1.5.2.1. Nghiên cứu về lâm sàng, các yêu tố nguy cơ của huyết khối tĩnh mạch não
Năm 2002, tác giả Bombeli và cs [15] đã phân tích hồi cứu 260 bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch (tĩnh mạch não, cửa, võng mạc, chi trên và chi dưới) và 120 người khỏe mạnh làm nhĩm chứng để đánh giá nguy cơ của các rối loạn tăng đơng do di truyền (yếu tố V Leiden, Giảm PC, PS, ATIII và prothrombin G20210A). Khi phân tích riêng 51 bệnh nhân nhĩm HKTMN thì thấy tỉ lệ rối loạn tăng đơng do di truyền là 23,5% so với nhĩm chứng là 9,1%
với OR là 2,5 (KTC 95% 1-6,1%). Riêng yếu tố V Leiden chiếm tỉ lệ 13,7% với OR 2,1 (KTC 95%: 0,7 tới 6).
Năm 2004, Tác giả Ferro và cs [34], tác giả và cs đã thực hiện một nghiên cứu quan sát đa trung tâm (89 trung tâm), đa quốc gia (21 quốc gia) về
tiên lượng bệnh nhân HKTMN. Kết quả: Từ tháng 5, năm 1998 đến tháng 5 năm 2001, cĩ 624 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, các biến số dự đốn tử vong hoặc sống phụ thuộc: tuổi> 37, nam giới, hơn mê, tình trạng rối loạn tâm thần, cĩ hình ảnh xuất huyết não kèm theo trên chụp CLVT lúc mới vào viện, HKTMN sâu, nhiễm trùng hệ thống thần kinh trung ương và ung thư. Trong nghiên cứu này, triệu chứng thường gặp nhất là đau đầu 88,8%, co giật 39,3%, yếu liệt chi 37,2%, rối loạn tri giác 22%, rối loạn ngơn ngữ 19,1% và rối loạn thị giác 13,2%.
Năm 2012, một nghiên cứu phân tích tổng hợp của tác giả Dentali và cs [27] của 13 nghiên cứu trước đĩ, gồm cĩ 469 trường hợp HKTMN và 3023 trường hợp nhĩm đối chứng, báo cáo cho thấy yếu tố nguy cơ gây HKTMN so với người bình thường của yếu tố V Leiden là 3,38 (KTC 95%: 2,27 – 5,05%). Tương tự, nghiên cứu của Ludemann và cs [57] tỉ lệ yếu tố V Leiden là 14,5% trong nhĩm HMTMN và trong nhĩm chứng là 6,25% với OR là 2,55.
1.5.2.2. Nghiên cứu về hình ảnh học huyết khối tĩnh mạch não
Năm 1994, nghiên cứu của tác giả Isensee và cs [45]. Mục tiêu: Đánh giá chụp CHT cĩ tiềm năng để thay thế chụp mạch máu trong chẩn đốn huyết khối xoang màng cứng hay khơng.Phương pháp: Nghiên cứu những thay đổi tín hiệu phụ thuộc thời gian của huyết khối xoang màng cứng trên 23 bệnh nhân liên tiếp bằng kỹ thuật chuổi xung thường qui và khảo sát dịng chảy của mạch máu. Kết quả: Bốn giai đoạn của sự phát triển huyết khối cĩ thể được quan sát: Các huyết khối cấp tính (ngày 1-5) xuất hiện mạnh mẽ giảm tín hiệu trong hình ảnh T2W và đồng tín hiệu trên T1W. Trong giai đoạn bán cấp (ngày
6 tới ngày 15) tín hiệu huyết khối là tăng tín hiệu mạnh mẽ trong hình ảnh T1 và T2. Giai đoạn thứ ba bắt đầu vào tuần thứ ba sau khi khởi phát bệnh, tín hiệu huyết khối đã được giảm ở tất cả các trình tự và cho thấy sự khơng đồng nhất ngày càng tăng. Giai đoạn thứ tư (cuối) được đặc trưng bởi một trong hai việc phục hồi lưu lượng máu hoặc sự tồn tại của một huyết khối cịn lại. Kết luận: Chẩn đốn huyết khối xoang màng cứng cĩ thể được thiết lập một cách chính xác với hình ảnh cộng hưởng từ trong hai giai đoạn đầu tiên.
Năm 2000, nghiên cứu của tác giả Liauw và cs [60]. Mục tiêu: Để đánh giá độ nhạy của hình ảnh cộng hưởng từ thường quy và chụp cộng hưởng từ mạch máu trong chẩn đốn và theo dõi HKTMN. Phương pháp: Nghiên cứu lâm sàng và hình ảnh học của 20 bệnh nhân đã được chứng minh HKTMN. Tất cả bệnh nhân đều được chụp CLVT, CHT (với chụp CHT mạch máu cho 15 bệnh nhân) và DSA. Kết quả: Kết hợp kỹ thuật chụp CHT thường quy với CHT mạch máu chẩn đốn được HKTMN trong các trường hợp. Với độ nhạy riêng của chụp CHT thường quy là 90%, chụp CHT mạch máu 100%.
Năm 2007, tác giả Leach và cs [59]. Mục tiêu: đánh giá sự xuất hiện hình ảnh HKTMN trên chuỗi GRE qua các giai đoạn khác nhau của huyết khối. Phương pháp: Hồi cứu hình ảnh trên cuỗi xung GRE của 18 bệnh nhân HKTMN. Sáu mươi chín đoạn tĩnh mạch huyết khối đã được đánh giá. Kết quả: Hiệu ứng nhạy từ của huyết khối trong vịng 7 ngày sau khởi phát được phát hiện hầu hết với chuỗi xung GRE. Điều này rất hữu ích trong việc phát hiện huyết khối vì trong giai đoạn này rất khĩ phát hiện trên các chuỗi xung khác.
1.5.2.3. Nghiên cứu về giá trị D-dimer trong chẩn đốn huyết khối tĩnh mạch não
Năm 2002, nghiên cứu của tác giả Talbot và cs tại nước Anh [86]. Talbot là tác giả đầu tiên nghiên cứu về giá trị của D-dimer trong chẩn đốn
HKTMN. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chỉ cĩ năm bệnh nhân được chọn lựa đưa vào nhĩm nghiên cứu. Kết quả là cĩ 3 bệnh nhân cĩ nồng độ D-dimer > 500 µg/L (một bệnh nhân 1392 µg/L; một bệnh nhân 919 µg/L và một bệnh nhân 7163 µg/L) và 2 bệnh nhân cĩ nồng độ D-dimer < 500 µg/L (một bệnh nhân 392 µg/L và một bệnh nhân là 430 µg/L). Trong nghiên cứu này, chỉ cĩ ba trong năm trường hợp bệnh nhân dương tính với xét nghiệm D-dimer. Tuy nhiên, đây chỉ là nghiên cứu thí điểm của tác giả và số lượng bệnh nhân tham gia nghiên cịn quá ít do đĩ chưa thể nĩi lên được đầy đủ giá trị của D-dimer trong chân đốn HKTMN. Chính tác giả Kevin Talbot cĩ đề nghị cần phải cĩ những nghiên cứu tiếp theo với số lượng bệnh nhân nghiên cứu nhiều hơn ở nhiều trung tâm khác nhau.
Năm 2005, nghiên cứu của tác giả Crassard và cs [23]. Tác giả Crassard và cs đã nghiên cứu 73 bệnh nhân được chẩn đốn HKTMN với thời gian gần 5 năm. Kết quả: Cĩ 7 bệnh nhân cĩ nồng độ D-dimer trong máu < 500 µg/L (10% của tất cả bệnh nhân HKTMN, 26% bệnh nhân HKTMN chỉ cĩ triệu chứng duy nhất đau đầu). Trong nghiên cứu này cho thấy 90,4% bệnh nhân HKTMN cĩ kết quả xét nghiệm D-dimer dương tính, tỷ lệ này khá cao. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này tác giả khơng chọn nhĩm đối chứng để làm xét nghiệm D-dimer. Do đĩ, trong nghiên cứu này tác giả chưa đưa ra được độ đặc hiệu, giá trị tiên đốn âm và giá trị tiên đốn dương của xét nghiệm D- dimer.
Năm 2008, nghiên cứu của tác giả Lippi và cs tại Iran [61]. Tác giả Lippi và cs đã nghiên cứu 104 bệnh nhân cĩ triệu chứng nghi ngờ HKTMN (1. Đau đầu bất thường với khởi phát cấp, bán cấp hay mạn tính với tiền sử khơng liên quan tới đau đầu từng cụm, đau đầu migraine hoặc căng cơ; 2. Đau đầu khơng điển hình kèm với nơn ĩi và khơng đáp ứng với điều trị thơng thường; 3.Đột quỵ thiếu máu não với hình ảnh trên phim chụp cắt lớp vi tính khơng
điển hình phân bố theo động mạch não). Kết quả: Với thời gian nghiên cứu 3 năm, cĩ 104 bệnh nhân được chọn tham gia nghiên cứu. Trong số những bệnh nhân này cĩ 21 bệnh nhân được chẩn đốn xác định là HKTMN. Trong 21 bệnh nhân HKTMN cĩ 20 bệnh nhân dương tính với D-dimer. Trong 83 bệnh nhân cịn lại cĩ 14 bệnh nhân dương tính với xét nghiệm D-dimer. Với kết quả độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đốn âm và giá trị tiên đốn dương của xét nhiệm D-dimer tương ứng là 95,2%, 83,1%, 98,1%, 58,8%. Nghiên cứu của tác giả Ghaffarpour cho thấy giá trị của xét nghiệm D-dimer khá cao trong việc dự đốn bệnh HKTMN.
Năm 2009, nghiên cứu của tác giả Misra và cs tại nước Ấn Độ [66].
Tác giả Misra và cs đã nghiên cứu 26 bệnh trên 16 tuổi và được chẩn đốn xác định là HKTMN. Tất cả những bệnh nhân này được cho làm xét nghiệm D- dimer thì kết quả cĩ 20 trường hợp dương tính với xét nghiệm D-dimer. Với tỉ lệ xét nghiệm D-dimer dương tính là 77%. Đây cũng là một tỉ lệ dương tính khá cao của xét nghiệm D-dimer. Tuy nhiên, cũng giống như nghiên cứu của tác giả Crassard. Tác giả tác giả Misra khơng chọn một nhĩm đối chứng cĩ làm xét nghiệm D-dimer để qua đĩ cho biết được độ đặc hiệu, giá trị tiên đốn dương, giá trị tiên đốn dương nên đây cũng là mặt hạn chế của nghiên cứu này.
Năm 2012, một nghiên cứu phân tích meta của tác giả Dentali và cs [28]. Tác giả Dentali và cs thực hiện một nghiên cứu tổng hợp đánh giá tính chính xác của các thử nghiệm D-dimer trong chẩn đốn HKTMN được hệ thống tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu MEDLINE và EMBASE (từ năm 1966 đến tháng 7 năm 2011). Kết quả: D-dimer cĩ độ chính xác tốt, với độ nhạy trung bình là 93,9% (95% CI 87,5- 97,1) và độ đặc hiệu trung bình là 89,7% (KTC 95%: 86,5 92,2). Như vậy, với những phát hiện của nghiên cứu này cho thấy D-dimer là một cơng cụ chẩn đốn rất hữu ích trong việc quản lý bệnh nhân với nghi ngờ HKTMN.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU