Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến sâu, bệnh hại đậu trạch

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón tới năng suất và dư lượng no3 trong đậu trạch tại thái nguyên (Trang 51 - 53)

2

3.1.6. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến sâu, bệnh hại đậu trạch

Sâu bệnh hại đã trở thành một yếu tố quan trọng hạn chế lớn đến năng suất, hình thức sản phẩm. Nó làm giảm năng suất từ 10 - 40% thậm chí có thể lên đến 100% trong những năm dịch bệnh nặng. So với các loại cây trồng chuyên canh khác thì rau là loại cây trồng không những nhiều về số lượng mà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

còn nhiều về chủng loại chính vì vậy cây rau có nhiều loại sâu, bệnh hại gần như quanh năm, có loại chuyên tính cao nhưng phần lớn là loại đa thực và phát triển ở khắp mọi nơi.

Để phòng trừ sâu bệnh hiệu quả ngoại trừ việc lựa chọn một bộ giống kháng sâu bệnh tốt còn phải áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM), trong đó bón phân cân đối, hợp lý cũng là một khâu quan trọng giúp nâng cao khả năng chống chịu của cây rau với sâu bệnh hại. Đặc biệt trong điều kiện thời tiết vụ Đông - Xuân rất thuận lợi cho cây đậu trạch sinh trưởng phát triển. Tuy nhiên cũng thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh phát triển. Trong vụ Đông - Xuân năm 2013 - 2014 ở cây đậu trạch đã xuất hiện các loại sâu, bệnh: Sâu ăn lá, sâu cuốn lá, sâu đục quả, giòi đục lá, sâu vẽ bùa...Các loại sâu cuốn lá, sâu ăn lá mặc dù cũng xuất hiện nhưng chỉ gây hại ở mức độ nhẹ. Bệnh hại đậu trạch chủ yếu là bệnh phấn trắng, ở giai đoạn đầu có xuất hiện bệnh lở cổ rễ, ở giai đoạn cuối có xuất hiện bệnh gỉ sắt hại quả nhưng tỷ lệ hại quả rất ít. Tình hình sâu bệnh hại được thể hiện ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Tỷ lệ sâu, bệnh hại ở các công thức thí nghiệm

Đơn vị tính: điểm Công thức Giòi đục lá Bệnh phấn trắng CT1(đ/c) 3 3 CT2 3 3 CT3 3 3 CT4 3 3 CT5 1 1 CT6 1 1 Ghi chú:

- Sâu bệnh hại: Điểm 1 rất nhẹ. điểm 9 rất nặng Qua bảng 3.7 cho thấy:

Giòi đục lá phá nhu mô lá ban đầu tạo thành những vết, đoạn nhỏ màu trắng hơi xanh. Sau dần tạo thành vết hình tròn lớn nhanh chóng. Khi vết tròn đó bằng 1 - 2 đồng xu thì biểu bì lá phồng rộp lên, màu trắng. Các màng phồng rộp này dần dần hóa nâu và rách ra. Sau khi nở, giòi đục lá phá hoại ngay nhu mô lá, kích thước màng tăng nhanh, giòi đẫy sức có màu vàng nhạt đồng đều và chui ra khỏi 2 mép biểu bì rơi xuống đất hóa nhộng. Qua theo dõi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ta thấy công thức 5 và công thức 6 không bị giòi đục lá phá hại đánh giá ở điểm 1. Công thức 1,2,3,4 đều bị giòi đục lá phá hại mức độ nhẹ đánh giá ở điểm 3.

Quá trình sinh trưởng, phát triển ở cây đậu trạch xuất hiện một số bệnh như: Bệnh phấn trắng, bệnh lở cổ rễ xuất hiện ở giai đoạn đầu, vào giai đoạn cuối xuất hiện bệnh gỉ sắt hại quả nhưng tỷ lệ hại quả rất ít, chủ yếu vẫn là bệnh phấn trắng. Bệnh phấn trắng do nấm Erysiphcichoracearum triệu trứng bệnh thấy ban đầu trên lá là những chòm nhỏ mất màu xanh dần dần hóa vàng, bao phủ một lớp phấn trắng sáng dày đặc như bột phấn bao chùm cả phiến lá. Trong thí nghiệm bệnh phấn trắng xuất hiện ở công thức 1,2,3,4 với mức độ nhẹ đánh giá ở điểm 3, Công thức 4 và công thức 6 không bị bệnh phá hại đánh giá ở điểm 1.

Như vậy sâu, bệnh hại ít gây hại trong các công thức thí nghiệm. Trước khi gieo hạt đã tiến hành xử lý đất bằng cách rắc vôi bột và phun Foocmalin. Nhằm hạn chế sự phát sinh phát triển của sâu, bệnh hại. Tôi đã thường xuyên nhổ cỏ, tỉa bớt lá già, lá bị sâu ,bị bệnh đồng thời kết hợp với các kỹ thuật chăm sóc khác như: Tưới nước, bón phân tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt, nâng cao sức chống chịu sâu, bệnh hại.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón tới năng suất và dư lượng no3 trong đậu trạch tại thái nguyên (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)