Phân tích chất lượng tín dụng trung-dài hạn tại ngân hàng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng ptnđbscl hà nội (Trang 42 - 47)

II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀ

2.Phân tích chất lượng tín dụng trung-dài hạn tại ngân hàng

PTNĐBSCL Hà Nội.

Thông qua sự phân tích cơ cấu tín dụng trung và dài hạn theo các ngành khác nhau như trên ta đã thấy phần nào được chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng PTNĐBSCL Hà Nội. Nhưng để có thể đánh giá chất lượng tín dụng một cách rõ ràng thơn ta phải dựa vào một số chỉ tiêu như nợ quá hạn, nợ khó đòi, chỉ tiêu quay vòng vốn, chỉ tiêu lợi nhuận. . .

Sau đây chúng ta sẽ phân tích các chỉ tiêu đó đối với tín dụng trung và dài hạn.

Bảng 5: Tỉ lệ nợ quá hạn.

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004

Tỉ lệ nợ qúa hạn (%) 0 0,4

Lợi nhuận trung dài hạn (tỉ đồng) 0 7,02

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

- Xét chỉ tiêu nợ quá hạn:

* Vòng quay vốn = Thu nợ trung - d i hà ạn Dư nợ trung - d i hà ạn bình quân

Từ bảng trên ta thấy rõ chỉ tiêu nợ quá hạn của ngân hàng là rất thấp. Tỉ lệ này chỉ là 0% năm 2003 và 0,4% năm 2004. Nguyên nhân của tỉ lệ này 0% trong năm 2003 là hoàn toàn dễ hiểu. Lý do vì trong năm 2003, ngân hàng mới hoạt động chưa được bao lâu nên cuối năm vẫn chưa phải là thời kỳ thu nợ của ngân hàng, bên cạnh đó cũng còn một nguyên nhân nữa là vì mới hoạt động nên ngân hàng cũng chưa có nhiều vốn lớn để tập trung cho mảng tín dụng trung - dài hạn nên tỉ lệ nợ quá hạn không có. Tuy nhiên đến năm 2004, tỉ lệ này tăng lên 0,4%. Có thể đây là con số rất nhỏ so với các NHTM trên thị trường, tuy nhiên đối với một ngân hàng mới hoạt động như Ngân hàng PTNĐBSCL Hà Nội thì cần phải xem xét lại. Tỉ lệ này hoàn toàn nằm ở bộ phận cho vay quốc doanh. Đây là con số phản ánh sự chưa kỹ càng trong khâu thẩm định, đồng thời cũng phản ánh qúa trình bám sát, theo dõi các khoản đầu tư của Ngân hàng cho khách hàng còn hạn chế. Điều này có thể lý giải như sau: vì cán bộ tín dụng của Ngân hàng đều còn trẻ, nên kinh nghiệm thực tế cũng như trình độ còn hạn chế, chưa tiếp xúc và và chạm với thị trường. Nhanh chóng nắm bắt được tình hình này nên trong năm qua Ngân hàng đã tạo điều kiện rất nhiều cho các cán bộ trẻ trong Ngân hàng được đi học tập và bồi dưỡng thêm thông qua các lớp nghiệp vụ tín dụng, các cuộc thi tìm hiểu về chuyên ngành . . .

- Doanh số cho vay trung và dài hạn.

Căn cứ vào bảng 2 ta thấy doanh số cho vay năm 2003 là 195 tỉ chiếm 48,15% tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Nhưng đến năm 2004 con số này là 492,25 tỉ, chiếm 55% tổng doanh số cho vay. Qua đây ta thấy doanh số cho vay của Ngân hàng PTNĐBSCL Hà Nội tăng nhanh kể cả về số tuyệt đối và tỉ trọng. Tính đến tháng 12 năm 2004 doanh số cho vay của năm tăng gấp 2,52 lần so với năm 2003. Điều này phản ánh sự phát triển không ngừng của Ngân hàng cũng như tạo được lòng tin của khách hàng. Doanh số cho vay trung - dài hạn tăng còn thể hiện khả năng sinh lời của các sản phẩm cho vay

tại Ngân hàng được dùng để đánh giá chất lượng cho vay của Ngân hàng trong thời kỳ tới.

- Dư nợ tín dụng trung - dài hạn.

Cũng trong bảng 2 ta có thể thấy tình hình dư nợ tín dụng của Ngân hàng trong 2 năm qua như sau: năm 2003 dư nợ tín dụng trung - dài hạn chỉ là 46 tỉ đồng, chiếm 15,7% song đến năm 2004 con số này đã tăng lên là 143 tỉ đồng, chiếm 26,63% trong tổng số dư nợ. Như vậy có thể thấy dư nợ tín dụng của Ngân hàng PTNĐBSCL Hà Nội tăng cả về số tuyệt đối và tỉ trọng, điều này phản ánh chất lượng của các dự án đạt kết quả tốt. Chính chất lượng cảu các dự án tốt đã phản ánh vốn giải ngân là lớn qua các năm.

- Xét chỉ tiêu lợi nhuận.

Từ bảng trên cùng với sự gia tăng của tỉ lệ dư nợ, doanh số cho vay thì tỉ lệ lợi nhuận tăng cả về số tương đối và tuyệt đối. Lợi nhuận tín dụng trung - dài hạn trong năm qua của Ngân hàng đạt 7,02 tỉ chiếm 55,14% tổng lợi nhuận đạt được. Qua đây ta có thể thấy nguồn thu từ cho vay trung - dài hạn chiếm một tỉ trọng lớn trong hoạt động cho vay nói riêng và trong tổng doanh thu của Ngân hàng nói chung. Ngân hàng càng tăng tỉ trọng lớn trong hoạt động cho vay trung - dài hạn mà chất lượng các khoản tín dụng này tốt thì lợi nhuận thu được càng cao vì đặc điểm của cho vay trung - dài hạn là lãi suất cao và thời gian dài.

Ngoài 4 chỉ tiêu cơ bản trên, ta cần phải phân tích rõ hơn về cơ cấu cho vay để có thể đánh giá toàn diện được về chất lượng tín dụng của Ngân hàng qua các năm.

Về cơ cấu cho vay theo bảng 2 ta thấy trong năm 2003 doanh số cho vay ngắn hạn là 210 tỉ đồng, chiếm 51,58% trong khi đó doanh số cho vay trung dài hạn là 195 tỉ đồng, chiếm 48,15%. Nhưng đến năm 2004 doanh số cho vay ngắn hạn là 402,75 tỉ đồng, chiếm 45%, doanh số cho vay trung dài hạn là 492,25 tỉ đồng, chiếm 55%. Qua đây ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn có

tăng về số tiền (từ 210 tỉ lên 402,75 tỉ) nhưng lại giảm về tỉ trọng (từ 51,85 % xuống 45%); còn doanh số cho vay trung - dài hạn tăng cả về số tiền (từ 195 tỉ lên 492,25 tỉ) và tỉ trọng (từ 48,15% lên 55%). Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu cho vay như vậy? Đây cũng là điều dễ hiểu vì Ngân hàng PTNĐBSCL Hà Nội theo đuổi chính sách và mục tiêu là chủ yếu cho vay để xây dựng và sửa chữa nhà. Đây là những món vay đòi hỏi phải có số vay khá lớn và thời hạn lâu nên ta thấy doanh số cho vay trung - dài hạn trong năm 2004 tăng gấp 2,52 lần doanh số cho vay trung - dài hạn năm 2003. Mặc dù ai cũng biết là cho vay trung - dài hạn thì lãi suất sẽ cao hơn các khoản cho vay ngắn hạn nhưng với một Ngân hàng còn non trẻ, với số vốn tự có còn khá khiêm tốn thì liệu tỉ trọng cho vay trung - dài hạn cao đã thật sự hợp lý chưa. Trong khi đó cho vay ngắn hạn mặc dù lãi suất thấp hơn nhưng vòng quay vốn nhanh, Ngân hàng có thể tận dụng được nguồn vốn nhiều lần. Qua đây ngân hàng cũng nên xem xét cho hợp lý để tiến hành kinh doanh cho hiệu quả và đem lại lợi nhuận lớn nhất cho Ngân hàng.

- Xét về cơ cấu cho vay trung - dài hạn theo ngành kinh tế.

Theo bảng 3 ta cũng thấy rõ được mục tiêu hoạt động của Ngân hàng, Ngân hàng chú trọng đầu tư lớn vào cho vay để xây dựng sửa chữa nhà, năm 2003 cho vay để xây dựng, sửa chữa nhà là 16 tỉ, chiém 34,78% tổng doanh số cho vay và đến năm 2004 các con số này tiếp tục tăng lên là 57 tỉ, chiếm 39,86%. Trong khi đó các khoản cho vay tiêu dùng chỉ là 5 tỉ, chiếm 10,86% tổng doanh số cho vay và năm 2004 là 19 tỉ, chiếm 13,28% tổng doanh số cho vay. Cho vay các ngành khác cũng chỉ có 16 tỉ, chiếm 34,78% doanh số cho vay. Mặc dù biết rằng xây dựng sửa chữa nhà là một mảng thị trường đầy tiềm năng cho các ngân hàng, đặc biệt đối với Ngân hàng PTNĐBSCL nói chung và Ngân hàng ĐBSCL Hà Nội nói riêng thì đây thật sự là một thế mạnh. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng nên xem xét liệu tỉ lệ cho vay trong ngành này là 34,78% trong năm 2003 và 39,86% năm 2004 đã thật sự hợp lý chưa.

Mặc dù đây là thế mạnh của Ngân hàng nhưng việc đầu tư phần lớn vào nó làm mất cân đối theo các ngành kinh tế là việc làm chưa thật đúng đắn. Mặc dù đây là thị trường mang lại rất nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng nhưng cũng là một rủi ro lớn cho Ngân hàng. Nếu mảng thị trường này không may gặp rủi ro thì các ngành khác khó mà bù đắp nổi. Vì thế Ngân hàng PTNĐBSCL Hà Nội nên xem xét lại cơ cấu này để phân chia cho hợp lý đồng thời cũng tránh được rủi ro cho Ngân hàng.

- Một yếu tố nữa cần phân tích đó là kết cấu nguồn vốn huy động và tình hình sử dụng vốn tại Ngân hàng PTNĐBSCL.

Bảng 5. kết cấu nguồn vốn và sử dụng vốn.

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004

Giá trị (tỉ đồng) Tỉ trọng (%) Giá trị (tỉ đồng) Tỉ trọng (%) 1. Huy động vốn 625 100 2421 100 - Ngắn hạn 596 95,36 2106,27 87 - Trung dài hạn 29 4,64 314,73 13 2. Sử dụng vốn 164 100 895 100 - Cho vay ngắn hạn 60,25 36,74 402,75 45

- Cho vay trung dài hạn 103,75 63,26 492,25 55

(Nguồn: Phòng kinh doanh) Qua bảng trên ta thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng là rất lớn, từ 625 tỉ năm 2003 lên 2421 tỉ năm 2004, gấp 3,87 lần. Trong đó khả năng huy động vốn trung - dài hạn chỉ có 29 tỉ đồng, chiếm 4,64% và đến năm 2004 khả năng huy động vốn trung - dài hạn tăng lên là 314,73 tỉ, chiếm 13%. Bên cạnh đó cho vay trung - dài hạn của Ngân hàng trong năm 2003 là 103,7 tỉ chiếm 63,26%; cho vay trung - dài hạn năm 2004 là 492,25 tỉ, chiếm 55%. Qua đây ta cũng thấy Ngân hàng đã dùng rất nhiều lượng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Đây là một rủi ro tiềm tàng của Ngân hàng, Ngân hàng nên xem xét và phân phối lại tỉ lệ cho vay một cách vừa hợp lý, vừa an toàn cho Ngân hàng hơn.

3.3. Các hoạt động khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong năm hoạt động vừa qua, dù gặp phải rất nhiều khó khăn trong đội ngũ cán bộ, nhân viên của ngân hàng đã không ngừng phấn đấu vươn lên. Bên cạnh việc hoàn thành công việc của ngân hàng, các cán bộ cũng như nhân viên trong ngân hàng đã không ngừng học hỏi để nâng cao nghiệp vụ. Nhận biết được nhu cầu này, ban lãnh đạo cũng đã luôn cố gắng tạo điều kiện để các nhân viên có thể nâng cao nghiệp vụ thông qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, các cuộc thi tìm hiểu về chuyên ngành…

Do yêu cầu hội nhập trong khu vực cũng như quốc tế chỉ nhanh chóng hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, ban lãnh đạo cũng luôn quan tâm đến việc hiện đại hoá công nghệ thông tin, hoàn chỉnh nối mạng thông tin nội bộ giữa

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng ptnđbscl hà nội (Trang 42 - 47)