1. Về tình hình hàng tồn kho
Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường liên tục. Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, tình hình cung cấp đầu vào, mức tiêu thụ sản phẩm,…
Qua bảng phân tích 2.17 cho thấy hàng tồn kho của công ty năm 2007 quay được 5.07 vòng. Còn năm 2008 chỉ quay được 4.39 vòng giảm 0.69 vòng với tỉ lệ giảm 13.54%, vòng quay hàng tồn kho giảm làm cho kỳ luân chuyển hàng tồn kho năm 2008 tăng 11 ngày. Kết quả này nói lên hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty trong năm 2008 đã giảm sút.
Sỡ dĩ vòng quay hàng tồn kho của công ty giảm 0,69 vòng là do năm 2008 khối lượng sản xuất tăng lên nên giá vốn tăng lên. Nhưng tốc độ tăng của giá vốn hàng bán ( 3.92%) nhỏ hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho bình quân (20.20%). Nguyên nhân là do giá trị hàng tồn kho tăng lên khá nhiều đặc biệt càng về cuối năm, lượng hàng tồn kho tăng lên 56,910,740(nghđ). Trong đó chủ yếu là thành phẩm tồn kho tăng 60,330,597(ngđ) với tỉ lệ tăng 107,2%, còn nguyên vật liệu tồn kho, chi phí SXKDDD, hàng gửi bán chỉ tăng ở mức trung bình. Điều này cho thấy trong kỳ công ty sản xuất một số luợng thành phẩm lớn nhưng chưa xuất trả cho khách hàng.
Tìm hiểu được biết việc thành phẩm tồn kho tăng một cách đột ngột như trên không phải là do công tác tiêu thụ sản phẩm yếu kém hay bị giảm sút do sự cạnh tranh của các đối thủ khác. Bởi trên thực tế doanh thu bán hàng vẫn tăng 2.7%. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, năm 2008 là năm cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra, càng về cuối năm 2008, kinh tế khó khăn hơn, những đơn vị khách hàng của doanh nghiệp như Tổng Công ty vận tải Hà Nội, Tổng Công ty than,…gặp bất lợi trong khâu sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, lượng thành phẩm đặt mua của công ty chưa thể xuất ngay được, đành phải lưu tại kho của công ty chờ ngày xuất. Thêm nữa, thành phẩm tồn kho chiếm tỉ trọng cao nhất một phần do đặc điểm sản xuất của Công ty. Đây là loại sản phẩm có thời gian sử dụng tương đối dài, ưu điểm là có khả năng chịu mài mòn cao và chịu trọng tải lớn. Vì thế, có thể sản xuất một lượng hàng lớn trong kho chờ tiêu thụ mà chất lượng vẫn được đảm bảo. Một lý do khác là trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008, Công ty có nhiều đơn đặt hàng với nhu cầu cao về sản phẩm. Công ty đã chủ động kế hoạch dự trữ cho sản xuất từ trong năm. Vấn đề được đặt ra là lượng tồn kho quá lớn như vậy sẽ gây ảnh hưởng nhiều mặt đến công tác quản lý của Công ty, cụ thể như:
+ Nguy cơ về ứ đọng vốn sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Như vậy việc vòng quay hàng tồn kho giảm làm số ngày một vòng quay hàng tồn kho tăng được đánh giá là khuyết điểm của doanh nghiệp trong công tác quản lý vật tư hàng hoá. Do vậy trong năm tới để nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý hàng tồn kho công ty cần hoàn thiện các đơn đặt hàng đúng thời hạn nhằm giảm các chi phí có thể phát sinh như chi phí bảo quản, lưu kho, lưu bãi ... sao cho vốn của công ty không bị ứ đọng nhiều ở hàng tồn kho gây ra tình trạng thiếu vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh và công ty phải tài trợ bằng nguồn vốn vay bên ngoài.
2. Tình hình các khoản nợ phải thu
Theo số liệu tính toán được trong bảng 2.18, ta thấy, năm 2008 so với năm 2007, tốc độ luân chuyển khoản phải thu giảm, cụ thể là giảm từ 16.24 vòng trong năm 2007 xuống còn 15.14 vòng trong năm 2008 (giảm 1.1vòng so với năm 2007. Tốc độ luân chuyển vốn giảm cũng có nghĩa là thời gian thu hồi nợ ngày càng dài hơn. Kì thu tiền trung bình tăng lên 1.6 ngày. Nguyên nhân dẫn đến tình hình trên là do sự gia tăng quá nhanh của các khoản phải thu (năm 2008 tăng 10.13% so với năm 2007), trong lúc đó mặc dù doanh thu thuần cũng tăng nhưng tăng với tốc độ chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng của khoản phải thu (năm 2008 tăng 2.70% so với năm 2007). Tình hình thu hồi nợ trong giai đoạn này giảm xuống rõ rệt.
Từ kết quả phân tích ta nhận thấy tốc độ luân chuyển khoản phải thu trong năm 2008 có xu hướng giảm dần, đây là dấu hiệu không tốt, nó thể hiện khả năng thu hồi vốn chậm, vốn của doanh nghiệp bị tồn đọng và bị các đơn vị khác chiếm dụng, gây khó khăn hơn trong việc thanh toán của doanh nghiệp. Tuy nhiên, có thể hiểu được phần nào chính sách kinh doanh của doanh nghiệp, tăng các khoản bán chịu cho khách hàng trong thời kì kinh tế khó khăn để đẩy mạnh doanh thu tiêu thụ. Đây đồng thời là hoạt động nâng cao uy tín của doanh nghiệp với bạn hàng. Cũng chính vì thế mà công ty cổ phần cao su Sao Vàng mới có được nhiều khách hàng lâu năm và thường xuyên đến vậy. Vẫn biết chính sách kinh doanh này sẽ mang lại cho doanh nghiệp những khó khăn, bất lợi trong ngắn hạn nhưng chắc chắn nó sẽ phát huy hiệu quả trong dài hạn khi nền kinh tế phục hồi.
3.Hiệu suất sử dụng vốn lưu động
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động không ngừng vận động. Nó lần lượt mang nhiều hình thái khác nhau, như: tiền, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và qua tiêu thụ sản phẩm nó lại trở thành hình thái tiền tệ nhằm đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp.
Thông qua bảng 2.19 ta thấy, vòng quay vốn lưu động của công ty năm 2007 đạt 3.88 vòng, năm 2008 đạt 3.42 vòng. Như vậy đã giảm đi 0.46 vòng tức là giảm 11.9%, làm cho số ngày luân chuyển vốn lưu động tăng lên 12.52 ngày. Năm 2007, kì luân chuyển là 92.74 ngày cho đến năm 2008 tăng lên 105.26 ngày làm cho tốc độ sử dụng vốn lưu động giảm xuống. Từ đó tính được mức hao phí vốn lưu động do do giảm tốc độ luân chuyển vốn gây ra bằng 9,358,342(nghđ).
Nếu kết hợp phân tích vế hệ số đảm nhiệm( bảng 2.20) ta thấy trong năm 2007 để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ cần dùng vào sản xuất kinh doanh 0,26 đồng vốn lưu động. Sang năm 2008 để tạo 1 đồng doanh thu thuần cần dùng 0,29 đồng vốn lưu động, như vậy nếu xét theo chênh lệch giữa 2 năm thì lượng vốn lưu động cần để tạo 1 đồng doanh thu thuần năm 2008 tăng 0,03 đồng so với năm 2007.
BẢNG 2.20 HỆ SỐ ĐẢM NHIỆM CỦA VLĐ
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
DTT(nghđ) 896,134,837 920,292,030 24,157,193
VLĐ bình quân(nghđ) 230,854,867 269,089,707 38,234,840 Hệ số đảm nhiệm
( lần)
0.26 0.29 0.03
Tóm lại qua quá trình phân tích trên ta nhận thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động về cuối năm 2008 có xu hướng giảm dần và lượng vốn lưu động cần thiết đưa vào sản xuất kinh doanh để tạo 1 đồng doanh thu thuần lại có xu hướng tăng lên, điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty đang bị giảm sút. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động chậm làm cho doanh
doanh nghiệp cần chú ý tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động lên bằng cách đẩy mạnh việc tiêu thụ để tăng doanh thu, đề ra những biện pháp hữu hiệu để nhanh chóng thu hồi các khoản nợ của khách hàng và nợ trong nội bộ doanh nghiệp, đồng thời đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho.
4. Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác
Tại công ty cổ phần Cao su Sao Vàng, để đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng vốn của công ty, trước tiên ta đi xem xét tình hình tăng giảm, kết cấu TSCĐ của công ty trong 2 năm 2007-2008 thông qua bảng 2.22
Tính đến thời điểm 31/12/2008 thì VCĐ của công ty là 267,535,542(nghđ), chiếm tỷ trọng 47.87% trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh của công ty . Như vậy so với năm 2007 VCĐ của công ty tăng 18.23%. Qua bảng 2.16 chúng ta nhận thấy trong năm 2008 VCĐ tăng và tỷ trọng đầu tư vào TSCĐ cũng tăng 0.09% trong đó tăng nhiều nhất là máy móc thiết bị, rồi đến nhà cửa vật kiến trúc và cuối cùng là tài sản khác, còn phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý, tài sản phúc lợi trong năm được thanh lý đi một số. Đó là một hướng đầu tư đúng đắn và cần thiết bởi sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường công ty muốn tồn tại và phát triển phải luôn nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới cũng như đa dạng hoá hình thức mẫu mã sản phẩm. Để làm được điều này thì công ty phải đầu tư máy móc trang thiết bị, kịp thời thanh lý một số máy móc thiết bị phương tiện lạc hậu. Có như vậy mới đảm bảo cho quá trình sản xuất luôn được nâng cao và giảm thiểu chi phí .
Bên cạnh đó công ty cũng xác định được tầm quan trọng của việc đầu tư vào nhà cửa và kiến trúc. Bởi vì năng lực sản xuất, hiệu quả hoạt động của công ty chỉ đạt được cao khi công ty có một cơ sở hạ tầng tốt, hợp lý .
Để biết được việc đầu tư vào tài sản cố định như trên có mang lại hiệu quả cao hay không , ta hãy xem xét chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ. Theo bảng 2.21.
Trong cả 2 năm, trong 1 đồng DTT đều phải dùng mất 0.27đ VCĐ, thêm vào đó, thông qua bảng 2.19 ta thấy hiệu suất sử dụng VCĐ không thay đổi là 3.73 lần. Như vậy mặc dù đã đầu tư khá lớn cho bộ phận này nhưng hiệu quả sử dụng vốn là không cao.
BẢNG 2.21 HỆ SỐ ĐẢM NHIỆM CỦA VCĐ
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
DTT(nghđ) 896,134,837 920,292,030 24,157,193
VCĐ BQ(nghđ) 240,263,236 246,909,589 6,646,353 Hệ số đảm
nhiệm( lần)
0.27 0.27 0
5.Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn
Theo bảng 2.19 ta thấy trong năm 2008, số vòng quay toàn bộ vốn là 1.79 vòng. Giảm 0.12 vòng so với năm 2007. Trong năm, mặc dù cả DTT và Vốn kinh doanh bình quân đều tăng nhưng tốc độ tăng của DTT chậm hơn tốc độ tăng của VKD. Thực vậy, trong khi DTT chỉ tăng lên có 2.7% thì VKD lại tăng lên đến 9.53%. Cũng là điều dễ hiểu khi lý giải vấn đề này khi mà trong năm cả hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động đều giảm sút so với năm trước
Nhận xét: qua toàn bộ quá trình phân tích trên, có thể đánh giá hiệu
quả sử dụng vốn của công ty năm 2008 thấp hơn năm 2007 về hầu hết các chỉ tiêu. Tuy nhiên, các hệ số này nhìn chung vẫn ở mức khá ổn định. Không có chỉ tiêu nào thấp hơn 1, chứng tỏ hiệu suất hoạt động của công ty vẫn ở mức an toàn.