Phân tích hồi quy độc canh Lúa

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả sản xuất mô hình độc canh lúa và mô hình luân canh lúa-khoai ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 40 - 41)

Hệ số xác định R2 = 0,823 cho thấy 82,3% sự thay đổi của tổng thu nhập trong mô hình Lúa-Khoai được giải thích bởi 6 biến là X1: Tuổi chủ hộ, X2: Trình độ học vấn chủ hộ, X3: Nhân khẩu, X4: Kinh nghiệm trồng Lúa, X6: Diện tích gieo trồng, X7: Tổng lao động. Còn lại 17,7% là do ảnh hưởng các nhân tố khác.

Phương trình hồi quy độc canh Lúa cho thấy, tổng thu từ mô hình này có mối quan hệ tỷ lệ thuận với các biến X1, X3, X4, X6. Nghĩa là với độ tin cậy 90%, khi các yếu tố khác không đổi nếu X1 (tuổi chủ hộ) tăng thêm 1 tuổi thì tổng thu tăng thêm 59.020,445 đồng, nếu X3 (nhân khẩu) tăng thêm 1 người thì tổng thu tăng thêm

1.034.009,361 đồng, nếu X4 (kinh nghiệm trồng Lúa) tăng thêm 1 năm thì tổng thu sẽ tăng thêm 51.068,697 đồng, nếu X6 ( diện tích canh tác) tăng thêm 1m2 thì tổng thu tăng thêm 3.568,889 đồng.

Ngược lại, các biến X2, X7 và tổng thu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Nghĩa là với độ tin cậy 90% khi các yếu tố khác không đổi, nếu X2 (trình độ học vấn chủ hộ) tăng thêm 1 cấp thì tổng thu sẽ giảm 2.720.827,970 đồng, nếu nếu X7 (tổng lao động) tăng thêm 1 ngày thì tổng thu sẽ giảm 70.111,065 đồng.

Hệ số tương quan bội R = 0,907, cho thấy biến Y (tổng thu từ trồng Lúa) và các biến X1, X2, X3, X4, X6, X7 có mối liên hệ rất chặc chẽ với nhau, mức độ liên hệ chặc chẽ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập ở đây là 90,7%. Vậy với độ tin cậy 90%, các biến X1: Tuổi chủ hộ, X2: Trình độ học vấn chủ hộ, X3: Nhân khẩu, X4: Kinh nghiệm trồng Lúa, X6: Diện tích gieo trồng, X7: Tổng lao động có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y (tổng thu từ trồng Lúa). Như vậy tổng thu bị ảnh hưởng bởi 6 biến trên.

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả sản xuất mô hình độc canh lúa và mô hình luân canh lúa-khoai ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 40 - 41)