Kết quả thí nghiệm 5:

Một phần của tài liệu thử nghiệm loại thức ăn và ương ấu trùng tôm bác sĩ lysmata amboinensis (de man, 1888) (Trang 48 - 55)

3.2.2.1. Diễn biến yếu tố môi trường

Nhìn chung trong hai đợt thí nghiệm của thí nghiệm 5 các yếu tố môi trường là gần tương đồng với nhau, nhiệt độ của hai đợt có lệch nhau gần 1oC nhưng không đáng kể, nhiệt độ đợt 1 là 27,12 ± 1,07oC và đợt 2 là 26,58 ± 0,89oC.

Trong thời gian này pH cũng biến thiên không nhiều ở 2 đợt và luôn nằm ở mức cho phép, pH đợt 1 trong khoảng 8,35 ± 0,12 và đợt 2 khoảng 8,29 ± 0,10

Độ mặn nằm ở mức ổn định, đợt 1 là 31,07 ± 0,82‰, đợt 2 là 32,8 ± 0,79‰

3.2.2.2. Tỷ lệ sống của ấu trùng

- Tỷ lệ sống ấu trùng so với giai đoạn ban đầu của thí nghiệm 5 đợt 1 (hình 3.8).

- Tỷ lệ sống của ấu trùng theo giai đoạn được trình bày tại bảng 3.8.

Hình 3.8: Tỷ lệ sống của ấu trùng theo số lượng ban đầu trong thí nghiệm 5 đợt 1

Nhìn chung trong thí nghiệm 5 đợt 1 này, các nghiệm thức có tỷ lệ sống như nhau ở giai đoạn Z1 và từ giai đoạn đầu Z3 đến đầu giai đoạn Z4. Tỷ lệ sống khi cho ăn thức ăn tổng hợp có phần thấp hơn các nghiệm thức cho ăn Tetra + E-Rot và Tetra + E-Rot + Art3 từ cuối Z1 đến đầu Z3.

Đầu Z1 Cuối Z1 Đầu Z2 Cuối Z2 Đầu Z3 Cuối Z3 Đầu Z4 Tetra+E-Rot 100.00 97.78 82.22 68.89 55.55 26.67 2.22 Tetra+E-Rot+Art3 100.00 97.78 91.11 77.78 57.78 26.67 4.45 TH 100.00 97.78 82.22 68.89 51.11 31.11 8.89 TH+Art3 100.00 100.00 91.11 75.56 53.33 35.56 11.11 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 Tỷ lệ sống (% )

Bảng 3.8: Tỷ lệ sống của ấu trùng theo giai đoạn của thí nghiệm 5 đợt 1

Giai Đoạn

Tỷ lệ sống theo giai đoạn của thí nghiệm 5 đợt 1 (%)

Tetra + E-Rot Tetra+E-Rot + Art3 TH TH + Art3

Z1 82,22 ± 3,85a 91,11 ± 7,70a 82,22 ± 3,85a 91,11 ± 1540a Z2

67,74 ± 6,79a 63,93 ± 11,98a 62,61 ± 14,85a 58,18 ± 3,15a Z3

4,17 ± 7,22a 7,50 ± 6,61a 15,74 ± 13,70a 20,37 ± 3,20a Số liệu được trình bày: trung bình (TB) ± độ lệch chuẩn (SD). Ký tự mũ chữ cái trên cùng hàng khác nhau chỉ sự khác nhau có ý nghĩa (P<0.05) với kiểm nghiệm Ducan.

Khi phân tích tỷ lệ sống theo giai đoạn, các nghiệm thức được xem là có sai khác không có ý nghĩa (P>0,05) (bảng 3.9).

- Tỷ lệ sống ấu trùng so với giai đoạn ban đầu của thí nghiệm 5 đợt 2 (hình 3.9).

- Tỷ lệ sống của ấu trùng theo giai đoạn được trình bày tại bảng 3.9

Hình 3.9: Tỷ lệ sống của ấu trùng theo số lượng ban đầu trong thí nghiệm 5 đợt 2

Ở đợt thí nghiệm này cho thấy rõ hơn về tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức. nghiệm thức cho ăn luân trùng làm giàu kết hợp với tảo và giai đoạn 3 cho ăn nauplius

Đầu Z1 Cuối Z1 Đầu Z2 Cuối Z2 Đầu Z3 Cuối Z3 Đầu Z4 Tetra+E-Rot 100.00 82.22 71.11 50.00 41.11 28.89 18.89 Tetra+E-Rot+Art3 100.00 92.22 85.56 45.55 35.55 28.89 5.55 TH 100.00 86.67 67.78 35.55 23.33 17.78 11.11 TH+Art3 100.00 52.22 45.56 25.56 22.22 18.89 10.00 .00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 Tỷ lệ sốn g (% )

Artemia (Tetra + E-Rot + Art3) có tỷ lệ sống cao nhất đến đầu giai đoạn Z2 (85,56%),

đến cuối giai đoạn Z2 giảm rất nhanh còn 45,55%, sau đó giảm chậm đến đầu giai đoạn Z4 (5,55%).

Nghiệm thức Tetra + E-Rot giảm đều ngay từ khi mới nở đến cuối giai đoạn Z4 (18,89%) và đạt tỷ lệ sống cao nhất ở cuối giai đoạn Z2 (50,00%) đến đầu giai đoạn Z4.

Nghiệm thức cho ăn thức ăn tổng hợp (TH) có tỷ lệ sống giảm chậm đến đầu giai đoạn Z2 (67,78%) nhưng sau đó giảm nhanh ở cuối giai đoạn Z2 (35,55%) và giảm chậm đều đến đầu giai đoạn Z4 (11,11%).

Nghiệm thức cho ăn thức ăn tổng hợp và giai đoạn Z3 chuyển sang cho ăn

Artemia (TH + Art3) có tỷ lệ sống giảm nhanh ngay từ đầu đến cuối giai đoạn Z1

(52,22%), giảm chậm ở đầu giai đoạn Z2 (45,56%), tiếp tục giảm nhanh ở cuối giai đoạn Z2 (25,56%) sau đó giảm chậm đều đến đầu giai đoạn Z4 (10,00%).

Bảng 3.9: Tỷ lệ sống của ấu trùng theo giai đoạn của thí nghiệm 5 đợt 2

Giai Đoạn

Tỷ lệ sống theo giai đoạn của thí nghiệm 5 đợt 2 (%)

Tetra + E-Rot Tetra+E-Rot + Art3 TH TH + Art3

Z1 71,11 ± 3,85ab 85.56 ± 1,93a 67,78 ± 8,39ab 45,56 ± 24,57b Z2 58,03 ± 27,93a 41.69 ± 22,96a 34,15 ± 4,62a 40,53 ± 25,92a Z3 50,57 ± 14,41a 29.79 ± 39,16a 53,70 ± 37,82a 65,24 ± 32,46a Số liệu được trình bày: trung bình (TB) ± độ lệch chuẩn (SD). Ký tự mũ chữ cái trên cùng hàng khác nhau chỉ sự khác nhau có ý nghĩa (P<0.05) với kiểm nghiệm Ducan.

Khi phân tích tỷ lệ sống theo giai đoạn (bảng 3.9). Trong giai đoạn Z1, nghiệm thức Tetra + E-Rot + Art3 (85,56 ± 1,93%) được đánh giá là tốt nhất. Sau đó đến nghiệm thức Tetra + E-Rot (71,11 ± 3,85%) và TH (67,78 ± 8,39%) được xem là như nhau, nghiệm thức TH + Art3 được đánh giá là kém nhất (45,56 ± 24,57%). Giai đoạn Z2 và Z3, các nghiệm thức được đánh giá là như nhau.

3.2.2.3. Thời gian biến thái của ấu trùng

Bảng 3.10: Thời gian chuyển giai đoạn ấu trùng của thí nghiệm 5 đợt 1

Giai Đoạn

Thời gian chuyển giai đoạn ấu trùng (giờ)

Tetra + E-Rot Tetra+E-Rot + Art3 TH TH + Art3

Z1 54,67 ± 0,58a 55,00 ± 0,00a 58,67 ± 1,53b 58,33 ± 1,15b Z2 59,67 ± 0,58a

60,00 ± 1,00a 66,00 ± 1,00b 65,67 ± 0,58b Z3 68,33 ± 0,58a

68,00 ± 1,00a 70,33 ± 1,53b 70,33 ± 0,58b Số liệu được trình bày: trung bình (TB) ± độ lệch chuẩn (SD). Ký tự mũ chữ cái trên cùng hàng khác nhau chỉ sự khác nhau có ý nghĩa (P<0.05) với kiểm nghiệm Ducan.

Bảng 3.11: Thời gian chuyển giai đoạn ấu trùng của thí nghiệm 5 đợt 2

Số liệu được trình bày: trung bình (TB) ± độ lệch chuẩn (SD). Ký tự mũ chữ cái trên cùng hàng khác nhau chỉ sự khác nhau có ý nghĩa (P<0.05) với kiểm nghiệm Ducan.

Trong đợt 1 và đợt 2, tỷ lệ sống giữa 2 đợt thí nghiệm có khác nhau rất nhiều nhưng thời gian chuyển giai đoạn giữa 2 đợt thí nghiệm được xem là giống nhau khi phân tích phương sai một yếu tố (one-way ANOVA).

Thời gian chuyển ấu trùng (bảng 3.10 và bảng 3.11) của các nghiệm thức Tetra + E-Rot và Tetra + E-Rot + Art3 được xem là như nhau trong tất cả các giai đoạn. Tương tự các nghiệm thức TH và TH + Art3 cũng được xem là tương đương nhau trong tất cả các giai đoạn và chậm hơn so với hai nghiệm thức còn lại.

Qua những kết quả của thí nghiệm 5 đã cho thấy, việc kết hợp các loại thức ăn sẽ tăng tỷ lệ sống và thời gian biến thái của ấu trùng đồng loạt hơn (SD nằm trong

Giai Đoạn

Thời gian chuyển giai đoạn ấu trùng (giờ)

Tetra + E-Rot Tetra+E-Rot + Art3 TH TH + Art3

Z1 54,00 ± 1,00a 54,33 ± 0,58a 57,33 ± 0,58b 57,67 ± 0,58b Z2 63,00 ± 1,00a 63,33 ± 0,58a 69,33 ± 1,1 5b 70,00 ± 1,00b Z3 68,67 ± 0,58a 68,33 ± 0,58a 70,67 ± 0,58b 70,67 ± 1,15b

khoảng 0,58-1,15 giờ). Sự kết hợp giữa tảo và luân trùng là một yếu tố quan trọng trong ương nuôi ấu trùng.

3.2.3. Thảo luận

Qua thí nghiệm 4, chúng ta thấy rằng, ấu trùng Lysmata amboinensis có sử

dụng vi tảo trong giai đoạn đầu ngay sau khi mới nở và cho tỷ lệ sống rất cao. Trong nghiên cứu của Williamson (1982) và Anger (2001) đã cho biết giai đoạn zoea chủ yếu dùng các bộ phụ ngực trong việc dò tìm thức ăn và nhận thức môi trường xung quanh [1]. Các bộ phận phụ ngực liên tục bắt mồi và trên các cặp chân ngực có gai dài cũng là một hình thức phát triển cho tập tính bắt mồi kích thước nhỏ như vi tảo.

Nghiên cứu của Cunha (2008) đã chứng minh rằng ấu trùng Lysmata amboinensis sử dụng vi tảo trong 24 giờ đầu tiên. Tảo Tetraselmis chuii kích thích hoạt tính emzime trypsin giúp hệ thống tiêu hóa của ấu trùng tốt hơn. Ấu trùng không cho ăn sau 24 giờ có hàm lượng trypsin là 0,25±0,06 đơn vị/mg protein, ấu trùng cho ăn tảo T. chuii sau 24 giờ có hàm lượng trypsin là 0,48±0,03 đơn vị/mg protein (một

đơn vị tương ứng với 1μg tyrosine được giải phóng ra trong một phút). Trong khi đó,

cho ăn tảo T. chuii không cung cấp protein cho ấu trùng, kết quả cho thấy hàm lượng protein hòa tan khi ấu trùng sử dụng tảo T. chuii sau 24 giờ là 0,28±0,01 đơn vị/mg protein, so với không cho ăn là 0,27±0,01 đơn vị/mg protein [4].

Mặc dù vậy, nghiên cứu của Zhang và ctv (1998) nói rằng chỉ cho ăn tảo T. chuii không đủ để hỗ trợ tăng trưởng và tồn tại của ấu trùng trong quá trình phát triển.

Do đó, khi ấu trùng sử dụng tảo Tetraselmis chuii đến giai đoạn Z2 thì tỷ lệ sống giảm đi nhanh chóng và chết ở giai đoạn cuối Z3 vì không đủ năng lượng cho hoạt động sống bình thường.

Bên cạnh đó, khi cho ấu trùng ăn luân trùng làm giàu ở nghiệm thức E-Rot và E-Rot + Art3 thì trong giai đoạn Z1 ấu trùng có tỷ lệ sống thấp hơn cho ăn vi tảo, từ đầu giai đoạn Z2 đến đầu giai đoạn Z3 lại có tỷ lệ sống cao nhất. Luân trùng có kích thước lớn hơn vi tảo rất nhiều nhưng luân trùng không phải đều có kích thước đồng nhất, trong đó có cá thể nhỏ là cá thể lớn, ấu trùng sử dụng những cá thể luân trùng nhỏ và những cá thể lớn hơn chúng rất khó bắt được. Vì vậy trong giai đoạn Z1, tỷ lệ sống khi cho ăn luân trùng (90,00%) thấp hơn khi cho ăn vi tảo (98,33%). Khi chuyển

sang giai đoạn Z2, ấu trùng có thể bắt được mồi có kích thước lớn hơn và lúc này, luân trùng là thức ăn phù hợp nhất đến đầu giai đoạn Z3.

Trong nghiệm thức E-Rot, khi bắt đầu chuyển qua Z3 chúng ta vẫn cho ăn luân trùng, tỷ lệ sống đến cuối giai đoạn Z3 có giảm nhanh hơn một chút nhưng không đáng kể. Khi chuyển qua giai đoạn Z4, tỷ lệ sống giảm đi rõ rệt và chết ở đầu Z5. Điều này cho chúng ta thấy rằng, trong giai đoạn Z3, chúng cần một cỡ mồi lớn hơn. Về hình thái chúng cũng có những đặc điểm rất đáng chú ý, các gai trên chân bò của chúng thưa hơn, hỗ trợ cho việc bắt mồi tích cực hơn. Nhánh đuôi tách ra, chia làm 5 phần giúp ấu trùng chủ động trong việc tìm bắt mồi.

Kết hợp những đặc điểm hình thái đó, nghiệm thức E-Rot + Art3 được cho ăn nauplius Artemia ở giai đoạn Z3 này. Nhưng trên thực tế, khi cho ấu trùng ăn Artemia ở đầu giai đoạn Z3, ấu trùng chết hết ngay sau đó. Trường hợp này là do một yếu tố không mong muốn tác động làm sai lệch kết quả, yếu tố này xuất phát từ việc ấp nở

Artemia có thể là do vi khuẩn hoặc kí sinh trùng có hại phát triển khi ấp Artemia làm

chết ấu trùng khi vừa cho Artemia vào nghiệm thức này.

Ở nghiệm thức cho ăn thức ăn tổng hơp (TH), ta thấy tỷ lệ sống ấu trùng giảm khá nhanh từ khi mới nở đến cuối giai đoạn Z2, sau đó giảm nhẹ từ đầu giai đoạn Z3 đến đầu giai đoạn Z5 và còn sống. Thức ăn tổng hợp là loại thức ăn đảm bảo về cỡ mồi phù hợp cho quá trình ương nuôi, nhưng lại không đủ làm lượng dinh dưỡng bằng những thức ăn sống như vi tảo, luân trùng và Artemia. Do đó, từ khi mới nở đến cuối giai đoạn Z2, tỷ lệ ấu trùng giảm thấp hơn so với nghiệm thức cho ăn tảo (Tetra) và luân trùng làm giàu (E-Rot), không phải vì cỡ mồi không phù hợp mà lúc này do tác động dinh dưỡng của thức ăn. Từ đầu giai đoạn Z2 đến cuối giai đoạn Z3, khi cho ăn thức ăn tổng hợp có tỷ lệ sống cao hơn cho ăn vi tảo. Điều này chứng minh cho ta thấy thức ăn tổng hợp là loại thức ăn phù hợp về cỡ mồi hơn vi tảo. Nhưng nếu so sánh với nghiệm thức cho ăn luân trùng, thì tỷ lệ sống của nghiệm thức TH kém hơn nhiều vì dinh dưỡng luân trùng làm giàu cung cấp nhiều axit béo không no cần thiết cho ấu trùng hơn thức ăn tổng hợp. Chúng ta sẽ thấy rõ hơn khi ấu trùng bước sang giai đoạn Z4, lúc này hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn không còn là vấn đề giải quyết nữa mà kích thước mồi đang chiếm ưa thế. Nghiệm thức E-Rot có cỡ mồi không phù hợp

với ấu trùng nên tỷ lệ sống giảm đi khá nhanh và chết ở đầu giai đoạn Z5. Trong khi đó, nghiệm thức TH có tỷ lệ sống vượt trội hơn so với tất cả các nghiệm thức.

Trong thí nghiệm 5 đợt 2 có tỷ lệ sống không ổn định và kém hơn rất nhiều so với đợt thí nghiệm một là vì ấu trùng của đợt thí nghiệm 2 có nguồn gốc từ bể nuôi vỗ tôm bố mẹ còn đợt thí nghiệm một có nguồn gốc từ tự nhiên. Do đó, chất lượng ấu trùng là khác nhau, điều này cũng cho chúng ta thấy rằng việc nuôi vỗ tôm bác sĩ bố mẹ là điều cần thiết góp phần vào việc hoàn thiện quy trình ương nuôi. Trên thực tế đã chứng minh, chết độ nuôi vỗ tôm bố mẹ thành thục ảnh hưởng rất lớn đến sức sinh sản, chất lượng ấu trùng và tỷ lệ sống trong giai đoạn đầu tiên [9].

Trong thí nghiệm 5 đợt 1 không thấy rõ sự khác biệt giữa các nghiệm thức, kết quả phân tích tỷ lệ sống đánh giá các nghiệm thức là như nhau. Trong khi thực hiện thí nghiệm này, nguồn thức ăn là luân trùng không đảm bảo chất lượng là một nguyên nhân góp phần vào kết quả trên, nguồn ấu trùng trong trại lúc này khan hiếm và trại không nhân sinh khối luân trùng được, chủ yếu là mua ngoài. Do đó, mật độ cho ăn không đảm bảo. Nhưng ở nghiệm thức TH và TH + Art3 có tỷ lệ sống khá tốt, đó là kết quả khả quan trong việc dùng thức ăn tổng hợp làm nguồn thức ăn bổ sung khi thiếu nguồn thức ăn sống. Khi ấu trùng chuyển sang giai đoạn Z3 được cho ăn

Artemia, ấu trùng cũng không có tỷ lệ sống tốt hơn. Vậy nên, chúng ta có thể nhận

định rằng ở giai đoạn này, ấu trùng chưa bắt được nauplius Artemia.

Trong đợt thí nghiệm 2, tuy ấu trùng có chất lượng không tốt, tỷ lệ sống có biến đổi khá nhiều trong quá trình thí nghiệm. Khi quan sát nhóm ấu trùng này trên kính hiển vi, đã thấy rất nhiều ấu trùng dị hình mất chủy đầu. Nhưng nhìn chung khi cho ấu trùng ăn luân trùng làm giàu có bổ sung tảo trong 3 giai đoạn đầu thì ấu trùng có tỷ lệ sống cao hơn cho ăn thức ăn tổng hợp. Khi ấu trùng ở đầu giai đoạn Z3, Artemia bung dù được cấp vào nhưng tỷ lệ sống của nghiệm thức này lại giảm thấp, đây là vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu sâu thêm và tìm loại thức ăn phù hợp cho ấu trùng trong giai đoạn chủ động bắt mồi này.

Một phần của tài liệu thử nghiệm loại thức ăn và ương ấu trùng tôm bác sĩ lysmata amboinensis (de man, 1888) (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)