0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Mô hình cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ CỦA THÀNH TỐ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI VIỆC TẠO DỰNG VĂN HÓA CHẤT LƯỢNG TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG (Trang 34 -37 )

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức

Muốn phân tích các yếu tố nền tảng của văn hóa chất lượng trong trường đại học, trước hết phải xem xét mô hình cơ cấu tổ chức của nhà trường.

Theo các nghiên cứu khác nhau của các học giả châu Âu được đề cấp đến trong Dự án phát triển văn hóa chất lượng trong các trường đại học châu Âu [European University Association, 2006], mô hình tổ chức thích hợp để xây dựng và duy trì việc giao quyền về chất lượng cho các thành viên có thể khuyến khích phát triển văn hóa chất lượng trong nhà trường. Nhà trường có thể xây dựng mô hình tổ chức mới với hệ thống chất lượng bên trong hoặc sử dụng mô hình tổ chức hiện có. Mô hình tổ chức của nhà trường cho biết cấp độ quyền lực của đơn vị đại diện chất lượng của nhà trường – ban giám hiệu

28

hay các khoa, phòng, ban. Mô hình tổ chức còn cho biết sự trao đổi thông tin trong nội bộ nhà trường. Để thúc đẩy hiệu quả văn hóa chất lượng, đảm bảo thu hút tất cả thành viên và giảm thiểu những nguy cơ liên quan đến văn hóa chất lượng, thông tin và chiến lược trao đổi thông tin cần được xác định là một nhân tố quan trọng trong việc tạo dựng văn hóa chất lượng.

Theo các nhà nghiên cứu khác nhau của các học giả châu Âu, một thách thức với các trường đại học trong việc xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng là dựa trên trên mô hình cơ cấu tổ chức hiện có hay cần phải thiết lập mô hình cơ cấu tổ chức mới. Bằng việc thiết lập các kênh thông tin, phân công trách nhiệm rõ ràng trên cơ sở mô hình cơ cấu tổ chức hiện có, các trường đại học có thể giảm thiểu các công việc phải thực hiện khi xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng.

Hiện nay, số lượng cán bộ có học vị Thạc sĩ về Đo lường và đánh giá trong giáo dục hoặc được đào tạo ngắn hạn về đảm bảo chất lượng ngày càng tăng và các trường hoàn toàn có thể bố trí các cán bộ này làm việc tại đơn vị chất lượng. Một vấn đề đặt ra với các trường là có thể thuê các chuyên gia đảm bảo chất lượng làm cố vấn cho trường trong việc xây dựng văn hóa chất lượng hoặc tuyển dụng cán bộ vào làm tại đơn vị đảm bảo chất lượng của trường. Đội ngũ cán bộ có chuyên môn về đảm bảo chất lượng có thể đảm bảo tính chuyên nghiệp của đơn vị quản lý chất lượng nhưng cũng có thể dẫn đến sự mâu thuẫn giữa đơn vị quản lý chất lượng và các thành viên khác của nhà trường nếu các cán bộ này không có nền tảng về công tác giảng dạy.

Theo Dự án phát triển văn hóa chất lượng trong các trường đại học châu Âu, vấn đề đặt ra là vị trí của đơn vị chịu trách nhiệm về chất lượng và liệu có cần thiết để lãnh đạo nhà trường trực tiếp chịu trách nhiệm về hoạt động của đơn vị quản lý chất lượng hay không [European University Association, 2006]?

29

Các học giả của Dự án phát triển văn hóa chất lượng trong các trường đại học châu Âu đã phân tích [European University Association, 2006]: Đơn vị chịu trách nhiệm về chất lượng có thể được tổ chức là một trung tâm đảm bảo chất lượng của nhà trường hoặc có thể được tổ chức là một bộ phận của các khoa, phòng, ban. Hai cách thức tổ chức trên đều có những điểm thuận lợi và hạn chế nhất định. Việc phân cấp cho các đơn vị trong trường có lợi thế là các đơn vị được tự chủ và tạo nên sự phù hợp với điều kiện của mỗi đơn vị. Tuy nhiên, việc phân cấp này có thể dẫn đến sự không thống nhất với mục đích của các đơn vị khác và mới mục tiêu chung của nhà trường. Khi đơn vị chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng là trung tâm trực thuộc trường có khả năng mang đến sự gắn kết chặt chẽ các đơn vị trong trường nhưng có thể đơn vị này không nắm được sâu sắc các điều kiện của mỗi đơn vị trong trường. Như vậy, xem xét quy mô cơ cấu tổ chức của nhà trường và mức độ tự chủ của các đơn vị, cán bộ, giảng viên, nhân viên để quyết định bố trí đơn vị chịu trách nhiệm về chất lượng là một đơn vị thuộc trường hay trực thuộc các đơn vị của trường. Dù trường đại học chọn mô hình tập trung hay phân cấp cho các đơn vị, lãnh đạo trường đại học cần xem xét để giảm thiểu những hạn chế có khả năng xảy ra với các đơn vị chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng. Khi có đơn vị chuyên trách về quản lý chất lượng, một số cán bộ, giảng viên, nhân viên có thể cho rằng quản lý chất lượng là trách nhiệm của đơn vị được nhà trường giao nhiệm vụ hơn là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Khi mỗi cá nhân nhận thức như vậy có thể làm cản trở sự phát triển của văn hóa chất lượng và do đó, là điều ngăn cản sự phát triển chất lượng. Khi văn hóa chất lượng được chia sẻ đến mọi thành viên thì chất lượng không chỉ giới hạn trong một đơn vị chuyên trách.

30

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ CỦA THÀNH TỐ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI VIỆC TẠO DỰNG VĂN HÓA CHẤT LƯỢNG TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG (Trang 34 -37 )

×