* Hàm lượng NO3- trong rau ở Việt Nam
Ở Việt Nam do chạy theo năng suất và lợi nhuận, người sản xuất đã lạm dụng phân đạm. Trong khi sử dụng phân đạm theo chiều hướng gia tăng thì việc sử dụng phân lân và phân kali rất ít, phối hợp theo tỷ lệ không hợp lý điều đó đã làm cho hàm lượng nitrat trong thương phẩm rất cao.
Kết quả điều tra ở 3 huyện Thanh Trì, Gia Lâm và Đông Anh của thành phố Hà Nội năm 2000, Đinh Văn Hùng và cs (2005) [16] cho biết: nông dân sử dụng lượng đạm lớn và mất cân đối với phân lân và kali; đặc biệt đối với cây rau đậu, lượng phân đạm sử dụng phổ biến ở mức 500 kg N/ha với su hào, bắp cải là 550 kg N/ha, cà chua là 640 kg N/ha.
Đặng Thu Hoà (2002) [13] khi khảo sát tình hình sử dụng phân bón cho rau ở một số vùng chuyên canh rau của Hà nội cũng cho kết quả tương tự,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lượng phân đạm nông dân sử dụng thường gấp từ 2-3 lần so với qui trình sản xuất rau an toàn, trong khi đó phân lân và kali sử dụng rất ít thậm chí không sử dụng.
Theo phân tích của Viện rau quả trong những năm gần đây ở một số vùng sản xuất rau chuyên canh ven thành phố và ven khu công nghiệp một số loại rau có hàm lượng NO3-
tồn dư cao, một số vượt quá ngưỡng cho phép. Theo Vũ Thị Đào (1999) [5], khi tìm hiểu tồn dư NO3-
trong rau ở vùng trọng điểm của huyện Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì cho thấy: tồn dư NO3-
trong rau thương phẩm ở cả 4 nhóm rau ăn lá, ăn quả, ăn thân, ăn củ và rau gia vị đều rất cao, vượt ngưỡng cho phép nhiều lần (từ 1,5 - 9) điển hình là các mẫu rau nghiên cứu tại Gia Lâm và Từ Liêm tưới bằng nước sông Hồng và sông Nhuệ có chất lượng rau tương đối đảm bảo, còn khu Thịnh Liệt, Thanh Liệt, Hoàng Liệt tưới bằng nước thải sông Tô Lịch là nguồn nước thải của thành phố đã bị ô nhiễm đều vượt xa ngưỡng cho phép của tiêu chuẩn quy định rất nhiều lần (từ 1 - 8 lần).
Kết quả phân tích các mẫu rau thu thập từ các vùng sản xuất khác nhau trong 3 năm (2000 - 2003) cho thấy rằng hàm lượng NO3-
trong su hào, bắp cải trung bình từ 645,11-1080,81 mg/kg (lượng cho phép là 500mg/kg), hành tây có hàm lượng NO3-
trung bình 180 - 210mg/kg (lượng cho phép là 80 mg/kg) các loại rau khác có biểu hiện tương tự (Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng, 2006 [25]). Khi phân tích hàm lượng NO3
-
trong rau xanh được sản xuất tự do tại Nam Hồng - Đông Anh và một số điểm khác (Nguyễn Văn Hiền và cs, [12]) cho thấy: Mẫu cải xanh tại Nam Hồng có hàm lượng NO3-
vượt ngưỡng 4,4 lần, cải ngọt vượt ngưỡng 6,2 lần. Dưa chuột là mẫu có chứa hàm lượng NO3-
thấp nhất 62-82mg/kg.
Theo thống kê của Sở Khoa học - Công nghệ Hà Nội vào các năm 2003, 2004 tại nhiều chợ nội thành Hà Nội và một số cơ sở sản xuất cho thấy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tồn dư NO3 - trong bắp cải, su hào, hành tây, súp lơ, cải củ, đậu ăn quả, ớt ngọt, cà chua, xà lách, dưa chuột... đều vượt mức cho phép.
Kết quả kiểm tra thực hiện các quy định về quản lý và chứng nhận rau an toàn tại Hà Nội của Cục bảo vệ thực vật trong tháng 10/2007 cho thấy rau cải xanh và cải ngọt là hai loại rau có dư lượng nitrat vượt mức khá cao: rau cải xanh 559,59mg/kg, rau cải ngọt 655,92mg/kg (dư lượng nitrat cho phép là dưới 500mg/kg).
Tại Thái Nguyên, nghiên cứu của Phan Thị Thu Hằng (2008) [10] về hàm lượng NO3- trong rau thì thu được kết quả là: Trong 6 loại rau trồng phổ biến ngoài sản xuất thì hàm lượng NO3-
đều rất cao, chỉ có khoảng 10% số mẫu được kiếm tra có hàm lượng đạt TCCP, cụ thể :
+ Trong 7 mẫu bắp cải được phân tích chỉ có 1 mẫu ở Túc Duyên đạt TCCP là 450,6mg/kg còn lại đều gấp từ 2 - 8 lần TCCP.
+ Đậu cô ve: 90% mẫu kiểm tra đều có tồn dư NO3-
gấp 2,8 - 11 lần TCCP. + Cải củ, cải xanh: 55% mẫu có hàm lượng NO3-
của gấp 2 - 2,5 lần. Nguyên nhân làm cho lượng nitrat tích lũy trong rau như: giống, phân bón, nhiệt độ, ánh sáng, đất đai, phương pháp thu hoạch, thời gian thu hoạch, phương pháp bảo quản. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu được nhiều nhà khoa học nhận định là phân bón nhưng mỗi loại phân khác nhau cũng gây nên sự tích lũy nitrat khác nhau trong mỗi loại cây. Phân nitrat làm tích trữ nitrat trong rau nhiều hơn phân amon. Qua những thí nghiệm cho thấy khi lượng phân đạm bón tăng làm nitrat tích lũy cũng tăng theo. Ở các bộ phận khác nhau của cây cũng tích lũy nitrat khác nhau: ở gốc, thân cây và cuống lá thường tập trung nitrat nhiều hơn. Cường độ nhiệt độ và ánh sáng thích hợp cho khả năng biến đổi N cung cấp cho cây sinh trưởng và phát triển sẽ làm giảm bớt sự tích lũy nitrat trong rau.
* Hàm lượng đạm với năng suất và sự tích lũy NO3- trong rau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nitrat trong rau cải bẹ xanh trên nền đất xám tại thành phố Hồ Chí Minh, Phạm Minh Tâm (2001) [22] cho thấy năng suất cải bẹ xanh tăng dần khi tăng lượng đạm bón, cao nhất ở mức bón 150 kg N/ha, tuy vậy thì hàm lượng NO3-
trong rau khi thu hoạch quan hệ chặt với lượng đạm bón, từ 31,7mg NO3 -
/kg rau tươi ở mức 0 kg N/ha lên 524,9 mg NO3-/kg ở mức 180 kg N/ha.
Và cũng tại thành phố Hồ Chí Minh, kết quả nghiên cứu của Bùi Cách Tuyến [31] cho thấy dư lượng nitrate trên các loại rau phổ biến ở các mức phân bón khác nhau: Đối với cây cải bông, cây bắp cải khi bón <400 N/ha hàm lượng nitrate tồn dư dưới ngưỡng cho phép. Đối với cây dưa leo lượng phân đạm nguyên chất được sử dụng biến đổi từ 100 - 300N/ha và hàm lượng nitrat trong dưa chuột đều dưới ngưỡng cho phép
Theo Tạ Thu Cúc (1996) [1] khi bón phân đạm vào đã làm tăng tồn dư NO3- trong cà chua tăng từ 370 mgNO3-/kg lên 485 mgNO3-/kg và 72,8 mgNO3-/kg lên 87,4 mgNO3-/kg ở hành tây.
Kết quả nghiên cứu của Đặng Thu Hoà (2002) [13] trên đất phù sa Sông Hồng cũng cho kết quả tương tự, tăng lượng đạm bón làm tăng sự tích luỹ nitrat trong rau, với rau muống tăng mức đạm bón từ 120 kg N/ha lên 180 kg N/ha thì hàm lượng NO3- trong rau tăng lên thêm 250 mg/kg rau.
Trịnh Thị Hoài (2008) [14] khi nghiên cứu về mức đạm bón trên cây đậu đũa tại Thái Nguyên cho thấy: Với mức bón đạm 100kgN/ha thì đậu đũa sinh trưởng, phát triển mạnh và cho năng suất cao (30,95 tấn/ha). Mức bón đạm từ 0 - 100kgN/ha có chỉ số NO3- dưới ngưỡng cho phép (131 - 143,02mg/kg), Khi bón 120kgN/ha, hàm lượng NO3- (201,5 mg/kg) vượt quá ngưỡng cho phép (150mg/kg).
Thí nghiệm của Nguyễn Hồng Hạnh (2008) [9] đối với cây dưa chuột thu được kết quả là: Khi mức bón đạm tăng trong khoảng 0 - 120 kgN/ha, sự sinh trưởng và năng suất dưa chuột tăng lên. Hàm lượng NO3- tăng từ 101 mg/kg lên đến 149 mg/kg (ngưỡng NO3- cho phép đối với dưa chuột là 150 mg/kg).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Thời gian bón thúc đạm lần cuối với mức độ tích luỹ NO3-
trong rau xanh.
Ngoài việc sử dụng một lượng lớn phân đạm thì thời gian kết thúc bón đạm trước thu hoạch cũng là một hiện tượng rất phổ biến ở tất cả các vùng trồng rau trong cả nước. Nông dân thường thu hoạch rau chỉ sau khi bón đạm 3 - 7 ngày (Tạ Thu Cúc, 1996 [1]),(Trần Vũ Hải, 1998 [8]), (Đặng Thu Hòa, 2002 [13]), (Phạm Minh Tâm, 2001 [22]). Người sản xuất hầu như không quan tâm đến tồn dư nitrat trong rau mà thời gian thu hoạch do thị trường quyết định, đặc biệt vào mùa khan hiếm rau.
Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng, tồn dư NO3- trong rau liên quan chặt chẽ tới sự cung cấp đạm và quá trình quang hợp trước lúc thu hoạch. Nếu có đủ thời gian và điều kiện để cây quang hợp mạnh tạo ra glucid và hô hấp tạo ra acetoacid thì hàm lượng NO3-
trong cây không đến mức gây độc. Do đó thời gian bón đạm trước khi thu hoạch quyết định đến tồn dư nitrat trong rau. Tuy vậy khả năng hấp thụ N và tích luỹ NO3- nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào từng loại rau. Hầu hết các loại rau có hàm lượng NO3
-
đạt cao nhất sau khi bón thúc đạm lần cuối từ 3 - 10 ngày.
Nghiên cứu về vấn đề này, Nguyễn Văn Hiền và cs (1994) [12] đã kết luận: Hàm lượng nitrat ở cải bắp đạt cao nhất vào ngày thứ 7 kể từ khi bón thúc lần cuối ở tất cả các liều lượng đạm khác nhau và chỉ thu hoạch sau 14 ngày thì hàm lượng nitrat trong cải bắp mới giảm hẳn dưới ngưỡng an toàn.
Theo Lê Văn Tán và cs (1998) [21] tồn dư nitrat trong rau thương phẩm còn phụ thuộc vào khả năng tích luỹ của từng loại rau. Tồn dư nitrat trong rau ăn lá và rau ăn quả cao nhất trong khoảng thời gian từ 10 - 15 ngày từ lúc bón lần cuối đến khi thu hoạch, đối với rau ăn củ là khoảng 20 ngày. Thời gian bón thúc sau cùng càng xa ngày thu hoạch thì lượng nitrat trong rau càng giảm.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian bón thúc đạm lần cuối đối với một số loại rau trồng phổ biến tại Tỉnh Lâm Đồng, tác giả Bùi Cách Tuyến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
(1998) [31] cho biết:
+ Đối với xà lách: tồn dư nitrat đạt cao nhất khoảng 21 ngày khi ngừng bón (1569 mg NO3
-/kg rau tươi) sau đó giảm dần theo thời gian và đến 25 ngày thì giảm hẳn dưới ngưỡng cho phép (426 mg NO3
-/kg rau tươi)
+ Đối với đậu Hà lan, đậu côve: tồn dư nitrat đạt cao nhất vào thời điểm 7 ngày sau bón thúc lần cuối và được giảm dần ở các ngày sau đó, nhưng nếu bón đạm ở mức cao (>300 kg N/ha) thì sau 10 ngày tồn dư nitrat mới giảm tới mức cho phép.
+ Đối với cà rốt: tồn dư nitrat được tích luỹ cao nhất ở thời điểm 20 ngày sau khi ngừng bón N và sẽ giảm dần ở các ngày tiếp theo.
Kết quả nghiên cứu của Bùi Quang Xuân (1998) [34] cũng cho thấy hàm lượng nitrat trong cải bắp thực sự giảm sau 16 - 20 ngày bón N lần cuối, nếu hoà phân đạm vào nước tưới thì thời gian bón thúc lần cuối rút ngắn hơn từ 2 - 4 ngày.
Phạm Minh Tâm (2001) [22] khi nghiên cứu trên rau cải xanh tại thành phố Hồ Chí Minh cũng cho kết quả: với mức bón 90 kg N/ha thì hàm lượng nitrat trong cải bẹ xanh đạt cực đại ở 16 ngày sau bón thúc đạm lần cuối và giảm mạnh ở các ngày tiếp theo.
Kết quả nghiên cứu trong thí nghiệm chậu vại trên nền đất phù sa Sông Hồng tại Hà Nội, Đặng Thu Hoà (2002) [13] cho biết: Đối với rau muống ở mức bón 120 - 210 kg N/ha thì hàm lượng nitrat trong rau muống đạt cao nhất trong khoảng 7 - 10 ngày sau bón thúc đạm lần cuối giảm dần ở những ngày tiếp theo, với xà lách và dưa chuột hàm lượng nitrat đạt cao nhất ở ngày thứ 3 – 5.