doanh của công ty
Bên cạnh những kết quả đạt được công ty cũng còn bộc lộ một số vấn đề còn tồn tại cần thiết phải có biện pháp khắc phục như:
- Cơ cấu nguồn vốn của công ty chưa thật hợp lý. Phần lớn tài sản của
công ty được tài trợ bằng khoản vốn vay. Nợ phải trả chiếm hơn 70% tổng tài sản, và có xu hướng tăng lên trong khi đó nguồn vốn CSH chiếm tỷ trọng nhỏ và tăng lên không đáng kể. Chính việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong điều kiện kinh doanh bất lợi đã làm cho lợi nhuận vốn chủ giảm đi nhanh chóng.
- Công ty đã vi phạm chính sách tài trợ an toàn khi sử dụng nguồn vốn ngắn để đẩu tư cho tài sản dài. Và tình trạng này đã tiếp diễn trong nhiều năm. - Trong năm, khoản vốn công ty bị chiếm dụng tăng lên, trong khi nhu cầu vốn ngày càng tăng. Điều này đã làm cho lượng vốn thiếu hụt ngày càng cao.
- Các hệ số khả năng thanh toán đều giảm sút so với năm trước và khá
thấp, cho thấy tình hình tài chính của công ty chưa thật vững vàng . Sở dĩ như vậy là do nợ của công ty quá cao, trong khi đó vốn của công ty lại bị chiếm dụng nhiều làm rối loạn khả năng thanh toán, rủi ro tài chính cao. Việc công ty dùng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn đã ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời nhỏ hơn 1 cho thấy tình hình thanh toán nợ đến hạn của công ty đang gặp khó khăn.
- Việc tăng thành phẩm tồn kho một cách đột ngột trong năm 2008 làm
tốc độ luân chuyển hàng tồn kho giảm đã ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty
- Công tác quản lý các khoản phải thu còn phần nào thiếu chặt chẽ,
lượng phải thu quá hạn tăng mạnh trong năm 2008. Công ty cần đưa ra những điều khoản cụ thể hơn trong những hợp đồng tiêu thụ để hạn chế nợ phải thu khó đòi.
- Lợi nhuận công ty giảm sút và ở mức thấp cho thấy hiệu quả kinh
doanh của công ty là không cao. Các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tuy có sử dụng hiệu quả hơn năm 2007, nhưng vẫn đang ở mức cao, đặc biệt là hàng năm chi phí lãi vay phải trả quá lớn nên làm cho lợi nhuận ròng của công ty vẫn ở mức thấp. Sự gia tăng đột biến chi phí lãi vay trong năm 2008 là nhân tố cơ bản, làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty giảm thấp nghiêm trọng. Lợi nhuận giảm làm cho các hệ số về khả năng sinh lời của công ty đều giảm đi tương đối.
Kết luận: Thông qua việc phân tích thực trạng tài chính công ty CP
cao su Sao Vàng ta thấy được những thành quả cũng như những mặt hạn chế cần khắc phục. Điều quan trọng là công ty phải đề ra được đường lối phát triển đúng đắn, phương thức quản lý hiệu quả để phát huy được những thế mạnh vốn có nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, xứng đáng là con chim đầu đàn của ngành công nghiệp sản xuất săm lốp Việt Nam.
CHƯƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU
SAO VÀNG