Thực trạng hoạt động tín dụng trung-dài hạn tại ngân hàng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng ptnđbscl hà nội (Trang 39 - 42)

II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀ

1. Thực trạng hoạt động tín dụng trung-dài hạn tại ngân hàng

1. Thực trạng hoạt động tín dụng trung - dài hạn tại ngân hàng PTNĐBSCL Hà Nội. PTNĐBSCL Hà Nội.

Bảng 2. Cơ cấu cho vay theo thời gian.

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004

Số tiền (tỉ) Tỉ trọng (%) Số tiền (tỉ) Tỉ trọng (%)

1. Dư nợ 293 537

- Ngắn hạn 247 84,3 394 73,37

- Trung dài hạn 46 15,7 143 26,63

2. Doanh số cho vay 405 895

- Ngắn hạn 210 51,85 402,75 45

- Trung dài hạn 195 48,15 492,25 55

(Nguồn: Phòng kinh doanh) Nhìn vào bảng ta thấy tỉ trọng dư nợ tín dụng trung dài hạn trong 2 năm vừa qua tăng cả về số tương đối và tuyệt đối. Điểm lại tình hình dư nợ của ngân hàng 2 năm qua ta thấy như sau: Nếu như năm 2003 dư nợ tín dụng trung - dài hạn là 46 tỉ đồng chiếm 15,7% tổng dư nợ, nhưng đến năm 2004 dư nợ tín dụng trung dài hạn là 143 tỉ đồng chiếm 26,63%. Thông qua con số này cho ta thấy sự phát triển mạnh mẽ của ngân hàng đối với tín dụng nói chung và đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn nói riêng.

Tương tự như vậy, doanh số cho vay trong 2 năm qua cũng tăng một cách nhanh chóng.

Năm 2003 doanh số cho vay trung - dài hạn chỉ là 195 tỉ chiếm 48,15% nhưng đến năm 2004 doanh số cho vay trung - dài hạn đã tăng lên 492,25 tỉ đồng, chiếm 55% trong tổng doanh số cho vay.

Thông qua con số này, chúng ta có thể vui mừng cho thành công của một ngân hàng còn non trẻ, mới mẻ đối với người dân như ngân hàng PTNĐBSCL

Hà Nội và chắc rằng trong những năm tới, đây sẽ là địa chỉ quen thuộc và tin tưởng của nhiều cá nhân, tổ chức trong xã hội.

Có thể nói, có được con số này là kết quả của việc ngân hàng đã chú trọng đầu tư tín dụng tăng 950% so với cuối năm 2003, đặc biệt ngân hàng tập trung chủ yếu vào các ngành xây dựng, vận tải, công nghiệp, thương mại.

Cơ cấu cho vay trung - dài hạn theo ngành kinh tế tại ngân hàng PTNĐBSCL Hà Nội.

Bảng 3. Cơ cấu cho vay trung - dài hạn theo ngành kinh tế.

Ngành Năm 2003 Năm 2004 Dư nợ (tỉ đồng) Tỉ trọng (%) Dư nợ (tỉ đồng) Tỉ trọng (%) - Cho vay để xây dựng,

sửa chữa nhà 16 34,78 57 39,86

- Cho vay kinh doanh và

dịch vụ 7 15,21 35 24,77

- Cho vay tiêu dùng 5 10,86 19 13,28

- Cho vay nông nghiệp 2 4,34 6 4,19

- Các ngành khác 16 34,78 26 18,18

Tổng 46 143

(Nguồn: Phòng kinh doanh) Từ số liệu trên ta có biểu đồ về dư nợ tín dụng trung và dài hạn theo ngành kinh tế tại Ngân hàng PTNĐBSCL Hà Nội.

Nhìn vào bảng cho ta thấy ngân hàng PTNĐBSCL Hà Nội cho vay hầu hết là cho vay để xây dựng và sửa chữa nhà (chiếm 34,78% năm 2003 và 39,86% năm 2004). Đây cũng là bước đi đúng đắn theo đúng định hướng và mục tiêu của ngân hàng. Qua đây ta có thể thấy được một thị trường tiềm năng vô cùng rộng lớn của ngân hàng.

Tiếp sau đó là cho vay kinh doanh và dịch vụ đứng thứ 2 trong tổng dư nợ cho vay trung dài hạn của ngân hàng (chiếm 35 tỉ, đạt 24,47% trong năm 2004) sau nữa là các ngành sản xuất khác (26 tỉ đồng, chiếm 18,18%), tiếp

theo là cho vay tiêu dùng (19 tỉ đồng, chiếm 13,28%) và cuối cùng là cho vay ngành nông nghiệp (chỉ chiếm 6 tỉ đồng đạt 4,19%). Nguyên nhân ở đây cũng dễ hiểu vì ngành nông nghiệp mang tính thời vụ và chu kỳ cao nên dư nợ cho vay trung - dài hạn chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn trung - dài hạn của ngân hàng.

Như vậy, qua phân tích dư nợ tín dụng trung dài hạn theo ngành kinh tế cho ta thấy cơ cấu cho vay này thật sự chưa hợp lý, cân đối lắm, nó tập trung hầu hết vào cho vay để xây dựng nhà cửa và sản xuất kinh doanh dịch vụ. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển lâu dài của ngân hàng. Để chất lượng tín dụng trung và dài hạn trong tương lai đạt hiệu quả và an toàn thì cơ cấu dư nợ phải phong phú đa dạng. Để cơ cấu dư nợ trung và dài hạn đa dạng hơn thì trong thời gian tới ngân hàng cần phải quan tâm hơn nữa tới việc tìm kiếm các khách hàng mới thuộc các lĩnh vực khác nhau, đồng thời phải luôn giữ mối quan hệ tốt với các khách hàng quen thuộc có chất lượng tốt.

Cơ cấu cho vay trung - dài hạn theo thành phần kinh tế tại Ngân hàng PTNĐBSCL Hà Nội.

Bảng 4: Cơ cấu cho vay trung - dài hạn theo thành phần kinh tế.

Ngành Năm 2003 Năm 2004 Dư nợ (tỉ đồng) Tỉ lệ (%) Dư nợ (tỉ đồng) Tỉ lệ (%) Quốc doanh 46 100 127 88,81

Ngoài quốc doanh 0 0 16 11,19

Tổng 46 143

(Nguồn: Phòng kinh doanh) Về cơ cấu dư nợ trung và dài hạn ta thấy tỉ trọng dư nợ ở khối doanh nghiệp quốc doanh chiếm một tỉ lệ cao, tỉ lệ này là 46 tỉ đồng trong năm 2003 và 127 tỉ đồng trong năm 2004. Tuy nhiên về tỉ lệ thì lại giảm, trong khi năm 2003 dư nợ quốc doanh đạt 100% thì đến 2004 còn 88,81%. Con số này

không phải phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm đi mà nó có một vài nguyên nhân như sau:

Năm 2003 là năm đầu tiên hoạt động của ngân hàng nên nguồn vốn cho vay chưa cao đồng thời thương hiệu MHB còn đang mới mẻ với các doanh nghiệp. Do đó ngân hàng chưa vươn tới được mảng thị trường ngoài quốc doanh. Tuy nhiên năm 2004, ngân hàng đã chú trọng hơn đến mảng thị trường này. Mặc dù nó chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng dư nợ 16 tỉ đồng, chiếm 11,19% trong năm 2004. Trong tương lai, mảng thị trường ngoài quốc doanh sẽ cần tập trung nhiều để sản xuất kinh doanh nên sẽ cần vay nhiều vốn, ngân hàng nên chú trọng để có thể phát triển được mảng thị trường đầy màu mỡ này.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng ptnđbscl hà nội (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w