Tình hình tổ chức hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn: Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần cao su sao vàng (Trang 29 - 91)

2.1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý

Bước vào cơ chế thị trường, cùng với việc thay đổi loại hình doanh nghiệp, công ty cổ phần Cao su Sao Vàng đã tiến hành sắp xếp lại bộ máy quản lí thể hiện qua bảng 2.1

BẢNG 2.1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CP CAO SU SAO VÀNG

P.Tài chính kế toán

P.Tổ chức nhân sự

P.Kỹ thuật cơ năng

P.Kỹ thuật cao su Xí nghiệp cao su số 3 Xí nghiệp cao su số 2 Xí nghiệp cao su số 1 P.Xây dựng cơ bản Phòng kho vận P.Kế hoạch vật tư

P.Môi trường-An toàn Văn phòng công ty P.Quản trị bảo vệ P.Xuất nhập khẩu P.Tiếp thị bán hàng T.Tâm chất lượng Xí nghiệp cơ điện Xí nghiệp năng lượng Xí nghiệp cao su kỹ thuật Xí nghiệp luyện Xuân Hoà Chi nhánh Thái Bình Phó Giám đốc 1.Phụ trách nội chính 2.Phụ trách XDCB và kỹ thuật 3.Phụ trách sản xuất Tổng giám đốc Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Chi nhánh Đà Nẵng Chi nhánh TP HCM Đại hội đồng cổ đông

Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Cơ quan quyền lực cao nhất, quyết định mọi vấn đề quan trọng trong công ty là Đại hội đồng cổ đông. Giúp việc cho cơ quan này có Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban tổng Giám đốc và các phòng ban chức năng như phòng tài chính kế toán, phòng Tổ chức nhân sự, phòng vật tư, phòng xây dựng cơ bản, phòng tiếp thị bán hàng, các trung tâm nghiên cứu... mỗi phòng ban, bộ phận thực hiện một nhiệm vụ riêng, không chồng chéo. Bộ máy quản lí của công ty được đánh giá là rõ ràng và khoa học.

2.1.3.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh*. Tình hình nhân sự *. Tình hình nhân sự TT Chỉ tiêu 2008 2007 I Lao động toàn DN 1,623 1,569 Trong đó: Nữ 431 378 II Trình độ 266 381 1 Đại học 184 261 Nữ 74 117 2 Cao đẳng+ Trung cấp 82 120 Nữ 47 58

III Thu nhập bquân/năm 32,337 61,702

Bảng 2.2 Tình hình nhân sự trong 2 năm 2007-2008

Công ty rất chú trọng phát triển nguồn nhân lực. Do dặc thù của ngành kinh doanh nên số lượng lao động là nam giới chiếm tỉ lệ lớn, số lượng lao động có trình độ chiếm tỉ lệ đáng kể. Công ty liên tục mở những khóa đào tạo về tay nghề nâng cao trình độ người lao động, tổ chức sát hạch kiến thức chuyên môn.

2.1.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh.

2.1.4.1. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.

Nhìn chung, quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty là quy trình sản xuất liên tục khép kín, qua nhiều giai đoạn chế biến song chu kỳ ngắn. Do đó việc sản xuất một loại sản phẩm được thực hiện khép kín trong một phân

xưởng. Mặc dù sản phẩm của Công ty rất đa dạng (trên 100 mặt hàng chính), nhưng mỗi xí nghiệp đảm nhiệm sản xuất một hay một số loại sản phẩm. Các loại sản phẩm tại Công ty đều được sản xuất từ cao su và có đặc tính sử dụng tương đối giống nhau, vì vậy quy trình công nghệ chung tương đối giống nhau. Bao gồm 2 giai đoạn thể hiện trên bảng 2.3

BẢNG 2.3 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHUNG CỦA CÔNG TY CP CAO SU SAO VÀNG

a. Giai đoạn 1:

Từ nguyên vật liệu chính là cao su, hoá chất, vải mành, dây thép tách qua khâu luyện để tạo ra các bán thành phẩm.

b. Giai đoạn 2:

Chuẩn bị cao su nguyên liệu Sơ - hỗn luyện (máy

luyện kim) Phối liệu hoá

chất Cán tấm (cao su bán thành phẩm) Nhiệt luyện Máy cắt vải mành Ép thành hình tanh Máy cán tráng vải mành Máy thành hình bán thành phẩm lốp ô tô Cán (ép) mặt lốp, săm… (máy ép suất) Máy dẫn ống vải (sản phẩm lốp ô tô) Lưu hóa sản phẩm Kiểm tra sản phẩm, bao gói nhập kho

Từ bán thành phẩm của giai đoạn 1 sản phẩm được hoàn thành sau khi trải qua quá trình lưu hoá. Các loại sản phẩm khác nhau thì có các quy trình sản xuất tương tự nhau.

2.1.4.2. Đặc điểm thị trường tiêu thụ.

Công ty CP cao su Sao Vàng đã rất thành công với các sản phẩm xăm lốp ô tô, xe đạp, xe máy với chất lượng tốt, giá cả phải chăng được người tiêu dùng tin tưởng và mến mộ. Thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu là các khách hàng truyền thống. Với thị trường trong nước, công ty đã chiếm lĩnh được số lượng lớn thị phần cả 3 miền. Đặc biệt là miền Bắc và miền Trung.

Thị trường tiêu thụ chính của Công ty là miền Bắc và miền Trung vì vậy khách hàng chủ yếu là các đại lý và cửa hàng bán lẻ trên hai miền Bắc, Trung. Đến nay, Công ty đã có 3 chi nhánh ở cả 3miền, đó là các chi nhánh; TP Thái Bình, TP Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Từ các chi nhánh này lại có các tổng đại lý (trên 100) và các tiểu đại lý (khoảng 200), đây là lực lượng chính phân phối sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng.

Đặc biệt, công ty còn có đơn đặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài như Irac, Bêlarut... Đây là dấu hiệu tốt với Cao su Sao Vàng cũng như với ngành công nghiệp sản xuất săm lốp của Việt Nam.

2.1.5. Kết quả kinh doanh chủ yếu trong những năm gần đây

Nhìn vào bảng trên ta thấy trong 3 năm trở lại đây, quy mô kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng thể hiện ở chỉ tiêu tổng tài sản tăng lên, doanh thu thuần cũng tăng qua các năm. Các năm làm ăn đều có lãi. Đặc biệt, ngay sau năm cổ phần hóa năm 2007 lợi nhuận công ty tăng lên đáng kể. Lợi nhuận sau thuế tăng lên gấp gần 3 lần tuy nhiên, năm 2008 công ty đã không gặt hái được những thành công như mong đợi. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà chúng ta sẽ bàn đến ở phần sau.

Bảng 2.4 Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh giai đoạn 2006-2008

ĐVT: Nghìn đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Tổng giá trị tài sản 469.166.602 471.148.645 515.999.295 Tài sản ngắn hạn 214.923.891 230.885.409 269.089.707

Tài sản dài hạn 254.242.711 240.263.236 246.909.588 Doanh thu thuần 646.027.404 896.134.837 920.292.031 Lợi nhuận sau thuế 9.731.575 26.020.732 2.261.266 Lãi cơ bản trên cổ

phiếu(đ) 2,664 209

Số lao động(người) 1367 1569 1623

Thu nhập bình quân

(1người/tháng) 1.510 5.140 2.695

2.2. Đánh giá thực trạng tài chính công ty cổ phần cao su Sao Vàng

2.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính công ty cổ phần cao suSao Vàng Sao Vàng

2.2.1.1 Đánh giá khái quát thông qua bảng cân đối kế toán1. Khái quát về tình hình tài sản 1. Khái quát về tình hình tài sản

Kết cấu tài sản của doanh nghiệp có sự chênh nhỏ giữa tài sản ngắn hạn và dài hạn. Tài sản ngắn hạn có nhỉnh hơn chút, chiếm trên 52% còn tài sản dài hạn chiếm 48%.

Quy mô tài sản của doanh nghiệp vẫn được mở rộng. Điều đó được thể hiện rõ thông qua số liệu của bảng 2.5. Tổng tài sản của doanh nghiệp cuối năm 2008 tăng 85 tỉ tương ứng với tỉ lệ tăng 18.12% so với năm 2007. Đó là kết quả của việc gia tăng đồng thời của cả TSNH và TSDH với tỉ lệ tăng tương ứng là 18.02% và 18.23%.

 Về TSNH: Vào thời điểm đầu năm, TSNH có giá trị là 246,847,351nghđ, chiếm tỉ trọng 52.17%. Đến cuối năm, TSNH tăng lên đạt 291,322,063nghđ, tăng một lượng là 44,484,712( nghìn đ) với tỉ lệ tăng tương ứng là 18.02%. Nguyên nhân của sự biến động này là do hàng tồn kho tăng lên đáng kể tăng 56,910,740(nghđ) với tỉ lệ tăng 35.50% so với thời điểm cuối năm 2007; Tài sản ngắn hạn khác cũng tăng 539,546(nghđ), với tỉ lệ tăng 11.95%. Trong năm, các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng nhẹ 1,220,495(ngh đ) với tỉ lệ tăng là 2.03%. Tuy nhiên, tiền mặt giảm đi một lượng đáng kể 44,484,712(ngh đ) tương ứng với tỉ lệ giảm 64.9%.

• Hàng tồn kho chiếm tỉ trọng lớn trong tổng TSNH của doanh nghiệp. Cuối năm 2007 chiếm 64.95% và cuối năm 2008 tăng lên đến 74.56%. Điều

phẩm tồn kho chiếm tỉ trọng cao nhất một phần do đặc điểm sản xuất của Công ty. Các loại sản phẩm mà công ty sản xuất như săm, lốp, các sản phẩm cao su cao cấp có thời gian sử dụng tương đối dài, ưu điểm là có khả năng chịu mài mòn cao và chịu trọng tải lớn, ít bị hỏng hóc. Do đó, thời gian lưu kho có thể lớn. Vì thế, có thể sản xuất một lượng hàng lớn trong kho chờ tiêu thụ mà chất lượng vẫn được đảm bảo. Một lý do khác là trong năm, Công ty có nhiều đơn đặt hàng với nhu cầu cao về sản phẩm. Công ty đã chủ động kế hoạch dự trữ cho sản xuất từ trong năm. Mặt khác giá nguyên vật liệu tăng cũng tương ứng làm tăng giá trị sản phẩm sản xuất ra, ảnh hưởng đến tỉ lệ so sánh giữa giá trị thành phẩm năm 2008 so với năm 2007. Việc thống kê chi tiết từng loại hàng tồn kho về giá thành, số lượng là rất cần thiết trong việc tính toán chi phí lưu kho cũng như việc xác định giá bán sản phẩm.

• Ngay sau hàng tồn kho, các khoản phải thu cũng chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Xét theo chiều ngang, các khoản phải thu về cuối năm có tăng lên nhưng do sự gia tăng của các khoản phải thu thấp hơn tốc độ gia tăng của tổng tài sản ngắn hạn do đó tỉ trọng khoản này có xu hướng giảm dần về cuối năm. Năm 2007 là 24.37% và giảm dần về cuối năm 2008 còn 21.07%. Phải thu của khách hàng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng các khoản phải thu và nó quyết định đến sự gia tăng cả khoản này về mặt giá trị trên bảng cân đối kế toán. Phải thu của khách hàng năm 2008 tăng 9,833,562(nghđ). Trong khi phải thu của khách hàng tăng mạnh thì khoản trả trước cho người bán lại giảm đi đáng kể về cuối năm. Giảm 11,034,726(ngh đ).

Điều này chứng tỏ, thay vì có được một khoản vốn lớn sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì vốn của doanh nghiệp lại đang bị chiếm dụng. Vì vậy đòi hỏi công ty cần có biện pháp thúc đẩy quá trình thu hồi các khoản nợ phải thu.

• Tuy hàng tồn kho và các khoản phải thu đều tăng nhưng vốn bằng tiền của doanh nghiệp giảm mạnh. Điều này cho thấy trong năm 2008 công ty có xu hướng không tích luỹ tiền nhiều. Tiền mặt trong quỹ có tăng nhưng không dáng kể so với sự giảm sút của tiền gửi ngân hàng làm cho vốn bằng tiền của công ty giảm đi 64.9%. Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, cộng với sự gia tăng của lạm pháp thì việc doanh nghiệp không tích lũy nhiều tiền mặt là điều dễ hiểu. Tiền nên được luân chuyển và nằm dưới dạng vật tư, máy móc thiết bị. Dù sao chăng nữa thì việc doanh nghiệp duy trì một lượng tiền mặt thấp cũng là một rủi ro lớn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn.

 Về TSDH: Cuối năm 2008, TSCĐ & ĐTDH tăng 41,251,907(ngh đ) với tỉ lệ tăng là 18.23%. Trong đó tổng TSCĐ tăng 39,879,514(ngh đ) tương ứng tăng 17.66%. sự gia tăng của TSCĐ chủ yếu do trong năm doanh nghiệp thực hiện đầu tư, mua sắm thêm máy móc thiết bị, đổi mới dây chuyền công nghệ, thêm vào đó trong năm, công ty có đầu tư xây dựng nhiều công trình lớn đòi hỏi chi phí lớn làm cho chi phí xây dựng dở dang gia tăng. Sự gia tăng tương ứng của TSCĐ là hoàn toàn phù hợp với sự gia tăng của quy mô sản xuất kinh doanh. Điều này làm tăng năng lực sản xuất của công ty trong dài hạn. Đầu tư tài chính dài hạn tăng 30,692 (nghìn đ) với tỉ lệ tăng 14%. Mặc dù trong tổng tài sản dài hạn, khoản này chiếm tỉ trọng nhỏ không đáng kể. tuy nhiên sự gia tăng của nó về cuối năm chứng tỏ công ty đang chú ý đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh này.

Qua phân tích sơ bộ nói trên, có thể thấy tài sản của doanh nghiệp trong năm 2008 tăng lên đáng kể so với năm 2007. Toàn bộ là do sự gia tăng đồng bộ của cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Điều đó cho thấy doanh nghiệp vẫn không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và gia tăng năng lực sản xuấn hiện có nhằm làm dồi dào thêm tiềm lực tài chính nội tại.

2. Khái quát về tình hình nguồn vốn

Tương ứng với sự gia tăng của tài sản, tổng nguồn vốn của công ty cũng tăng lên nhanh chóng. Qua bảng số liệu 2.6 ta thấy, tổng nguồn vốn của công ty cuối năm 2008 tăng lên 85,736,619 (nghđ) với tỉ lệ tăng 18.12%. Trong đó:

Xét về giá trị, nợ phải trả tăng 97,417,436 (nghđ) với tỉ lệ tăng 30.78%. Nguyên nhân chủ yếu là do đồng thời cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn cùng gia tăng. Cuối năm so với đầu năm, nợ ngắn hạn tăng 31.22% trong khi nợ dài hạn tăng lên 28.91%. Góp phần lớn vào sự tăng lên của nợ ngắn hạn là sự gia tăng của vay và nợ ngắn hạn tăng 119.206.330 tương ứng với tỉ lệ 46.44%.

Trong khi đó, tất cả các chỉ tiêu từ người mua trả tiền trước, phải trả cho người bán, thuế và các khoản phải nộp đều giảm. Cho thấy đồng vốn của doanh nghiệp đang bị chiếm dụng rất nhiều. Vay và nợ dài hạn là nhân tố chủ yếu quyết định đến sự gia tăng của nợ dài hạn. Nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng là một nhân tố rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự gia tăng của nguồn vốn tín dụng là hoàn toàn hợp lý xuất

phát từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang thực hiện mở rộng quy mô sản xuất, đồng thời xuất phát từ sự eo hẹp của nguồn vốn chủ. Khả năng huy động vốn chủ vẫn chưa cao do doanh nghiệp mới thực hiện cổ phần hóa được 2 năm, lượng vốn huy động được từ việc phát hành chứng khoán cũng được bổ sung liên tục nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn. Quả thực, trong năm 2008, NVCSH có giảm đi 11,680,817(nghđ). Trong khi vốn đầu tư của chủ sở hữu không thay đổi 108,000,000(nghd) thì việc giảm đi 11 tỉ của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối làm cho nguồn vốn chủ sở hữu giảm 11,680,817(nghđ) với tỉ lệ giảm 7.46%.

Tóm lại. qua quá trình phân tích, ta thấy quy mô của doanh nghiệp đang được mở rộng thông qua việc gia tăng tài sản và nguồn vốn, tuy nhiên doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nhiều nợ vay làm cho tỉ lệ nợ phải trả tăng lên, đồng nghĩa với việc tỉ lệ vốn chủ sở hữu giảm đi, dẫn đến việc doanh nghiệp đứng trước nguy cơ mất tự chủ về mặt tài chính. Sự lệ thuộc vào vốn vay làm tăng chi phí lãi vay, điều này sẽ tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vấn đề này sẽ được làm rõ ở phần sau.

3. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn

* Về sử dụng vốn: Thông qua bảng 2.9 về diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, ta thấy quy mô sử dụng vốn của công ty cổ phần cao su Sao Vàng năm 2008 tăng lên 208,528,456(nghđ). Trong đó chủ yếu là chi để đầu tư tăng lượng hàng tồn kho dự trữ với số tiền là 56,910,740(nghđ). Có điều này là do trong năm, công ty mở rộng quy mô sản xuất, gia tăng lượng sản xuất, chính vì vậy, doanh thu bán hàng có tăng lên chiếm tỉ trọng 27.29%.

Mặt khác, cùng với việc gia tăng lượng hàng tồn kho, công ty cũng đẩy mạnh việc đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ nên nguyên giá TSCĐ cũng tăng lên đáng kể và chiếm 25.49% trong tổng quy mô vốn sử dụng tăng lên. Cũng trong năm, công ty đầu tư xây dựng thêm một số công trình như máy

Một phần của tài liệu Luận văn: Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần cao su sao vàng (Trang 29 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w