Lãnh đạo trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố của thành tố quản lý đối với việc tạo dựng văn hóa chất lượng trong trường đại học dân lập hải phòng (Trang 37 - 38)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Lãnh đạo trường

Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu châu Âu đã phản ánh trong Dự án phát triển văn hóa chất lượng trong các trường đại học châu Âu [European University Association, 2006], lãnh đạo trường có nhiệm vụ trung tâm trong việc thực hiện văn hóa chất lượng. Ban giám hiệu có nhiệm vụ giải thích tại sao những quá trình chất lượng nội bộ trở thành yếu tố cần thiết. Ban giám hiệu có nhiệm vụ tạo các điều kiện để triển khai thực hiện văn hóa chất lượng bằng cách đẩy mạnh các cuộc thảo luận về vấn đề này, phân công trách nhiệm, xác định khung hành động rõ ràng và đảm bảo có sự đánh giá thích hợp.

Trong việc tạo dựng và phát triển văn hóa chất lượng, Ban giám hiệu có bốn chức năng, cụ thể như sau [European University Association, 2006]:

(1) Xây dựng kế hoạch chiến lược của nhà trường và tổ chức thực hiện;

(2) Tuyên truyền và thúc đẩy văn hóa chất lượng;

(3) Phát triển các mối quan hệ giữa lãnh đạo với cán bộ, giảng viên, nhân viên;

(4) Giám sát chất lượng

Một vấn đề trung tâm trong thúc đẩy văn hóa chất lượng là mối quan hệ giữa lãnh đạo trường và các cán bộ, giảng viên, nhân viên. Lãnh đạo trường cần tạo các điều kiện thuận lợi cho văn hóa chất lượng và đảm bảo tất cả cán bộ, giảng viên, nhân viên có thể phát huy khả năng của mình tốt nhất phù hợp với các giá trị của nhà trường. Điều này đòi hỏi có sự trao đổi thông tin, tạo động lực tốt và cung cấp cơ hội để cán bộ, giảng viên, nhân viên phát triển; đồng thời giảm thiểu khối lượng công việc hành chính cho giảng viên nhằm tạo nên thời gian nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng để phát triển các ý tưởng mới [European University Association, 2005].

31

Theo kết luận của Dự án phát triển văn hóa chất lượng trong các trường đại học châu Âu [European University Association, 2006], một môi trường cởi mở, thuận lợi cho văn hóa chất lượng có yêu cầu ba yếu tố:

(1) Xem xét các kết quả của việc đánh giá có tổ chức trong nội bộ và chủ động giải quyết vấn đề còn tồn đọng với phương pháp tích cực mang lại hiệu quả hơn sự trừng phạt hay là chỉ phản ứng lại với những vấn đề đã xảy ra.

(2) Sự cân bằng giữa các yếu tố từ trên xuống (quản lý chất lượng) và các yếu tố từ dưới lên (cam kết chất lượng).

(3) Sự trao quyền của cán bộ, giảng viên, nhân viên: cách tiếp cận này tin tưởng vào cán bộ, giảng viên, nhân viên trong việc phát triển và thúc đẩy hoạt động của mình gắn kết với những yếu tố đầu vào cho từng hoạt động và sự hỗ trợ từ các đơn vị liên quan. Một phong cách lãnh đạo có lợi cho văn hóa chất lượng yêu cầu sự thống nhất của tất cả các thành viên có liên quan của nhà trường (cán bộ, giảng viên, nhân viên, sinh viên) trong quá trình ra quyết định. Điều này góp phần xây dựng thành công và phát triển văn hóa chất lượng trong nhà trường [European University Association, 2006].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố của thành tố quản lý đối với việc tạo dựng văn hóa chất lượng trong trường đại học dân lập hải phòng (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)