3.1.2.1. Diễn biến yếu tố môi trường
Nhiệt độ: trong quá trình thực hiện thí nghiệm, nhiệt độ nằm ở mức cho phép và không biến đổi nhiều, nhiệt độ biến thiên trong khoảng 27,02 ± 1,08 oC
Trong thời gian này pH biến thiên không nhiều, luôn nằm ở mức cho phép, pH trong khoảng 8,30 ± 0,10
Độ mặn cũng nằm ở mức ổn định 32,73 ± 0,83 ‰ 3.1.2.2. Tỷ lệ sống của ấu trùng
- Tỷ lệ sống ấu trùng so với ban đầu của thí nghiệm 2 được trình bày ở dạng đồ thị (hình 3.3).
- Tỷ lệ sống của ấu trùng theo giai đoạn được trình bày tại bảng 3.3.
Hình 3.3: Tỷ lệ sống của ấu trùng theo số lượng ban đầu trong thí nghiệm 2
Với thí nghiệm 2 này có thể khẳng định việc cấp thức ăn càng sớm sẽ tránh được ảnh hưởng tác hại gây ra bởi thời gian bỏ đói kéo dài. Ở nghiệm thức 0h có tỷ lệ sống cao nhất trong tất cả các giai đoạn, tỷ lệ sống của ấu trùng giảm tương đối đều, từ
Đầu Z1 Cuối Z1 Đầu Z2 Cuối Z2 Đầu Z3 Cuối Z3 Đầu Z4 Cuối Z4 Đầu Z5 Cuối Z5 0h 100.00 91.67 86.67 75.00 70.00 56.67 43.33 21.67 0.05 0.00 6h 100.00 85.00 81.67 66.67 56.67 38.33 18.33 3.33 0.00 12h 100.00 81.67 75.00 58.33 50.00 25.00 11.67 1.67 0.00 18h 100.00 80.00 68.33 46.67 38.33 23.33 3.33 0.00 24h 100.00 78.33 66.67 45.00 33.33 13.33 0.00 30h 100.00 73.33 65.00 35.00 21.67 8.33 0.00 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 Tỷ lệ sống (% )
cuối Z2 (75,00%) sang đầu Z3 (70,00%) giảm chậm hơn so với các giai đoạn còn lại hơn. Kết quả này đã giải quyết được vấn đề trong thí nghiệm 1. Trong thí nghiệm 1, tỷ lệ sống nghiệm thức 0h thấp hơn nghiệm thức 12h là do yếu tố ngẫu nhiên tác động làm sai lệch kết quả.
Trong nghiệm thức 6h, ấu trùng bị bỏ đói 6 giờ chưa tiêu tốn nguồn năng lượng dự trữ nhiều lắm nên chúng vẫn có thời gian chuyển giai đoạn như bình thường. Nhưng chọn lọc tự nhiên là một nguyên tắc bất biến, những cá thể không thích nghi được trong điều kiện thay đổi bất thường sẽ bị loại bỏ, vì thế nghiệm thức 6h có tỷ lệ giảm hơn so với nghiệm thức 0h và càng bỏ đói lâu thì tỷ lệ sống càng giảm cũng như thời gian chuyển giai đoạn càng kéo dài hơn, điều này được chứng minh ở các nghiệm thức 12h, 18h, 24h và 30h. Từ kết quả trên cho thấy, cho ấu trùng tiếp xúc với thức ăn sau 6 giờ khi nở không ảnh hưởng nhiều đến năng lượng dinh dưỡng của ấu trùng.
Ở nghiệm thức 12h, tỷ lệ sống của ấu trùng giảm không đều ở các giai đoạn. Tỷ lệ sống của ấu trùng giảm nhanh trong giai đoạn sống và giảm chậm hơn khi chuyển qua giai đoạn mới.
Các nghiệm thức còn lại đều có tỷ lệ sống giảm khi thời gian bỏ đói kéo dài. Điều này là phù hợp với kết quả thí nghiệm 1.
Bảng 3.3 Tỷ lệ sống của ấu trùng theo giai đoạn của thí nghiệm 2
Giai Đoạn
Tỷ lệ sống theo giai đoạn của thí nghiệm 2 (%)
Z1 Z2 Z3 Z4 0h 86,67 ± 10,41a 79,82 ± 11,80a 61,83 ± 4,23a 17,78 ± 16,78 6h 81,67 ± 2,89ab 69,36 ± 1,06ab 32,07 ± 8,31b Chết 12h 75,00 ± 0,00ab 66,66 ± 11,55ab 24,62 ± 11,15b Chết 18h 68,33 ± 7,64b 57,06 ± 16,39bc 7,87 ± 6,85c Chết 24h 66,67 ± 7,64b 50,94 ± 13,97bc Chết 30h 65,00 ± 18,03b 32,41 ± 15,30c Chết
Số liệu được trình bày: trung bình (TB) ± độ lệch chuẩn (SD). Ký tự mũ chữ cái trên cùng cột khác nhau chỉ sự khác nhau có ý nghĩa (P<0.05) với kiểm nghiệm Ducan.
Khi phân tích tỷ lệ sống theo từng giai đoạn (bảng 3.3), nghiệm thức 0h được đánh giá là tốt nhất trong suốt các giai đoạn với tỷ lệ sống ở các giai đoạn Z1 (86,67 ± 10,41%), Z2 (79,82 ± 11,80%), Z3 (61,83 ± 4,23%).
Các nghiệm thức 6h và 12h được đánh giá là sai khác không có ý nghĩa (P>0,05) ở các giai đoạn, giai đoạn Z1 lần lượt là 81,67 ± 2,89% và 75,00 ± 0,00%, giai đoạn Z2 là 69,36 ± 1.06% và 66,66 ± 11,55%, giai đoạn Z3 là 32,07 ± 8,315 và 24,62 ± 11,15%. Số liệu trên đã củng cố kết quả thí nghiệm 1. Khi nở ra, ấu trùng có nguồn năng lượng dự trữ noãn hoàng, chúng có thể sống trong khoảng thời gian thiếu vắng thức ăn, nhưng nếu được cung cấp thức ăn ngay từ đầu và với nguồn năng lượng dự trữ sẵn có sẽ giúp ấu trùng có tỷ lệ sống cao nhất.
3.1.2.3. Thời gian chuyển giai đoạn của ấu trùng
Bảng 3.4 Thời giai chuyển giai đoạn của ấu trùng của thí nghiệm 2
Giai Đoạn Thời gian chuyển giai đoạn ấu trùng (giờ)
Z1 Z2 Z3 0h 53,67 ± 0,58a 60,00 ± 1,73a 67,67 ± 1,53a 6h 55,00 ± 1,00a 60,33 ± 0,58a 67,00 ± 1,00a 12h 60,67 ± 1,53b 66,00 ± 1,00b 68,67 ± 1,15a 18h 70,33 ± 1,53c 72,67 ± 2,31c 78,67 ± 1,53b 24h 72,33 ± 1,53c 84,67 ± 0,58d Chết 30h 85,00 ± 1,00d 90,33 ± 1,53f Chết
Số liệu được trình bày: trung bình (TB) ± độ lệch chuẩn (SD). Ký tự mũ chữ cái trên cùng cột khác nhau chỉ sự khác nhau có ý nghĩa (P<0.05) với kiểm nghiệm Ducan.
Phân tích thời gian chuyển giai đoạn ấu trùng của thí nghiệm 2 (bảng 3.4) cho thấy, khi cho ấu trùng ăn ngay sau khi nở (nghiệm thức 0h) và sau 6 giờ (nghiệm thức 6h) sẽ cho thời gian lột xác chuyển giai đoạn là như nhau, thời gian chuyển giai đoạn giữa hai nghiệm thức có chênh lệch nhưng không đáng kể, thời gian chuyển giai đoạn Z1 của 0h và 6h lần lượt là 53,67 ± 0,55 giờ và 55,00 ± 1,00 giờ, thời gian chuyển Z2 lần lượt là 60,00 ± 1,73 giờ và 60,33 ± 0,58 giờ, thời gian chuyển Z3 lần lượt là 67,67 ± 1,53 giờ và 67,00 ± 1,00 giờ. Tuy nghiệm thức 6h có thời gian chuyển giai đoạn tương đương với nghiệm thức 0h nhưng tỷ lệ sống của nghiệm thức 0h cao hơn so với nghiệm thức 6h trong tất cả các giai đoạn.
Nghiệm thức 12h cho thấy rằng, khi bỏ đói 12 giờ, ấu trùng đã tiêu tốn khá nhiều năng lượng dự trữ. Do đó, chúng cần nhiều thời gian hơn để tích lũy nguồn năng lượng cần thiết cho quá trình sống. Ngoài việc giảm sút về tỷ lệ sống, chúng còn có
thời gian chuyển giai đoạn chậm hơn ở giai đoạn Z1 (60,67 ± 1,53 giờ) và Z2 (66,00 ± 1,00 giờ). Điều này cho thấy, thời gian bỏ đói kéo dài làm chúng gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình khắc phục điều kiện bất lợi của môi trường, chúng phải mất hai giai đoạn để thực hiện điều đó và đến giai đoạn Z3, chúng mới phục hồi hoàn toàn thông qua thời gian chuyển giai đoạn (68,67 ± 1,15 giờ) được xem là tương đương với các nghiệm thức 0h và 6h.
Các nghiệm thức còn lại khi kéo dài thời gian cho ăn, ấu trùng có thời gian chuyển giai đoạn kéo dài hơn. Thời gian bỏ đói kéo dài là một bất lợi trong quá trình biến thái ấu trùng của chúng, các nghiệm thức này đều có tỷ lệ sống và thời gian chuyển giai đoạn chậm hơn rất nhiều so với nghiệm thức 0h. Ở nghiệm thức 18h, ta có thể thấy ấu trùng ở nghiệm thức này có khả năng hồi phục lại ở giai đoạn Z3 (78,67 ± 1,53 giờ) so với nghiệm thức 0h (67,67 ± 1,53 giờ).
Cả hai giai đoạn Z1 (85,00 ± 1,00 giờ) và Z2 (90,33 ± 1,53 giờ) của nghiệm thức 30h đều có thời gian chuyển giai đoạn là chậm nhất so với các nghiệm thức và được đánh giá là có sự sai khác có ý nghĩa (P<0,05) đối với các nghiệm thức còn lại. nghiệm thức này cũng chết ở giai đoạn Z3.
Trong thí nghiệm 2 đã cho thấy diễn biến tỷ lệ sống và thời gian chuyển giai đoạn của ấu trùng qua các thời gian bỏ đói khác nhau. Bên cạch đó cũng cho thấy được khả năng phục hồi của chúng ở các thời điểm bỏ đói. Đây là cơ sở khoa học đóng góp một phần nhỏ vào quy trình sản xuất giống nhân tạo loài có giá trị kinh tế này. Thí nghiệm 3 sau đây được tiến hành nhằm tìm khoảng thời gian mà ấu trùng khi được tiếp xúc với thức ăn nhưng không có khả năng hồi phục trở lại.