0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Nhân tố tổng hợp: Đánh giá chung của cán bộ quản lý và giảng viên

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ CỦA THÀNH TỐ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI VIỆC TẠO DỰNG VĂN HÓA CHẤT LƯỢNG TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG (Trang 93 -139 )

6. Cấu trúc của luận văn

3.3.3.5. Nhân tố tổng hợp: Đánh giá chung của cán bộ quản lý và giảng viên

viên cơ hữu về vai trò của một số yếu tố của thành tố quản lý đối với việc tạo dựng văn hóa chất lượng trong Trường ĐHDLHP

Đánh giá chung của cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu về vai trò của một số yếu tố của thành tố quản lý đối với việc tạo dựng văn hóa chất lượng trong Trường ĐHDLHP được đo lường bằng 5 câu hỏi.

Bảng 3.14. Ý kiến của cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu của ĐHDLHP về Nhân tố tổng hợp

Biến

Ý kiến của cán bộ quản lý và giảng viên được khảo sát

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý Tần suất Tỉ lệ % Tần suất Tỉ lệ % Tần suất Tỉ lệ % Tần suất Tỉ lệ % Tần suất Tỉ lệ % 46 4,02 0,73 134 52,76 112 44,09 8 3,15 0 0,00 0 0,00 47 3,92 0,76 125 49,21 108 42,52 13 5,12 4 1,57 4 1,57 48 3,66 0,78 129 50,79 109 42,91 16 6,30 0 0,00 0 0,00 49 4,20 0,68 99 38,98 136 53,54 19 7,48 0 0,00 0 0,00 50 3,71 0,78 116 45,67 114 44,88 21 8,27 3 1,18 0 0,00

Bảng 3.14 trên đây cho thấy đa số cán bộ quản lý và giảng viên được khảo sát (có từ 90,55% đến 96,85% ý kiến trả lời Hoàn toàn đồng ý và Đồng ý với giá trị trung bình từ 3,66 – 4,20) cho rằng các yếu tố “chủ trương của Lãnh đạo ĐHDLHP”, “văn bản quản lý của Trường”, “việc cán bộ quản lý, giảng viên cơ hữu thực thi nhiệm vụ của mình” đã đóng góp cho việc tạo

87

dựng, duy trì, củng cố và phát triển văn hóa chất lượng trong Trường ĐHDLHP.

Bảng 3.14 cho thấy trong 5 biến để đo lường Nhân tố tổng hợp, biến 45 (Văn hóa chất lượng của ĐHDLHP được tạo dựng nhờ các chủ trương của Lãnh đạo Trường) nhận được sự trả lời đồng ý của cán bộ quản lý và giảng viên được khảo sát cao nhất (với 96,85% ý kiến trả lời Hoàn toàn đồng ý và Đồng ý) và biến 50 (Văn hóa chất lượng của ĐHDLHP giúp cán bộ, giảng viên gắn bó với Trường) nhận được sự đồng ý thấp nhất (với 90,55% ý kiến trả lời Đồng ý).

Biến “Văn hóa chất lượng của ĐHDLHP được tạo dựng nhờ các chủ trương của Lãnh đạo Trường” nhận được sự đồng ý cao nhất trong số các biến đo lường Nhân tố tổng hợp. Chủ trương của Lãnh đạo ĐHDLHP, đặc biệt phương châm “Chất lượng đào tạo là sự sống còn của nhà trường”, chủ trương xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên cơ hữu có trình độ cao đã góp phần vào việc tạo dựng văn hóa lấy chất lượng làm trung tâm trong tất cả các hoạt động của Trường.

Biến “Văn hóa chất lượng của ĐHDLHP giúp cán bộ, giảng viên gắn bó với Trường” nhận được sự đồng ý thấp nhất trong các biến đo lường Nhân tố tổng hợp. Chính những quyền lợi và trách nhiệm mà cán bộ quản lý, giảng viên cơ hữu nhận được, cũng như các giá trị mà nhà trường đã tạo lập đã tạo nên sự gắn kết giữa cán bộ quản lý và giảng viên với Trường. Tuy vậy, khái niệm “văn hóa chất lượng” là khái niệm còn tương đối mới đối với một bộ phận cán bộ quản lý, giảng viên cơ hữu của ĐHDLHP nên ý kiến trả lời đồng ý với nhận định này không cao bằng những nhận định còn lại.

So sánh sự khác biệt trong quan điểm của cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu của ĐHDLHP có thời gian làm việc tại Trường khác nhau về văn hóa chất lượng của Trường

88

Như đã trình bày tại Bảng 3.4, cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu ĐHDLHP được chia thành 3 nhóm theo thời gian làm việc tại Trường: từ 1 – 5 năm, từ 6 – 10 năm và từ 11 – 15 năm.

Sử dụng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) để xác định sự khác biệt trong quan điểm của các nhóm cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu ĐHDLHP có thời gian làm việc khác nhau tại Trường về văn hóa chất lượng của Trường. Kết quả như sau:

Bảng 3.15. Phân tích phương sai đối với quan điểm về văn hóa chất lượng của ĐHDLHP ttheo thời gian làm việc tại Trường của người được khảo sát

Tổng các bình phương (Sum of Squares) df Bình phương giá trị trung bình (Mean Square) Thống kê F Mức ý nghĩa thực nghiệm (Sig) Giữa các nhóm (Between Groups) .126 2 .063 .010 .990 Trong từng nhóm (Within Groups) 1637.338 251 6.523 Tổng cộng (Total) 1637.465 253

Từ kết quả phân tích được thể hiện tại Bảng 3.15 cho thấy: mức ý nghĩa thực nghiệm (Sig) = 0,990 – điều này có nghĩa là sự khác biệt trong quan điểm của các nhóm cán bộ quản lý và giảng viên có thời gian làm việc khác nhau tại Trường về văn hóa chất lượng của ĐHDLHP không có ý nghĩa về mặt thống kê.

89

Kết luận Chương 3:

Trong Chương 3, tác giả đã phân tích các kết quả thu được từ khảo sát ý kiến cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu về các nhân tố có vai trò trong việc tạo dựng, duy trì, củng cố và phát triển văn hóa chất lượng của Trường ĐHDLHP với các phần mềm chuyên dụng như phần mềm Quest theo mô hình Rasch, phần mềm SPSS.

Kết quả khảo sát cho thấy không có sự khác biệt trong quan điểm của cán bộ quản lý, giảng viên cơ hữu làm việc ở các vị trí công tác khác nhau, có thời gian công tác khác nhau tại Trường ĐHDLHP về vai trò của các yếu tố của thành tố quản lý đối với việc tạo dựng, củng cố và phát triển văn hóa chất lượng của Trường.

Kết quả khảo sát cán bộ quản lý, giảng viên cơ hữu của ĐHDLHP và thông tin từ trả lời phỏng vấn của Hiệu trưởng Trường đã cho thấy: lãnh đạo ĐHDLHP đưa ra các định hướng chiến lược cho sự phát triển của Trường, như chủ trương xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên cơ hữu của Trường; chủ trương xây dựng cơ sở vật chất của riêng Trường; đề ra phương châm “Chất lượng đào tạo là sự sống còn của nhà trường”. Để các chủ trương được hiện thực hóa, Lãnh đạo Trường đã tổ chức cho cán bộ, giảng viên được dân chủ đóng góp ý kiến để xây dựng kế hoạch chiến lược, các văn bản quản lý để cụ thể hóa các chủ trương đã đặt ra. Bên cạnh việc dân chủ lấy ý kiến của cán bộ quản lý, giảng viên cơ hữu, Lãnh đạo ĐHDLHP còn thể hiện sự quyết tâm thực hiện các chủ trương đã đặt ra nhằm đạt được mục tiêu lấy chất lượng làm trung tâm cho tất cả hoạt động của Trường.

Bằng việc tham gia đóng góp ý kiến vào kế hoạch chiến lược, các văn bản quản lý của Trường, cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu đã góp phần cụ thể hóa các chủ trương của Lãnh đạo Trường. Các văn bản quản lý chính là cơ

90

sở để cán bộ quản lý, giảng viên thực hiện nhiệm vụ của mình và được hưởng quyền lợi chính đáng.

Việc cán bộ quản lý, giảng viên cơ hữu thực thi nhiệm vụ của mình làm cho các chủ trương, kế hoạch chiến lược và văn bản quản lý của Trường được hiện thực hóa.Việc cán bộ quản lý, giảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình đã góp phần thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Trường. Điều này góp phần nâng cao chất lượng các mặt hoạt động của Trường.

Đồng thời, chính văn hóa lấy chất lượng làm trọng tâm cho mọi hoạt động là yếu tố giúp cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu gắn bó với Trường.

91

KẾT LUẬN

Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, tác giả đã nghiên cứu tổng quan về những vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hóa chất lượng nói chung và về những yếu tố của thành tố quản lý trong việc tạo dựng văn hóa chất lượng trong trường đại học nói chung và đã phân tích một số yếu tố của thành tố quản lý đối với việc tạo dựng và phát triển văn hóa chất lượng của Trường ĐHDLHP.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ: Văn hóa chất lượng của Trường ĐHDLHP được tạo dựng và phát triển với bốn nhân tố chính là:

Nhân tố 1: Chủ trương của Lãnh đạo Trường ĐHDLHP đã đóng vai trò tạo dựng văn hóa chất lượng trong Trường với trên 90% ý kiến trả lời Hoàn toàn đồng ý và Đồng ý;

Nhân tố 2: Kế hoạch chiến lược của Trường ĐHDLHP đóng vai trò tạo dựng văn hóa chất lượng trong Trường với 93% ý kiến trả lời Hoàn toàn đồng ý và Đồng ý;

Nhân tố 3: Văn bản quản lý của Trường ĐHDLHP đã góp phần duy trì và phát triển văn hóa chất lượng trong Trường với trên 91% ý kiến trả lời Hoàn toàn đồng ý và Đồng ý;

Nhân tố 4: Việc cán bộ quản lý, giảng viên cơ hữu của ĐHDLHP thực thi nhiệm vụ của mình đã góp phần củng cố và phát triển văn hóa chất lượng trong Trường với trên 89% ý kiến trả lời Hoàn toàn đồng ý và Đồng ý.

Kết quả nghiên cứu cũng nêu rõ: Các chủ trương của Lãnh đạo Trường ĐHDLHP như: phương châm “Chất lượng đào tạo là sự sống còn của nhà trường”; chủ trương xây dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Trường; chủ trương xây dựng cơ sở vật chất của Trường nhằm đáp ứng nhu cầu làm việc, giảng dạy, học tập, rèn luyện sức khỏe của cán bộ, giảng viên và

92

sinh viên đã tạo nên văn hóa lấy chất lượng làm trọng tâm cho tất cả các hoạt động của Trường.

Bằng việc tham gia vào việc xây dựng kế hoạch chiến lược, văn bản quản lý của Trường, cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu đã góp phần vào việc tạo dựng văn hóa chất lượng trong Trường.

Bằng việc thực thi nhiệm vụ của mình, cán bộ quản lý, giảng viên cơ hữu làm cho các chủ trương, kế hoạch chiến lược và văn bản quản lý của ĐHDLHP được hiện thực hóa.Việc cán bộ quản lý, giảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình đã góp phần thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Trường. Điều này góp phần nâng cao chất lượng các mặt hoạt động của Trường và góp phần vào việc củng cố văn hóa chất lượng của Trường.

Như vậy, kết quả nghiên cứu đã trả lời được tất cả các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu đặt ra.

Những hạn chế của nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài đã nghiên cứu một số yếu tố của thành tố quản lý đối với việc tạo dựng văn hóa chất lượng trong Trường ĐHDLHP.

Đồng thời, đề tài chưa nghiên cứu các yếu tố của thành tố văn hóa đối với việc tạo dựng, duy trì và phát triển văn hóa chất lượng trong Trường.

Nghiên cứu chỉ giới hạn trường hợp điển hình là Trường ĐHDLHP với các chủ trương và kế hoạch chiến lược đặc trưng của Trường. Bộ công cụ hiện tại chỉ giới hạn để khảo sát cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu của ĐHDLHP về vai trò của một số yếu tố của thành tố quản lý trong việc tạo dựng, củng cố, phát triển văn hóa chất lượng trong Trường ĐHDLHP.

Khuyến nghị

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số khuyến nghị với Lãnh đạo ĐHDLHP trong việc tạo dựng, củng cố và phát triển văn hóa chất lượng của Trường như sau:

93

(1) Cán bộ quản lý, giảng viên cơ hữu đánh giá cao vai trò của chủ trương nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Trường và các quy định để thực hiện chủ trương này. Vì thế, để củng cố, phát triển văn hóa chất lượng của Trường, Lãnh đạo Trường cần tiếp tục quan tâm đến công tác xây dựng, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên cơ hữu của Trường;

(2) Việc cán bộ quản lý, giảng viên cơ hữu thực thi nhiệm vụ của mình góp phần quan trọng vào việc củng cố và phát triển văn hóa chất lượng của Trường. Vì thế, Lãnh đạo Trường cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản quản lý của Trường quy định về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong Trường, cũng như văn bản quy định nhiệm vụ của các vị trí công tác. Đồng thời, Trường cần xây dựng hệ thống đánh giá kết quả công việc của cán bộ quản lý và giảng viên của Trường.

Những điểm hạn chế được nêu ở phần trên, đồng thời cũng là hướng mở cho các nghiên cứu tiếp theo, cơ hội phát triển rộng hơn cho đề tài trong thời gian tới. Vì thế, nếu điều kiện cho phép, tác giả mong muốn được mở rộng nghiên cứu về vai trò thành tố văn hóa đối với văn hóa chất lượng và mở rộng nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục khác.

94

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Alexander W. Astin (2004): Đánh giá chất lượng để đạt được sự hoàn hảo – Triết lý và thực tiễn trong nhận xét và đánh giá chất lượng giáo dục đại học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 2. Nguyễn Đức Chính (2002): Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại

học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

3. Đại học Quốc gia Hà Nội (2011): Quyết định số 1754/QĐ-ĐBCL về việc ban hành “Hướng dẫn xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng trong Đại học Quốc gia Hà Nội”

4. Marelize Gorgens, Jody Zall Kusek (2010): Triển khai các hệ thống theo dõi và đánh giá, Ngân hàng Thế giới

5. Nguyễn Thu Linh (2004): Văn hóa tổ chức – Lý thuyết, thực trạng và giải pháp phát triển văn hóa tổ chức ở Việt Nam, Học viện Hành chính Quốc gia

6. Nguyễn Phương Nga (2010): Một số khía cạnh của văn hóa chất lượng trong trường đại học, Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội

7. Nguyễn Phương Nga (2010): Xây dựng văn hóa chất lượng trong Đại học Quốc gia Hà Nội, báo cáo tham luận tại tiểu ban “Công tác thanh tra và xây dựng văn hóa chất lượng” tại Hội nghị khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tại Cửa Lò tháng 8/2010

8. Nguyễn Phương Nga (2009): Củng cố và mở rộng văn hóa chất lượng trong Đại học Quốc gia Hà Nội, Báo cáo chuyên đề văn hóa chất lượng tại Hội nghị giao ban của Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 02/3/2009 9. Nguyễn Phương Nga (2007): Những tác động của tự đánh giá trong

95

trường đại học thuộc khu vực Hà Nội tham gia kiểm định chất lượng trong năm 2005 – 2006, Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội

10.Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 3 (2004), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 11.Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc(2008), Phân tích dữ liệu nghiên

cứu với SPSS, 2 tập, Nhà xuất bản Hồng Đức

12.Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2011): Kỷ yếu hội thảo khoa học “Văn hóa chất lượng trong trường đại học”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

13.Viện ngôn ngữ học Việt Nam (2009): Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Lao động

14.AUN-QA (2008): Sổ tay thực hiện các hướng dẫn đảm bảo chất lượng trong mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

15.http://ceea.ier.edu.vn/danh-gia-kiem-dinh/danh-gia/126-cac-khai-niem- chat-luong-van-hoa-chat-luong-danh-gia-dam-bao-va-kiem-dinh-cl- trong-giao-duc (05/9/2009)

16.Syed M. Ahmed (2008): Quality Culture, College of Engineering & Computing, Florida International University, Miami, Florida www.elemedu.upatras.gr/ (05/9/2009)

17.Dirk Van Damme (2003): Standards and indicators in institutional and programme accreditation in higher education, UNESCO CEPES

18.European University Association (2006): Quality culture in European universities: A bottom-up approach – Report on the three rounds of the quality culture project 2002 – 2006, http://www.eua.be/quality- assurance/quality-culture-project/ (05/9/2009)

96

19.European University Association (2005): Developing an Internal Quality Culture in European Universities– Report on the quality culture project Round II 2004, http://www.eua.be/quality-assurance/quality-culture- project/ (05/9/2009)

20.European University Association (2005): Developing an Internal Quality Culture in European Universities– Report on the quality culture project

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ CỦA THÀNH TỐ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI VIỆC TẠO DỰNG VĂN HÓA CHẤT LƯỢNG TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG (Trang 93 -139 )

×