Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón tới năng suất và dư lượng no3 trong đậu trạch tại thái nguyên (Trang 38 - 39)

2

2.4.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển

- mọc (ngày): Tính từ khi có khoảng 50% số cây/ô thí nghiệm có 2 lá mầm xoè ngang trên mặt đất.

- Thời gian ra lá thật (ngày): Tính từ khi có khoảng 50% số cây/ô thí nghiệm ra lá thật.

- Thời gian ra hoa (ngày) 50% số cây/ô thí nghiệm có hoa đầu tiên.

- Thời gian thu quả đợt 1 (ngày): Tính từ khi gieo đến khi thu hoạch quả đợt đầu của 50% số cây.

- Thời gian sinh trưởng (ngày): Tính từ khi mọc đến kết thúc quá trình thu quả thương phẩm.

Theo dõi 5 cây/1 lần nhắc lại/công thức (15 cây/công thức), đo 7 ngày/lần.

- Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm): Đo từ sát mặt đất đến mút lá dài nhất.

- Động thái ra lá (lá): Đếm các lá/thân chính, tính lá có chiều dài >2cm.

2.4

Điều tra sâu, bệnh hại theo phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng được thực hiện theo qui chuẩn kỹ thuật Quốc gia: QCVN01 - 38: 2010 /BNN &PTNT.

+ Bệnh phấn trắng (điểm)

Phương pháp điều tra: Điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 5 cây, không lặp lại diện tích lần trước đã điều tra. Đếm tất cả số cây bị bệnh ở các điểm điều tra, sau đó tính tỉ lệ hại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tỉ lệ hại (%) = Tổng số cây bị bệnh x 100 Tổng số cây theo dõi

Điểm 1. Không thấy bệnh (0%) Điểm 3. Thấy ít (<25% cây bị bệnh)

Điểm 5. Trung bình (25 - 50% cây bị bệnh) Điểm 7. Nhiều (>50 - 75% cây bị bệnh) Điểm 9. Rất nhiều (>75% cây bị bệnh)

+ Giòi đục lá (điểm): Đếm tất cả số lá bị sâu hại/ô sau đó tính theo thang điểm.

Điểm 1. Không thấy sâu hại (0%) Điểm 3. Thấy ít (<25% cây bị sâu)

Điểm 5. Trung bình (25 - 50% cây bị sâu) Điểm 7. Nhiều (>50 - 75% cây bị sâu) Điểm 9. Rất nhiều (>75% cây bị sâu)

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón tới năng suất và dư lượng no3 trong đậu trạch tại thái nguyên (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)