Đánh giá tình hình tài chính công ty cổ phần cao su Sao Vàng thông qua báo cáo kết quả kinh

Một phần của tài liệu Luận văn: Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần cao su sao vàng (Trang 42 - 47)

Vàng thông qua báo cáo kết quả kinh doanh

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP Cao su Sao Vàng năm 2008 được phản ánh ở bảng 2.11. Nhìn vào những con số tổng kết trên đó có thể kết luận ban đầu: Công ty CP Cao su Sao Vàng đã hoàn thành mục tiêu có lợi nhuận ở cả hai năm 2007 và 2008, đồng thời mức doanh thu của năm sau cao hơn năm trước, đây là kết quả rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế năm 2008 giảm đi nhiều so với năm 2007. Năm 2008 là một năm kinh doanh đầy khó khăn của công ty. Kết quả kinh doanh giảm đi đáng kể. Điều này thể hiện rõ nét thông qua chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.

giảm đi 23,759,467(nghđ) với tỉ lệ giảm 91.31%. Lợi nhuận sau thuế giảm là do lợi nhuận trước thuế giảm mạnh, thêm vào đó, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tăng lên. Năm 2007 là năm thứ hai hoạt động kinh doanh sau khi cổ phần hóa. Do đó, doanh nghiệp được miễn 100% thuế thu nhập theo quy định của Nhà nước. Kết quả kinh doanh tốt cộng với chính sách khuyến khích thuế suất của Nhà nước đã làm cho lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt mức kỉ lục từ trước đến thời điểm đó. Đến năm 2008, điều kiện kinh doanh bất lợi từ nhiều phía do ảnh của cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho chi phí kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên đáng kể, đặc biệt là chi phí lãi vay tăng đột biến, thêm vào đó, việc đóng 50% thuế thu nhập cũng góp phần vào sự giảm sút của lợi nhuận sau thuế.

Phân tích chi tiết các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy:  Sự giảm sút của lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2008 giảm 7,116,695(nghđ) so với năm 2007, tỉ lệ giảm 7.17%. Mặc dù DTT tăng lên đáng kể tăng 24,157,193 tuy nhiên tốc độ gia tăng của doanh thu lại thấp hơn sự gia tăng của giá vốn hàng bán (tăng 31,273,888(nghđ)) làm cho lợi nhuận gộp giảm đi. Tốc độ gia tăng nhanh của giá vốn đã cho thấy những khó khăn trong việc quản lí chi phí của doanh nghiệp. Do đầu năm, giá nguyên vật liệu tăng lên chút ít làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiệp gia tăng, thêm vào đó, cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất, số lượng nhân công tăng lên đáng kể tăng lên 54 người đã đẩy chi phí nhân công trực tiếp tăng lên. Hàng hóa sản xuất nhiều, tình hình tiêu thụ gặp bất lợi do khách hàng gặp khó khăn trong khâu thanh toán làm cho chi phí lưu kho của doanh nghiệp tăng cao hơn trước.

Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng là do sự gia tăng nhanh của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Đáng lẽ doanh thu bán hàng tăng sẽ làm cho doanh thu thuần tăng nhiều hơn nếu không có sự gia tăng đột biến của các khoản giảm trừ doanh thu. So với năm 2007 khoản này chỉ là 1,237,225(nghđ), thì năm 2008 khoản giảm trừ doanh thu tăng lên đến 5,958,627 tức là tăng 4,721,403 với tỉ lệ tăng 381.61% trong khi tốc độ gia tăng của doanh thu chỉ đạt 3.22%.

Giảm trừ doanh thu tăng chủ yếu do lượng hàng bán bị trả lại quá lớn. Năm 2008 trị giá hàng bán bị trả lại tới 5,903,408(nghđ), tuy nhiên nguyên nhân của việc này không phải xuất phát từ phía doanh nghiệp, doanh nghiệp vẫn đảm bảo việc cung cấp hàng hóa đúng thời gian, chất lượng, quy cách cho khách hàng, và khách hàng cũng rất hài lòng với chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Nhưng như chúng ta đều biết, năm 2008 là một năm của khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Các doanh nghiệp trong nước lao đao tìm cách đững vững trên thương trường. Những doanh nghiệp vốn là bạn hàng lâu năm của doanh nghiệp như công ty Trường Hải, Cửu Long … không có khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn, tình hình tiêu thụ sản phẩm giảm mạnh. Thị trường cho sản phẩm đầu ra không có, buộc các công ty này phải trả lại nguyên liệu đầu vào là săm lốp đã kí đơn đặt hàng với công ty từ đầu năm. Các đại lý cũng gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, đại lý nhập hàng về không tiêu thụ được nên buộc phải gửi trả lại phía công ty. Không còn sự lựa chọn nào khác, để giữ được mối làm ăn lâu dài nên công ty đã chấp nhận nhận lại số hàng hóa đã giao cho bạn hàng và các đại lí. Điều này làm cho các khoản giảm trừ doanh thu tăng lên, dẫn đến doanh thu thuần về bán hàng của doanh nghiệp giảm giảm xuống.

+ Chi phí bán hàng trong năm giảm xuống 1,437,110(nghđ) với tỉ lệ giảm 5.57%. Kết hợp với bảng 2.12 bên dưới ta thấy, năm 2007 cứ trong 100đ doanh thu thì mất 2.88đ chi phí bán hàng trong khi đến năm 2008 để tạo ra 100đ doanh thu thì doanh nghiệp chỉ mất có 2.65đ như vậy là doanh nghiệp đã tiết kiệm được 0.23đ. Đây được coi là thành tích của doanh nghiệp trong việc quản lí chi phí bán hàng. Sớm nhận thức được những khó khăn trong hoạt động kinh doanh trong 2008, doanh nghiệp đã thực hiện việc cắt giảm chi phí, giảm thiểu các khoản chi phí không cần thiết gây lãng phí. Xem xét việc giảm bớt nhân viên bán hàng dư thừa, cắt giảm chi tiêu mua sắm thiết bị đồ dùng không cần thiết ở bộ phận bán hàng…

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

Tỉ suất giá vốn hàng bán trên DTT 88.93% 90% 1.07% Tỉ suất chi phí bán hàng trên DTT 2.88% 2.65% -0.23% Tỉ suất chi phí quản lí trên DTT 2.79% 2.13% -0.66% + Chi phí quản lí doanh nghiệp trong năm giảm mạnh, giảm 5,402,429 (nghđ) với tỉ lệ giảm 21.58%. Kết hợp với chỉ tiêu tỉ suất chi phí quản lí doanh nghiệp trên doanh thu thuần năm 2007 để tạo ra 100đ DTT thì doanh nghiệp phải mất đến 2.79đ trong khi năm 2008 chỉ mất có 2.13đ tức là tiết kiệm được 0.66đ. Những chính sách tiết kiệm chi phí do ban quản trị doanh nghiệp đề ra đã phát huy được hiệu quả đáng kể. Mỗi phòng ban thực hiện chính sách tiết kiệm năng lượng, các khoản chi phí được quản lý chặt chẽ hơn đặc biệt là chi phí công tác, họp hành, mua sắm đồ dùng thiết bị. Sa thải những nhân viên, cán bộ quản lí thiếu năng lực, thu gọn bộ máy quản lý, tránh rườm rà.

 Sự giảm mạnh của lợi nhuận hoạt động tài chính: Năm 2008, lợi nhuận hoạt động tài chính giảm mạnh. Trong khi doanh thu từ họat động này chỉ tăng lên không đáng kể khoảng 346tr thì chi phí của hoạt động này lại tăng gấp nhiều lần hơn 20.6 tỉ. Sự tăng lên của chi phí hoạt động tài chính không phải do hoạt động đầu tư tài chính gây ra mà chủ yếu là do lãi vay tăng lên quá nhiều. Chi phí lãi vay tăng gần 14 tỉ. Điều này chứng tỏ trong năm doanh nghiệp tăng cường sử dụng vốn vay. Thực tế cho thấy năm 2006 là năm đầu tiên doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, sau chưa đầy 2 năm công ty đã hai lần nâng vốn chủ sở hữu tuy nhiên sự gia tăng tỉ lệ vốn chủ không đáp ứng được nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ hạn chế, doanh nghiệp buộc phải nâng tỉ lệ vốn vay dù biết rằng lãi suất đi vay rất cao ( năm 2008, nợ phải trả tăng 30.78%).

Đặc biệt trong năm 2008, lãi xuất vay vốn của các ngân hàng thương mại ở mức cao nhất từ trước đến nay trên 20%. Chi phí bỏ ra cho một đồng vốn quá lớn là sức ép buộc doanh nghiệp phải làm ăn có hiệu quả để tránh thua lỗ. Khó khăn chồng chất khó khăn, điều này đòi hỏi ban lãnh đạo công ty

Thị trường biến động đã tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh việc tăng lên của lãi xuất, thì sự tăng giảm thất thường của đồng đô la cũng là yếu tố làm chi phí tài chính tăng lên. Công ty cổ phần cao su Sao Vàng bên cạnh việc cung cấp sản phẩm cho thị trường nội địa còn xuất khẩu sang nhiều nước như Ba Lan, Belarut, Ku ba,…do đó, rủi ro hối đoái là điều khó tránh khỏi. Giá dầu thô giảm mạnh kỉ lục từ trước đến nay làm cho đồng Đô la yếu khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm sang nước ngoài và nhận về đồng đô la chịu những rủi ro về tỉ giá.

 Lợi nhuận khác giảm 2,581,941(nghđ) với tỉ lệ giảm 75.3% chủ yếu là do thu nhập khác giảm mạnh 3,834,881(nghđ), trong khi chi phí khác giảm xuống nhưng do thu nhập giảm nhanh, nên mọi nỗ lực giảm chi phí của doanh nghiệp cũng không làm cho lợi nhuận khác được tăng lên.

Tóm lại, năm 2008 là một năm đầy khó khăn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh giảm thấp. Các chỉ tiêu lợi nhuận đều giảm sút trầm trọng, lợi nhuận sau thuế giảm, lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm, lợi nhuận khác cũng giảm. Tuy nhiên, doanh nghiệp đã đạt được thành tích khi giảm thiểu được hầu hết các khoản chi phí phát sinh từ chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp… Công ty cần phải quản lí chặt chẽ hơn nữa các khoản chi phí trong khâu sản xuất.

Một phần của tài liệu Luận văn: Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần cao su sao vàng (Trang 42 - 47)