Nâng cao chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược sản phẩm của Công ty cổ phần mía đường Nông Cống (Trang 34 - 37)

Đại lý Nhà bán lẻ

3.2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm

Nâng cao chất lượng sản phẩm: so với các đối thủ cạnh tranh thì chất lượng sản phẩm của Công ty còn chưa cao và nhất là khi công ty có định hướng xuất khẩu sản phẩm đường ra thị trường nước ngoài thì việc cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm lại càng quan trọng hơn. Một số giải pháp có thể thực hiện là:

- Nâng cao chất lượng công nghệ sản xuất: việc đổi mới công nghệ đòi hỏi tốn rất nhiều chi phí cũng như huy động rất nhiều nguồn nhân lực do vậy công ty có thể nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách nâng cao công suất, nghiên cứu tìm ra mô hình sản xuất hợp lý, khoa học, chống lãng phí, dư thừa trong sản xuất.

- Nâng cao chất lượng nguyên liệu đầu vào: nâng cao chất lượng các giống mía, hướng dẫn người nông dân cách trồng mía, thường xuyên kiểm tra hỗ trợ các vùng nguyên liệu, cần có kế hoạch thu mua mía kịp thời, đúng thời điểm.

- Nâng cao chất lượng thiết kế kỹ thuật của sản phẩm: các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm đường như độ trắng, hàm lượng CCS, của sản phẩm nước là độ tinh khiết, an toàn, hóa chất, sản phẩm phân bón là hàm lượng, tỷ lệ các chất hóa học…để nâng cao các đặn tính này cần xác định mức nguyên liệu hợp lý tối ưu nhất để sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cỉa tiến chất lượng tiết kiệm nguyên liệu đầu vào. Nâng cao chất lượng cán bộ kỹ sư trong nghiên cứu thiết kế kỹ thuật cho sản phẩm.

- Duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008 và tái đánh giá chất lượng theo chu kỳ 6 tháng 1 lần. Quản lý chất lượng chặt chẽ, toàn diện, kiểm tra giám sát ngay từ khâu đầu vào cho đến khâu cuối cùng. Phân cấp quản lý chất lượng sản phẩm phải thật cụ thể và chặt chẽ đến từng bộ phận sản xuất.

3.2.3. Phát triển chủng loại bao bì sản phẩm

Cần phải chú trọng hơn về nhãn hiệu dù là sản phẩm đang sản xuất hay sản phẩm mới hình thành. Nhãn hiệu phải đảm bảo bao hàm được nội dung về lợi ích

của sản phẩm, chất lượng sản phẩm, chứa đựng ý đồ định vị sản phẩm. Tên nhãn hiệu sản phẩm có thể nên thay đổi để phù hợp. Lựa chọn tên nhãn hiệu dễ nhớ, dễ phát âm, phù hợp với thuần phong mỹ tục, không trùng lặp với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác.

Đối với mặt hàng đường là sản phẩm truyền thống của công ty đã được đưa vào kinh doanh trong một thời gian dài và là mũi nhọn kinh doanh của công ty thì cần duy trì nhưng cần phải chú ý đến việc thay đổi, cải tiến mẫu mã, kiểu dáng, bao gói sản phẩm bởi vì: Thứ nhất, đường là sản phẩm tiêu dùng cần phải bảo quản nên bao gói là rất quan trọng, cần có khả năng chống ẩm, thấm nước, chống oxi hóa. Thứ hai, đối với người tiêu dùng một sản phẩm có bao gói bắt mắt, ấn tượng cũng là một tác nhân kích thích ngươi tiêu dùng đồng thời hình ảnh thương hiệu của công ty cũng được xây dựng và phát triển. Bao gói sản phẩm đường cần đảm bảo 4 chức năng đó là: bảo quản và bán hàng hóa, thông tin sản phẩm, thẩm mỹ, chức năng thương mại. Khi thiết kế bao bì cần chú ý đến logo, tên công ty, tên sản phẩm, thông số kỹ thuật, bảo quản, hướng dẫn sử dụng, ngày sản xuất, hạn sử dụng...ngoài ra có thể thay đổi chất liệu bao bì hoặc đóng hộp sản phẩm làm tăng tính đa dạng của sản phẩm hơn.

Đối với sản phẩm nước uống là một sản phẩm mới đưa vào kinh doanh trong vài năm gần đây, các mẫu mã chai nước vẫn chưa thật sự bắt mắt, cần thiết kế đa dạng hơn các mẫu mã. Đối với các loại nước tinh khiết đóng chai cần lưu ý đến tính tiện dụng của chúng khi sử dụng. Các mẫu mã cần có thể dễ dàng sử dụng, mang cất vào túi, vừa tay cầm...Đối với các sản phẩm nước đóng bình cần chú ý đến thiết kế tránh hiện tượng sủa dụng lại bình nước để làm giả bán ra ngoài ảnh hưởng tới uy tín của công ty. Một điều nữa cũng cần thiết đó là đưa slogan của công ty vào trong thiết kế mẫu mã sản phẩm. Slogan cần để cho người tiêu dùng thấy được sản phẩm nước an toàn và đem lại lợi ích cho người tiêu dùng khi sử dụng tạo sự tin tưởng cào sản phẩm.

Đối với sản phẩm phân bón vì mới chỉ tiêu dùng nội bộ nên vẫn chưa đầu tư vào việc bao gói thiết kế bao bì sản phẩm. tuy nhiên với kế hoạch kinh doanh sắp tới khi công ty muốn đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ thì cũng cần lưu ý đến vấn đề này đảm bảo được việc đưa thương hiệu công ty tới gần hơn với khách hàng.

Khi công ty mở rộng thị trường thì chính sách chủng loại sản phẩm phải đa dạng, để thực hiện điều này công ty nên sử dụng các hướng giải pháp sau:

- Mở rộng các danh mục sản phẩm sau đường tức là các sản phẩm có thể tận dụng được công nghệ hoặc một phần công nghệ, nguyên liệu thừa hay nguồn nguyên liệu để sản xuất sản phẩm mới chính là các sản phẩm từ quá trình sản xuất đường. Khi quyết định đầu tư sản phẩm mới trước hết cần phải thu thập thông tin thị trường, nắm bắt thị hiếu, nhu cầu của khách hàng. Phân tích các đối thủ cạnh tranh môi trường, rào cản gia nhập và rút lui… từ đó có những kế hoạch về sản xuất, kế hoạch giá thành, kế hoạch tiêu thụ để đưa sản phẩm ra thị trường.

3.2.4. Kênh phân phối và thị trường tiêu thụ

Đối với các sản phẩm hiện tại là đường nước uống công ty nên lựa chọn hình thức phân phối rộng rãi, tìm nhiều địa điểm bán hàng thuận lợi cho khách hàng tìm kiếm và mua sản phẩm. Đối với sản phẩm phân bón cần lựa chọn hình thức phân phối có chọn lọc và chỉ nên phân phối sản phẩm tiêu thụ trên thị trường trong tỉnh bởi nguồn lực doanh nghiệp còn hạn chế hơn nữa sức cạnh tranh của sản phẩm là thấp khó có thể mở rộng thị trường.

Giải pháp:

- Tham gia tích cực quan hệ hợp tác với các Siêu thị trên toàn quốc bởi vì có đến 50% sức mua của người tiêu dùng tập trung ở siêu thị

- Khuyến khích các đại lý, nhà phân phối bằng các chính sách hoa hồng, thưởng - Đối với sản phẩm đường và nước cũng cần đi vào các thị trường ngách. Nhận thấy

trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa số lượng trung bình của các quán cafe, karaoke, các nhà hàng là khoảng 5-10 quán/1 xã. Như vậy sức tiêu thụ nước và đường cũng là khá lớn. Nhận thấy đây là một thị trường ngách khá tiềm năng vừa đảm bảo tiêu thụ vừa có thể sử dụng để giới thiệu sản phẩm mới của công ty sau này.

- Khuyến khích đội ngũ bán hàng thông qua các chính sách lương thưởng và hoa hồng để thúc đẩy việc tiêu thụ. Các chính sách lương thưởng và hoa hồng nên tính theo tỷ lệ bán được sản phẩm. Tỷ lệ sản phẩm bán ra càng cao hoa hồng càng lớn. - Hiện tại công ty đang có một số cửa hàng giới thiệu sản phẩm tuy nhiên ở giai đoạn

này công ty không nên duy trì sẽ không cần thiết và tốn kém về chi phí. Các hoạt động quảng cáo cần sử dụng phương pháp quảng cáo trực tiếp tới khách hàng, đối tác. Nên đẩy mạnh công tác quản lý trang Web của công ty đây sẽ là một địa diểm đáng tin cậy khi các đối tác muốn tìm hiểu đánh giá về Công ty.

- Kênh phân phối của công ty đang tập trung nhiều vào kênh gián tiếp mặc dù nó có vai trò lớn trong việc phát triển mở rộng thị trường tuy nhiên công ty lại khó có thể

kiểm soát và khó nắm bắt được thông tin thị trường do đó việc quản lý các đại lý là không hiệu quả.

- Với thị trường miền Bắc và miền Trung, công ty cần duy trì hệ thống kênh phân phối với số lượng đại lý phù hợp. Công ty nên thúc đẩy việc tiêu thụ tại thị trường miền Nam bởi đây là một thị trường rộng lớn, mức tiêu thụ cao trong khi số lượng các đại lý của công ty tại thị trường này là rất it. Công tác tìm hiểu thị trường, đối thủ cạnh tranh, thông tin khách hàng vẫn chưa được quan tâm do vậy các thông tin chưa được sát thực dẫn đến các đại lý hoạt động chưa hiệu quả, lượng tiêu thụ còn rất thấp sao với tiềm năng thị trường. Do đó, Công ty cần tăng thêm nhiều đại lý ở thị trường miền Nam hơn.

3.2.5. Hoàn thiện dịch vụ khách hàng

Công ty hiện tại vẫn chưa xây dựng tốt về chiến lược dịch vụ khách hàng mà chỉ mới chú trọng đến chiến lược phân phối tiêu thụ sản phẩm. Đối với một daonh nghiệp, dịch vụ khách hàng là chiến lược quan trọng xây dựng uy tín, định hình thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Một doanh nghiệp nếu thực hiện được hệ thống dịch vụ khách hàng tốt sẽ tạo nên sự tin tưởng đối với không chỉ khách hàng mà còn đối với các đối tác, các đại lý phân phối đó sẽ là tiền đề để công ty có thể tạo dựng vị trí của mình trên thị trường và nâng cao giá trị thương hiệu. Chính vì vậy Công ty cần phải

- Xây dựng phòng dịch vụ khách hàng đúng với chức năng nhiệm vụ, hoạt động có tính hệ thống với nhiệm vụ trọng tâm như sau: chăm sóc khách hàng, đại lý, các nhà bán buôn bán lẻ.

- Xây dựng và quản lý đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng than thiện và đội ngũ giao hàng nhanh nhẹn.

- Quản lý việc vận chuyển giao hàng, lập thời gian biểu cho khâu giao hàng, tiếp nhận các đơn hàng phối hợp chặt chẽ với các khâu tiêu thụ để tránh gây lãng phí và tồn kho không cần thiết.

- Thực hiện thanh toán dễ dàng và nhanh chóng với khách hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược sản phẩm của Công ty cổ phần mía đường Nông Cống (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w