Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung. Mọi công việc kế toán từ việc thu nhận, xử lý và hoàn chỉnh, luân chuyển chứng từ, ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính đều đựơc thực hiện tại bộ phận kế toán của công ty.
Phòng kế toán của công ty bao gồm 3 người:
_01 kế toán trưởng: có nhiệm vụ điều hành công việc chung của phòng kế toán, phân chia quyền hạn và nghĩa vụ đối với các nhân viên kế toán, lập báo cáo tài chính và giải trình các thông tin trên báo cáo tài chính với ban giám đốc, cơ quan thuế…khi họ yêu cầu, chịu trách nhiệm trước pháp luật về những sai phạm trong công tác quản lý tài chính của công ty, đề xuất với giám đốc những phương án kinh doanh tối ưu nhất nhằm hạ thấp chi phí, nâng cao lợi nhuận cho công ty.
_01 kế toán tổng hợp kiêm kế toán kho: có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra và lập các hoá đơn bán hàng, lập phiếu xuất, nhập kho, kiểm tra và báo cáo tình hình tồn kho hàng hoá cho cấp trên khi có yêu cầu…
_01 thủ quỹ: có nhiệm vụ thu và chi tiền mặt theo đúng số tiền đã ghi trên các phiếu thu, phiếu chi khi có đầy đủ các chứng từ kèm theo, theo dõi và báo cáo số dư tiền mặt của công ty khi cần thiết
Sơ
đồ 1.5 : bộ máy kế toán của công ty .
Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Thủ quỹ
.
Chính sách kế toán áp dụng:
_Chế độ kế toán áp dụng: theo quyết định 15 /2006/QĐ-BTC _Niên độ kế toán: từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm
_Đơn vị tính sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam (viết tắt là VNĐ) _Hình thức sổ kế toán áp dụng: chứng từ ghi sổ
_Phương pháp hạch toán tài sản cố định: theo nguyên giá, phương pháp khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng
Hiện nay, Công ty đang áp dụng hình thức kế toán là Chứng từ ghi sổ và kê khai thường xuyên hàng tồn kho. Nhờ đó, kế toán có thể theo dõi, phản ánh một cách trực tiếp, thường xuyên và có hệ thống về tình hình xuất- nhập cũng như hàng tồn kho trên sổ sách kế toán. Đây là hình thức kế toán đơn giản và thích hợp với mọi đơn vị hạch toán.
Đặc trưng của Chứng từ ghi sổ là: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở Chứng từ gốc đều được kế toán Công ty phản ánh vào Chứng từ ghi sổ, Sổ quỹ và Sổ thẻ kế toán chi tiết.
Chứng từ gốc, Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ quỹ
Chứng từ ghi sổ Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sổ thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
: Ghi hàng ngày. : Ghi cuối tháng.
: Kiểm tra đối chiếu.
Giải thích sơ đồ:
Hàng ngày, căn cứ vào Chứng từ gốc kế toán ghi vào Chứng từ ghi sổ (hoặc căn cứ vào Chứng từ gốc kế toán lập Bảng tổng hợp chứng từ gốc và ghi vào Chứng từ ghi sổ).
Sau đó, căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và ghi vào Sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
Cuối tháng phải khóa sổ để tính ra tổng số tiền các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Đồng thời, tính ra tổng số dư nợ, tổng số dư có và số dư của từng tài khoản trên Sổ cái. Căn cứ vào Sổ cái lập Bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết thì kế toán tiến hành lập Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ của Công ty bao gồm các sổ: - Sổ tổng hợp: Bao gồm Sổ cái và Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
- Chứng từ ghi sổ: Là sổ được kế toán dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát
- Sổ cái: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo số tài khoản được
quy định trong chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Mặt khác, số liệu ghi trên Sổ cái được dùng để kiểm tra, đối chiếu với Bảng tổng hợp chi tiết từ đó lập Bảng cân đối kế toán, Bảng tính giá thành sản phẩm và các sổ chi tiết khác,…
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: được sử dụng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh theo thứ tự thời gian. Sổ này vừa dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý Chứng từ ghi sổ lại vừa dùng để kiểm tra, đối chiếu số liệu với Bảng cân đối số phát sinh.
- Sổ thẻ kế toán chi tiết: được dùng để phản ánh chi tiết, cụ thể từng nghiệp vụ kinh tế
phát sinh và từng đối tượng kế toán riêng biệt mà trên sổ kế toán tổng hợp chưa phản ánh. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết phản ánh về tình hình tài sản, vật tư, tiền vốn, tình hình hoạt động và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Bảng cân đối kế toán: Phản ánh số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối
kỳ của các loại tài sản, nguồn vốn trong Công ty.
3.1.2.Ảnh hưởng các nhân tố môi trường đến công tác kế toán chi phí sản xuất sản phẩm tại công ty cổ phần Toàn Phong.