Kết quả thí nghiệm 1:

Một phần của tài liệu thử nghiệm loại thức ăn và ương ấu trùng tôm bác sĩ lysmata amboinensis (de man, 1888) (Trang 31 - 36)

3.1.1.1. Diễn biến yếu tố môi trường

Nhiệt độ: trong quá trình thực hiện thí nghiệm 1, nhiệt độ cao và biến đổi nhiều, nhiệt độ biến thiên trong khoảng 28,24 ± 1,39 oC

Trong thời gian này pH biến thiên không nhiều, luôn nằm ở mức cho phép, pH trong khoảng 8,27 ± 0,09

Độ mặn cũng nằm ở mức ổn định 32,00 ± 0,55 ‰ 3.1.1.2. Tỷ lệ sống của ấu trùng:

Tỷ lệ sống của ấu trùng khi không cho ăn được xác định theo các giờ khác nhau (hình 3.1.)

Hình 3.1: Tỷ lệ sống ấu trùng ở nghiệm thức không cho ăn của thí nghiệm 1

Qua đồ thị (hình 3.1) cho thấy, khi ấu trùng không được cho ăn, tỷ lệ sống của ấu trùng giảm mạnh khi bắt đầu bước sang ngày thứ 3 (67,78% xuống còn 30,00%). Sau đó giảm chậm từ 60-120 giờ (30,00% xuống 17,78%), ấu trùng chết hết trước khi lột xác và không chuyển được giai đoạn Z2. Ấu trùng không được cho ăn, khi sử dụng hết năng lượng noãn hoàng, ấu trùng vẫn không được cung cấp thức ăn. Lúc này, ấu trùng không đủ năng lượng cung cấp cho hoạt động sống bình thường. Thiếu dinh

100.00 67.78 30.00 17.78 0.00 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 0 40 60 120 130 Tỷ lệ sống (% )

dưỡng trầm trọng, không đủ năng lượng cho hoạt động sống và đặc biệt là không có năng lượng cho quá trình lột xác dẫn đến ấu trùng chết hoàn toàn. Điều đó thể hiện rõ ở nghiệm thức K (không cho ăn), ấu trùng bị chết ở cuối giai đoạn Z1 và không lột xác chuyển giai đoạn Z2 (hình 3.2).

Kết quả đạt được cũng giống như nghiên cứu của Calado (2007). Khi không cho ấu trùng tôm bác sĩ ăn, chúng cũng chết trước khi lột xác và không chuyển được giai đoạn Z2, thời gian sống được 4 ngày [2].

- Tỷ lệ sống của ấu trùng so với giai đoạn ban đầu được trình bày ở hình 3.2.

- Tỷ lệ sống của ấu trùng theo giai đoạn được trình bày tại bảng 3.1.

Hình 3.2: Tỷ lệ sống của ấu trùng theo số lượng ban đầu trong thí nghiệm 1

Qua đồ thị (hình 3.2) cho thấy, ấu trùng ở các nghiệm thức 24h, 36h, 48h và 60h đều giảm mạnh trong giai đoạn đầu tiên, riêng nghiệm thức 0h và 12h có tỷ lệ sống cao hơn từ giai đoạn Z1 đến đầu Z4, sau đó cũng giảm mạnh và chết ở đầu giai đoạn Z5. Từ đó cho thấy, cung cấp thức ăn trong những giờ đầu tiên sau khi nở là rất quan trọng, ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ sống của ấu trùng.

Đầu Z1 Cuối Z1 Đầu Z2 Cuối Z2 Đầu Z3 Cuối Z3 Đầu Z4 Cuối Z4 Đầu Z5 0h 100.00 95.56 76.67 60.00 47.78 45.56 37.78 14.44 0.00 12h 100.00 93.33 82.22 73.33 65.56 53.33 46.67 16.67 0.00 24h 100.00 74.45 61.11 46.67 35.56 18.89 5.55 1.11 0.00 36h 100.00 68.89 53.34 33.33 20.00 8.89 2.22 0.00 48h 100.00 66.67 28.89 17.78 7.78 0.00 60h 100.00 41.11 17.78 7.78 1.11 0.00 K 100.00 0.00 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 Tỷ lệ sống (% )

Nghiệm thức 0h có tỷ lệ sống tới cuối giai đoạn Z1 là cao nhất nhưng từ đầu giai đoạn Z2 tới đầu giai đoạn Z3 tỷ lệ sống đột nhiên giảm mạnh (95,56% xuống 47,78%), sau đó giảm ít trong giai đoạn Z3 và tiếp tục giảm mạnh từ đầu giai đoạn Z4 (37,78%) chết ở đầu giai đoạn Z5.

Đối với nghiệm thức 24h, trong 24 giờ đầu tiên, ấu trùng không được tiếp xúc với thức ăn, tỷ lệ sống của ấu trùng giảm mạnh tới cuối giai đoạn Z1 (74,45%). Khi ấu trùng được tiếp xúc với thức ăn thì tỷ lệ sống giảm chậm lại ở đầu giai đoạn Z2 (61,11%) và giảm đều tới đầu giai đoạn Z4 và chết ở đầu giai đoạn Z5

Tỷ lệ sống của ấu trùng ở các nghiệm thức 36h, 48h và 60h cho thấy: ấu trùng tiếp xúc với thức ăn càng chậm thì tỷ lệ sống càng giảm và ấu trùng chết càng sớm, nghiệm thức 36h chết ở cuối Z4, nghiệm thức 48h và 60h chết ở cuối Z3.

Từ hình 3.2 có thể nói rằng, ấu trùng được cho ăn ngay sau khi nở đến 12 giờ có tỷ lệ sống tốt nhất. Điều này được làm rõ hơn khi phân tích tỷ lệ sống theo từng giai đoạn (bảng 3.1) và thời gian chuyển giai đoạn (bảng 3.2) của ấu trùng.

Bảng 3.1: Tỷ lệ sống của ấu trùng theo giai đoạn của thí nghiệm 1

Giai Đoạn

Tỷ lệ sống theo giai đoạn của thí nghiệm 1 (%)

Z1 Z2 Z3 Z4 0h 76,67 ± 6,67ab 61,73 ± 12,24b 75,25 ± 21,87a Chết 12h 82,22 ± 19,24a 79,50 ± 9,05a 69,38 ± 10,61a Chết 24h 61,11 ± 18,36ab 59,24 ± 14,20b 14,54 ± 4,78b Chết 36h 53,34 ± 15,28bc 36,15 ± 7,71c 8,33 ± 14,43b Chết 48h 28,89 ± 5,09cd 26,93 ± 4,14c Chết 60h 17,78 ± 8,39d 4,17 ± 7,21d Chết

Số liệu được trình bày: trung bình (TB) ± độ lệch chuẩn (SD). Ký tự mũ chữ cái trên cùng cột khác nhau chỉ sự khác nhau có ý nghĩa (P<0.05) với kiểm nghiệm Ducan.

Khi phân tích tỷ lệ sống theo từng giai đoạn (bảng 3.1) cho thấy, thời gian bỏ đói càng kéo dài, tỷ lệ sống theo giai đoạn của ấu trùng vẫn giảm thấp. Nghiệm thức 12h được xem là tốt nhất trong suốt quá trình thí nghiệm (Z1 = 82,22%, Z2 = 79,50%, Z3 = 69,38%).

Nghiêm thức 0h và 24h được xem là giống nhau ở giai đoạn Z1 (67,67% và 61,11%) và giai đoạn Z2 (61,73% và 59,24%). nhưng ở giai đoạn Z3, nghiệm thức 0h

(75,25%) được đánh giá tốt hơn nghiệm thức 24h (14,54 %). Vì vậy, ấu trùng có thể được cho ăn ngay sau khi nở đến 12 giờ.

Các nghiệm thức còn lại có tỷ lệ sống giảm dần từ giai đoạn Z1 đến Z3, nghiệm thức 48h và 60h chết ở giai đoạn Z3. Do đó, thời gian cho ăn của ấu trùng L. amboinensis không nên vượt quá 12 giờ.

3.1.1.3. Thời gian chuyển giai đoạn của ấu trùng:

Bảng 3.2 Thời giai chuyển giai đoạn của ấu trùng trong thí nghiệm 1

Giai Đoạn Thời gian chuyển giai đoạn ấu trùng (giờ)

Z1 Z2 Z3 0h 54,67 ± 2,08a 60,00 ± 1,73a 68,00 ± 2,00a 12h 62,67 ± 1,53b 60,33 ± 1,53a 68,33 ± 1,15a 24h 73,00 ± 1,00c 84,33 ± 1,53b 84,33 ± 2,08b 36h 83,67 ± 1,53d 96,33 ± 2,08c 85,67 ± 1,15b 48h 89,67 ± 3,06e 108,00 ± 4,58d Chết 60h 96,00 ± 2,65f 120,67 ± 3,51e Chết

Số liệu được trình bày: trung bình (TB) ± độ lệch chuẩn (SD). Ký tự mũ chữ cái trên cùng cột khác nhau chỉ sự khác nhau có ý nghĩa (P<0.05) với kiểm nghiệm Ducan.

Thời gian chuyển giai đoạn ấu trùng (bảng 3.2) cho thấy, thời gian ấu trùng tiếp xúc với thức ăn quyết định đến thời gian lột xác chuyển giai đoạn của ấu trùng. Ấu trùng tiếp xúc với thức ăn càng sớm sẽ có thời gian chuyển giai đoạn càng sớm. Khi mới nở, ấu trùng tiếp xúc với thức ăn có thời gian chuyển giai đoạn từ Z1 đến Z3 là nhanh nhất ở nghiệm thức 0h. Điều này nhằm chứng minh nhận định trên là đúng, ấu trùng được cho ăn ngay sau khi mới nở là tốt nhất.

Nghiệm thức 0h và 12h có thời gian chuyển giai đoạn ở Z1 là khác nhau có ý nghĩa (P<0,05) nhưng các giai đoạn về sau là sai khác không có ý nghĩa (P>0,05). Qua đó cho thấy, lúc này, ấu trùng bắt mồi tích cực để bù đắp năng lượng tiêu hao trong 12 giờ qua và tích lũy năng lượng lecithotrophy thứ cấp. Khi lột xác chuyển giai đoạn Z2, ấu trùng đã hồi phục sau thời gian bỏ đói.

Ngay sau khi nở, ấu trùng có thể sử dụng thức ăn ngoài vì vậy, nghiệm thức 0h và 12h có tỷ lệ sống cao hơn các nghiệm thức khác. Ở nghiệm thức 0h, ấu trùng được tiếp xúc với thức ăn sớm hơn 12 giờ so với nghiệm thức 12h, có nghĩa ấu trùng ở

nghiệm thức 0h được cung cấp năng lượng sớm hơn nghiệm thức 12h thì ấu trùng sẽ có tỷ lệ sống cao hơn và thời gian chuyển qua giai đoạn mới sẽ sớm hơn. Trong thí nghiệm này, ấu trùng ở nghiệm thức 0h có thời gian chuyển giai đoạn là nhanh nhất, nghiệm thức 12h, 24h, 36h, 48h và 60h có thời gian chuyển giai đoạn lần lượt kéo dài ở giai đoạn Z1 và có khả năng hồi phục lại ở các giai đoạn Z2 và Z3, riêng có nghiệm thức 12h được xem là hồi phục hoàn toàn và được đánh giá là nhanh như nghiệm thức 0h ở giai đoạn Z3, ở các nghiệm thức còn lại vẫn chưa có thời gian chuyển giai đoạn nhanh nhất.

Trong thí nghiệm này chưa xác định được thời điểm bỏ đói không hồi phục vì khi bỏ đói 60 giờ sau khi nở (nghiệm thức 60h) ấu trùng vẫn tích trữ được năng lượng và lột xác chuyển giai đoạn Z2 và Z3. Do đó, thí nghiệm 3 được tiến hành với các nghiệm thức kéo dài thời gian ấu trùng tiếp xúc với thức ăn hơn.

Khi ấu trùng tiếp xúc với thức ăn sớm sẽ cho kết quả tốt hơn nhưng ở nghiệm thức 0h có tỷ lệ sống thấp hơn nghiệm thức 12h, đến giai đoạn Z3 ấu trùng 0h mới có tỷ lệ sống (72,25 ± 21,87%) được xem là cao hơn so với nghiệm thức 12h (69,38 ± 10,61%). Điều này dẫn đến 2 trường hợp cần xem xét.

- Một là, do một yếu tố ngẫu nhiên nào đó đã làm sai lệch kết quả trên.

- Hai là, trong thời gian đầu đến 12 giờ, ấu trùng có năng lượng dự trữ noãn hoàng, do đó không cần phải tiếp nhận thức ăn bên ngoài và khi cho thức ăn (luân trùng) vào sớm, luân trùng không được ấu trùng sử dụng mà luân trùng bị bỏ đói trong 12 giờ liền. Sau 12 giờ ấu trùng cần bắt thức ăn thì lúc này luân trùng đã bị giảm hàm lượng dinh dưỡng rất nhiều so với nghiệm thức 12h.

Từ những vấn đề cần giải quyết như trên, thí nghiệm 2 được tiến hành để giải quyết vấn đề đã đặt ra. Trong thí nghiệm 2, ngoài giải quyết thắc mắc nêu trên, còn có hướng tìm hiểu sâu hơn để xem xét cụ thể về thời gian cho ăn trong giai đoạn đầu sau khi nở. Thí nghiệm được thực hiện bằng các nghiệm thức chia nhỏ thời gian ấu trùng tiếp xúc với thức ăn. Trong thí nghiệm 1 mỗi nghiệm thức cách nhau 12 giờ thì ở thí nghiệm 2 mỗi nghiệm thức cách nhau 6 giờ.

Một phần của tài liệu thử nghiệm loại thức ăn và ương ấu trùng tôm bác sĩ lysmata amboinensis (de man, 1888) (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)