽ làm ấu trùng tiêu tốn một phần năng lượng dinh dưỡng noãn hoàng, vì thế chúng cần tích lũy lại những nguồn năng lượng đã mất, đồng thời tích lũy thêm để quá trình sống được diễn ra bình thường. Ở ngoài tự nhiên cũng vậy, ấu trùng khi mới nở có thể bắt gặp được thức ăn liền, cũng có thể do điều kiện tự nhiên khan hiếm thức ăn do đó, ấu trùng có một nguồn năng lượng dự trữ từ noãn hoàng, giúp chúng vượt qua được một thời gian bỏ đói nhất định, khi gặp được thức ăn, chúng nhanh chóng tích trữ năng lượng để tiếp tục sống và lột xác chuyển giai đoạn. Theo Calado (2005) thì ấu trùng bị bỏ đói có thể không gây chết nhưng ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ sống trong những giai đoạn tiếp theo, cụ thể là thời gian phát triển ấu trùng kéo dài, tỷ lệ sống giảm cao và quá trình biến thái không đồng bộ [2].

Thí nghiệm 3 cho thấy thời điểm bỏ đói không hồi phục là hơn 60h với các yếu tố môi trường như nhiệt độ 30,75 ± 1,45 oC, độ mặn 33,67 ± 0.82 ‰, pH 8,23 ± 0,05.

Trong nghiên cứu của Calado (2007) đã tìm được thời gian bỏ đói không hồi phục của ấu trùng là hơn 24h, nghiệm thức cho ăn sau 48 giờ đã chết hết và không chuyển giai đoạn với nhiệt độ 25 ± 1oC [2]. Điều này trái ngược với kết quả trên, trong khoảng nhiệt độ thích hợp, nhiệt độ càng tăng thì tốc độ phản ứng càng tăng. Ở thí nghiệm này, với nhiệt độ 30,75 ± 1,45 oC nhưng ấu trùng thí nghiệm vẫn phát triển và lột xác chuyển giai đoạn khi bỏ đói 60 giờ. Có thể giải thích điều này như sau:

Trong báo cáo của Calado (2007) đã sử dụng nauplius Artemia với mật độ 2 cá thể/ml làm thức ăn duy nhất cho các nghiệm thức và việc cho ấu trùng Lysmata amboinensis ăn nauplius Artemia trong giai đoạn đầu sẽ gây khó khăn trong việc bắt

mồi của ấu trùng vì cỡ mồi quá lớn, ấu trùng bắt mồi chậm hơn nên việc tích lũy dinh dưỡng kém hơn và lâu hơn. Do đó, tỷ lệ sống của ấu trùng giảm thấp và nghiệm thức 48h của R. Calado không thể hồi phục và chuyển giai đoạn Z2 được.

Với thí nghiệm này, luân trùng được sử dụng với mật độ 10 cá thể/ml làm thức ăn duy nhất cho các nghiệm thức, luân trùng có kích thước nhỏ hơn nauplius Artemia rất nhiều, giúp ấu trùng dễ dàng bắt mồi, tích lũy năng lượng dinh dưỡng được nhiều hơn và nhanh hơn. Do đó, nghiệm thức 60h đã hồi phục trở lại và chuyển sang giai đoạn Z2.

Qua đây có thể thấy rằng, thời gian bỏ đói không hồi phục của ấu trùng Lysmata

amboinensis nói riêng và các loài thuộc phân bộ Caridea nói chung không chỉ phụ

thuộc vào thời điểm bỏ đói, nhiệt độ mà còn phụ thuộc rất lớn vào thức ăn. Thức ăn có chất lượng tốt sẽ giúp ấu trùng có thể hồi phục khi bỏ đói kéo dài. Tuy vậy, đối với loài có năng lượng lecithotrophy không thể hiện rõ như tôm bác sĩ, việc cung cấp thức ăn ngay sau khi nở là điều cần thiết.

Một phần của tài liệu THỬ NGHIỆM LOẠI THỨC ĂN VÀ ƯƠNG ẤU TRÙNG TÔM BÁC SĨ LYSMATA AMBOINENSIS (DE MAN, 1888) (Trang 41 -43 )

×