Xây dựng phiếu khảo sát cán bộ quản lý và giảng viên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố của thành tố quản lý đối với việc tạo dựng văn hóa chất lượng trong trường đại học dân lập hải phòng (Trang 58 - 69)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.4.2.Xây dựng phiếu khảo sát cán bộ quản lý và giảng viên

Để trả lời hai câu hỏi nghiên cứu và trên cơ sở mô hình nghiên cứu, nội dung của phiếu khảo sát dành cho cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu Trường ĐHDLHP được xây dựng với các nội dung sau:

(1) Thông tin chung về người cung cấp thông tin: họ và tên (có thể không cung cấp), tuổi, đơn vị công tác, vị trí công tác, năm bắt đầu làm việc tại Trường ĐHDLHP, học hàm, học vị;

(2) Thông tin về các khóa đào tạo mà Trường ĐHDLHP đã hỗ trợ về tài chính, thời gian cho cán bộ quản lý và giảng viên của Trường: nghiên cứu sinh, cao học, khóa bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn;

(3) Nhân tố 1: Vai trò của các chủ trương của Lãnh đạo Trường trong việc tạo dựng văn hóa chất lượng của Trường ĐHDLHP;

(4) Nhân tố 2: Vai trò của Kế hoạch chiến lược của Trường đối với việc tạo dựng văn hóa chất lượng của Trường;

(5) Nhân tố 3: Vai trò của văn bản quản lý của Trường trong việc duy trì, phát triển văn hóa chất lượng của Trường;

(6) Nhân tố 4: Vai trò của việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ quản lý, giảng viên trong việc củng cố và phát triển văn hóa chất lượng của Trường;

(7) Nhân tố tổng hợp: Đây là sự tổng hợp các yếu tố chung, suy nghĩ của cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu về văn hóa chất lượng trong Trường ĐHDLHP và được gọi là nhân tố tổng hợp. Nhân tố tổng hợp cho biết đánh giá chung của cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu về một số yếu tố của thành tố quản lý đối với việc tạo dựng văn hóa chất lượng trong

52

Trường ĐHDLHP. Chính vì thế, nhân tố này không xuất hiện trong mô hình nghiên cứu.

Phiếu khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu Trường ĐHDLHP được chia thành hai phần:

(1) Thông tin cá nhân (gồm các nội dung nêu tại mục (1), (2) nêu trên): với 7 câu hỏi về các thông tin cá nhân.

(2) Nội dung khảo sát với 68 câu hỏi, tóm tắt như sau: - Nhân tố 1 có 6 câu hỏi;

- Nhân tố 2 với 14 câu hỏi; - Nhân tố 3 bao gồm 17 câu hỏi; - Nhân tố 4 có 26 câu hỏi;

- Nhân tố tổng hợp gồm 5 câu hỏi.

Mỗi câu hỏi là một nhận định để cán bộ quản lý và giảng viên được khảo sát cân nhắc và xác định mức độ đồng ý theo thang đo Likert như sau:

Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý 5 4 3 2 1

Phiếu khảo sát ý kiến cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu Trường ĐHDLHP được trình bày tại Phụ lục 2.

Thử nghiệm và hoàn thiện phiếu khảo sát

Để đảm bảo chất lượng của phiếu khảo sát và chất lượng của kết quả khảo sát, tác giả đã tiến hành thử nghiệm phiếu khảo sát với 60 cán bộ quản lý và giảng viên.

Tác giả sử dụng phần mềm Microsoft Office Excel, SPSS và Quest để nhập dữ liệu, tính toán và xử lý số liệu theo Mô hình Rasch.

Phiếu khảo sát được thiết kế với 68 câu hỏi để đo lường 5 nhân tố. Vì thế, ban đầu tác giả xem xét độ tin cậy và phù hợp của các câu hỏi đo từng

53

nhân tố. Sau khi loại bỏ các câu hỏi không phù hợp của từng nhân tố, tác giả xem xét độ tin cậy và phù hợp của tất cả các câu hỏi còn lại trong phiếu khảo sát.

Xử lý số liệu như sau:

(1) Nhân tố 1: “Chủ trương của Lãnh đạo ĐHDLHP” đối với việc tạo dựng văn hóa chất lượng trong Trường

Mức độ đánh giá của cán bộ, giảng viên về vai trò của Chủ trương của Lãnh đạo ĐHDLHP đối với việc tạo dựng văn hóa chất lượng trong trường được đo bằng 6 câu hỏi. Với số lượng câu hỏi này đủ để khảo sát một nhân tố.

Kết quả xử lý dữ liệu bằng phần mềm QUEST cho thấy, trong phần Tóm tắt ước lượng câu hỏi (Summary of item estimates), giá trị trung bình Mean bằng - 0,01 và độ lệch chuẩn SD bằng 0,61. Như vậy, chỉ có Mean phù hợp với giá trị lý thuyết được yêu cầu để dữ liệu phù hợp Mô hình Rasch. Tuy vậy, đây là dữ liệu của việc đo quan điểm cá nhân nên chấp nhận độ lệch chuẩn SD nhỏ hơn giá trị lý thuyết yêu cầu để dữ liệu phù hợp Mô hình Rasch. Trong phần Sự phù hợp thống kê (Fit Statistics), giá trị trung bình Mean bằng 0,95 và độ lệch chuẩn SD bằng 0,15 – điều này cho thấy dữ liệu có sự phù hợp với Mô hình Rasch. Độ tin cậy tính toán (Reliability of estimates) đạt 0,79 thể hiện dữ liệu thu được có độ tin cậy tính toán cao (xem chi tiết phân tích Nhân tố 1 trong Phụ lục 4 – mục 4.1.1).

Tuy nhiên, 6 biến trên chưa thực sự tạo thành một cấu trúc chặt chẽ. Có 1 biến nằm ngoài khoảng cho phép [0,77:1,30] là biến số 6 (xem chi tiết tại Phụ lục 5 – mục 5.1.1).

Tiến hành loại bỏ biến ngoại lai có giá trị nằm xa khoảng cho phép, (biến 6). Kết quả xử lý cho thấy giá trị Mean và SD vẫn đảm bảo phù hợp với mô hình Rasch (xem chi tiết tại Phụ lục 4 – mục 4.1.2). Sự phù hợp của các câu hỏi trong khoảng đồng bộ cho phép đã thay đổi: 5 biến còn lại đều nằm trong

54 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khoảng [0,77:1,30] (xem chi tiết tại Phụ lục 5 – mục 5.1.2). Điều này cho thấy 5 biến còn lại tạo thành một cấu trúc chặt chẽ.

Như vậy, sau khi loại bỏ chỉ số không phù hợp, cấu trúc vai trò của Chủ trương của Lãnh đạo ĐHDLHP đối với việc tạo dựng văn hóa chất lượng trong trường được đo bằng 5 chỉ số.

(2) Nhân tố 2: “Kế hoạch chiến lược của ĐHDLHP” đối với việc tạo dựng văn hóa chất lượng trong trường

Mức độ đánh giá của cán bộ quản lý và giảng viên về vai trò của Kế hoạch chiến lược của ĐHDLHP đối với việc tạo dựng văn hóa chất lượng trong trường được đo bằng 14 câu hỏi.

Kết quả xử lý dữ liệu bằng phần mềm QUEST cho thấy, trong phần Tóm tắt ước lượng câu hỏi (Summary of item estimates), giá trị trung bình Mean bằng - 0,25 và độ lệch chuẩn SD bằng 0,60. Như vậy, chỉ có Mean phù hợp với giá trị lý thuyết được yêu cầu để dữ liệu phù hợp Mô hình Rasch. Tuy vậy, đây là dữ liệu của việc đo quan điểm cá nhân nên chấp nhận độ lệch chuẩn SD nhỏ hơn giá trị lý thuyết yêu cầu để dữ liệu phù hợp Mô hình Rasch. Trong phần Sự phù hợp thống kê (Fit Statistics), giá trị trung bình Mean bằng 1,03 và độ lệch chuẩn SD bằng 0,27 – điều này cho thấy dữ liệu có sự phù hợp với Mô hình Rasch. Độ tin cậy tính toán (Reliability of estimates) đạt 0,68 thể hiện dữ liệu thu được có độ tin cậy tính toán tương đối cao (xem chi tiết phân tích Nhân tố 2 trong Phụ lục 4 – mục 4.2.1).

Khi phân tích lần thứ nhất bằng phần mềm Quest về miền đo của các câu hỏi trong Nhân tố 2, kết quả xử lý cho thấy, 14 biến đo lường cấu trúc vai trò của Kế hoạch chiến lược của Trường ĐHDLHP trong việc tạo dựng văn hóa chất lượng trong trường chưa thực sự tạo thành một cấu trúc chặt chẽ. Có bốn biến là biến số 8, 9, 14, 16 nằm ngoài khoảng [0,77:1,30] (xem chi tiết tại Phụ lục 5 – Mục 5.2.1).

55

Tiến hành loại bỏ biến ngoại lai có giá trị nằm xa khoảng cho phép, (biến 8, 9, 14, 16). Kết quả xử lý lần thứ 2 cho thấy giá trị Mean và SD vẫn đảm bảo phù hợp với mô hình Rasch (xem chi tiết phân tích Nhân tố 2 trong Phụ lục 4 – mục 4.2.2). Tuy vậy, kết quả xử lý cho thấy 10 biến còn lại vẫn chưa thực sự tạo thành một cấu trúc chặt chẽ vì biến 12 nằm ngoài khoảng [0,77:1,30] (xem chi tiết tại Phụ lục 5 – Mục 5.2.2).

Tiếp tục tiến hành loại bỏ biến ngoại lai có giá trị nằm ngoài khoảng cho phép, (biến 12). Kết quả xử lý lần thứ 3 cho thấy cho thấy giá trị Mean và SD; sự phù hợp thống kê và độ tin cậy tính toán vẫn đảm bảo phù hợp với mô hình Rasch (xem chi tiết tại Phụ lục 4 – Mục 4.2.3). Đồng thời, kết quả xử lý cho thấy sự phù hợp của các câu hỏi trong khoảng đồng bộ cho phép đã thay đổi: 9 biến còn lại đều nằm trong khoảng [0,77:1,30] (xem chi tiết tại Phụ lục 5 – Mục 5.2.3). Theo mô hình Rasch, 9 biến còn lại tạo thành một cấu trúc chặt chẽ.

Như vậy, sau khi loại bỏ các chỉ số không phù hợp, Nhân tố 2: “Kế hoạch chiến lược của ĐHDLHP” đối với việc tạo dựng văn hóa chất lượng trong Trường được đo bằng 9 chỉ số.

(3) Nhân tố 3: :Văn bản quản lý của ĐHDLHP” đối với việc duy trì và phát triển văn hóa chất lượng trong Trường

Mức độ đánh giá của cán bộ, giảng viên về vai trò của văn bản quản lý của ĐHDLHP đối với việc duy trì và phát triển văn hóa chất lượng trong trường được đo bằng 17 câu hỏi.

Kết quả xử lý dữ liệu bằng phần mềm QUEST cho thấy, trong phần Tóm tắt ước lượng câu hỏi (Summary of item estimates), giá trị trung bình Mean bằng - 0,24 và độ lệch chuẩn SD bằng 0,57. Như vậy, chỉ có Mean phù hợp với giá trị lý thuyết được yêu cầu để dữ liệu phù hợp Mô hình Rasch. Tuy vậy, đây là dữ liệu của việc đo quan điểm cá nhân nên chấp nhận độ lệch

56

chuẩn SD nhỏ hơn giá trị lý thuyết yêu cầu để dữ liệu phù hợp Mô hình Rasch. Trong phần Sự phù hợp thống kê (Fit Statistics), giá trị trung bình Mean bằng 1,01 và độ lệch chuẩn SD bằng 0,22 – điều này cho thấy dữ liệu có sự phù hợp với Mô hình Rasch. Độ tin cậy tính toán (Reliability of estimates) đạt 0,73 thể hiện dữ liệu thu được có độ tin cậy tính toán cao (xem chi tiết tại Phụ lục 4 – mục 4.3.1). Tuy vậy, trong lần xử lý số liệu lần thứ nhất bằng phần mềm Quest để đo độ giá trị gắn kết của các câu hỏi trong cùng miền đo của Nhân tố 3, kết quả xử lý cho thấy, 17 biến chưa thực sự tạo thành một cấu trúc chặt chẽ. Có ba biến là biến số 22, 27, 28 nằm ngoài khoảng [0,77:1,30] (chi tiết tại Phụ lục 5 – Mục 5.3.1). Theo mô hình Rasch, các biến nêu trên là các biến ngoại lai và cần được loại bỏ.

Tiến hành loại bỏ biến ngoại lai có giá trị nằm xa khoảng cho phép, (biến 22, 27, 28). Kết quả xử lý cho thấy giá trị Mean và SD; Fit Statistics và độ tin cậy tính toán vẫn phù hợp với mô hình Rasch (chi tiết tại Phụ lục 4 – mục 4.3.2). Tuy vậy, kết quả xử lý cho thấy 14 biến còn lại vẫn chưa thực sự là một cấu trúc chặt chẽ vì biến 21 vẫn nằm ngoài khoảng [0,77:1,30] (chi tiết tại Phụ lục 5 – mục 5.3.2).

Tiếp tục loại bỏ biến ngoại lai (biến 21). Kết quả xử lý cho thấy giá trị Mean và SD; Fit Statistics và độ tin cậy tính toán vẫn phù hợp với mô hình Rasch (chi tiết tại Phụ lục 4 – mục 4.3.3). Tuy vậy, 13 biến còn lại vẫn chưa thực sự là một cấu trúc chặt chẽ vì biến 37 vẫn nằm ngoài khoảng [0,77:1,30] (chi tiết tại Phụ lục 5 – mục 5.3.3).

Sau khi loại bỏ biến ngoại lai (biến 37). Kết quả xử lý cho thấy giá trị Mean và SD; Fit Statistics và độ tin cậy tính toán vẫn phù hợp với mô hình Rasch (chi tiết tại Phụ lục 4 – mục 4.3.4) nhưng 12 biến còn lại vẫn chưa thực sự là một cấu trúc chặt chẽ vì biến 23 vẫn nằm ngoài khoảng [0,77:1,30] (chi tiết tại Phụ lục 5 – mục 5.3.4).

57

Tiếp tục loại bỏ biến ngoại lai (biến 23). Kết quả xử lý cho thấy giá trị Mean và SD; Fit Statistics và độ tin cậy tính toán phù hợp với mô hình Rasch (chi tiết tại Phụ lục 4 – mục 4.3.5). Đồng thời, kết quả xử lý cho thấy 11 biến còn lại đã tạo thành một cấu trúc chặt chẽ vì cả 11 biến đều nằm trong khoảng [0,77:1,30] (chi tiết tại Phụ lục 5 – mục 5.3.5).

Như vậy, sau khi loại bỏ các chỉ số không phù hợp, Nhân tố 3: “Văn bản quản lý của ĐHDLHP” đối với việc duy trì và phát triển văn hóa chất lượng trong trường được đo bằng 11 chỉ số.

(4) Nhân tố 4: “Cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu” thực thi nhiệm vụ của mình đối với việc củng cố và phát triển văn hóa chất lượng trong trường

Mức độ đánh giá của cán bộ quản lý và giảng viên về vai trò của việc cán bộ quản lý, giảng viên thực thi nhiệm vụ của mình đối với việc củng cố và phát triển văn hóa chất lượng trong trường được đo bằng 26 câu hỏi.

Kết quả xử lý dữ liệu bằng phần mềm QUEST cho thấy, trong phần Tóm tắt ước lượng câu hỏi (Summary of item estimates), giá trị trung bình Mean bằng - 0,23 và độ lệch chuẩn SD bằng 0,61. Như vậy, chỉ có Mean phù hợp với giá trị lý thuyết được yêu cầu để dữ liệu phù hợp Mô hình Rasch. Tuy vậy, đây là dữ liệu của việc đo quan điểm cá nhân nên chấp nhận độ lệch chuẩn SD nhỏ hơn giá trị lý thuyết yêu cầu để dữ liệu phù hợp Mô hình Rasch. Trong phần Sự phù hợp thống kê (Fit Statistics), giá trị trung bình Mean bằng 0,99 và độ lệch chuẩn SD bằng 0,24 – điều này cho thấy dữ liệu có sự phù hợp với Mô hình Rasch. Độ tin cậy tính toán (Reliability of estimates) đạt 0,77 thể hiện dữ liệu thu được có độ tin cậy tính toán tương đối cao (xem chi tiết tại Phụ lục 4 – mục 4.4.1).

Phân tích sự gắn kết của các câu hỏi trong cùng một miền đo của Nhân tố 4 lần thứ nhất bằng phần mềm Quest, kết quả xử lý cho thấy, 23 biến đo

58

lường cấu trúc vai trò của việc cán bộ, giảng viên thực thi nhiệm vụ của mình đối với sự củng cố và phát triển văn hóa chất lượng trong trường chưa thực sự tạo thành một cấu trúc chặt chẽ. Có ba biến là biến số 39, 60, 62 nằm ngoài khoảng [0,77:1,30] (chi tiết tại Phụ lục 5 – mục 5.4.1). Theo mô hình Rasch, các biến nêu trên là các biến ngoại lai và cần được loại bỏ.

Sau khi loại bỏ biến ngoại lai có giá trị nằm xa khoảng cho phép, (biến 39, 60, 62). Kết quả xử lý cho thấy giá trị Mean và SD vẫn phù hợp với mô hình Rasch (chi tiết tại Phụ lục 4 – mục 4.4.2). Tuy vậy, kết quả xử lý cho thấy 23 biến còn lại vẫn chưa thực sự là một cấu trúc chặt chẽ vì biến 57, 59 vẫn nằm ngoài khoảng [0,77:1,30] (chi tiết tại Phụ lục 5 – mục 5.4.2).

Tiếp tục loại bỏ biến ngoại lai có giá trị nằm xa khoảng cho phép, (biến 57, 59). Kết quả xử lý cho thấy giá trị Mean và SD vẫn phù hợp với mô hình Rasch (cụ thể tại Phụ lục 4 – mục 4.4.3) nhưng 21 biến còn lại vẫn chưa thực sự là một cấu trúc chặt chẽ vì biến 53 vẫn nằm ngoài khoảng [0,77:1,30] (cụ thể tại Phụ lục 5 – mục 5.4.3).

Sau khi loại bỏ biến ngoại lai có giá trị nằm xa khoảng cho phép, (biến 53). Kết quả xử lý cho thấy giá trị Mean và SD phù hợp với mô hình Rasch (chi tiết tại Phụ lục 4 – mục 4.4.4). Đồng thời, kết quả xử lý cho thấy 20 biến còn lại đã tạo thành một cấu trúc chặt chẽ vì cả 20 biến đều nằm trong khoảng [0,77:1,30] (chi tiết tại Phụ lục 5 – mục 5.4.4). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, sau khi loại bỏ các chỉ số không phù hợp, Nhân tố 4: “Cán bộ quản lý, giảng viên” thực thi nhiệm vụ của mình đối với sự củng cố và phát triển văn hóa chất lượng trong trường được đo bằng 20 chỉ số.

(5) Nhân tố tổng hợp: Đánh giá chung về vai trò của một số yếu tố của thành tố quản lý đối với việc tạo dựng văn hóa chất lượng trong Trường ĐHDLHP

59

Mức độ đánh giá chung của cán bộ, giảng viên về vai trò của một số yếu tố của thành tố quản lý đối với việc tạo dựng văn hóa chất lượng trong Trường ĐHDHP được đo bằng 5 câu hỏi.

Kết quả xử lý dữ liệu bằng phần mềm QUEST cho thấy, trong phần Tóm tắt ước lượng câu hỏi (Summary of item estimates), giá trị trung bình Mean bằng - 0,01 và độ lệch chuẩn SD bằng 0,59. Như vậy, chỉ có Mean phù hợp với giá trị lý thuyết được yêu cầu để dữ liệu phù hợp Mô hình Rasch. Tuy vậy, đây là dữ liệu của việc đo quan điểm cá nhân nên chấp nhận độ lệch chuẩn SD nhỏ hơn giá trị lý thuyết yêu cầu để dữ liệu phù hợp Mô hình Rasch. Trong phần Sự phù hợp thống kê (Fit Statistics), giá trị trung bình Mean bằng 0,97 và độ lệch chuẩn SD bằng 0,09 – điều này cho thấy dữ liệu có sự phù hợp với Mô hình Rasch. Độ tin cậy tính toán (Reliability of

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố của thành tố quản lý đối với việc tạo dựng văn hóa chất lượng trong trường đại học dân lập hải phòng (Trang 58 - 69)