Phân tích, so sánh chi phí và lợi nhuận của mô hình độc canh Lúa trên ha

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả sản xuất mô hình độc canh lúa và mô hình luân canh lúa-khoai ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 35 - 36)

Qua bảng số liệu chi phí và lợi nhuận của mô hình độc canh Lúa cho thấy, chi phí tiền mặt trung bình trên một ha khoảng 12,3 triệu đồng, vụ Hè Thu có chi phí tiền mặt cao nhất (gần 13 triệu), kế tiếp là vụ Thu Đông ( 12,2 triệu), vụ Đông Xuân có chi phí tiền mặt thấp nhất (11,8 triệu), Về chi phí cơ hội trung bình trên một ha khoảng 741 ngàn đồng, vụ Thu Đông có chi phí cơ hội cao nhất (gần 794 ngàn), kế tiếp là vụ Hè Thu ( 772 ngàn), vụ có chi phí cơ hội thấp nhất là Đông Xuân (656 ngàn). Tổng chi phí đầu tư trung bình cho mô hình này trên một ha gần 12,9 triệu đồng, vụ hè Thu có tổng chi phí đầu tư trên ha cao nhất (13,7 triệu) nhưng lại có tổng thu thấp nhất (gần 23,4 triệu), vụ Thu Đông và Đông Xuân có tổng chi phí bằng nhau gần 12,5 triệu đồng nhưng tổng thu của vụ Thu Đông là 26,44 triệu còn vụ Đông Xuân là 32,25 triệu cao nhất trong các vụ. Mức lợi nhuận trung bình trên một ha khoảng 15 triệu đồng, lãi ròng vụ Đông Xuân cao nhất là 20,44 triệu đồng trên một ha, kế tiếp là vụ Thu Đông (14,23 triệu), còn lại vụ Hè Thu (10,4 triệu). Lãi có phí cơ hội trung bình trên một ha là gần 14,3 triệu đồng, vụ Đông Xuân cao nhất (gần 19,8 triệu) gấp 2 lần vụ Hè Thu (9,64 triệu), còn lại vụ Thu Đông là 13,4 triệu. Về hiệu quả đồng vốn thì trung bình một đồng bỏ ra thu vê được 1,4 đồng lời, trong đó vụ Đông Xuân cao nhất 1,95, kế tiếp vụ Thu Đông 1.35, thấp nhất là Hè Thu 0,95. Hiệu quả lao động trung bình một ngày công bỏ ra thu về gần 164 ngàn đồng , vụ Đông Xuân có hiệu quả sử dụng lao động cao nhất là 225 ngàn, kế tiếp là Thu Đông gần 160 ngàn và thấp nhất là vụ Hè Thu 106 ngàn. Qua phép thử Duncan thì các chỉ tiêu chi phí tiền mặt, chi phí cơ hội, tổng chi và tổng lao động không có sự khác biệt. chỉ tiêu tổng thu lãi ròng, lãi có phí cơ hội, hiệu quả đồng vốn, hiệu quả lao động có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 1% giữa ba vụ canh tác

Bảng 4.21 Chi phí và lợi nhuận của mô hình độc canh Lúa trên ha

Đvt: đồng

Chỉ tiêu Đông Xuân Hè Thu Thu Đông Giá trị F Trung bình

CPTM 11.803.458,91

a 12.964.054,10a 12.213.978,54a 0,55ns 12.327.164,00CPCH 656.245,93a 772.018,44a 793.623,74a 0,57ns 740629,40 CPCH 656.245,93a 772.018,44a 793.623,74a 0,57ns 740629,40 Tổng chi 12.459.704,85a 13.736.072,54a 12.459.704,85a 0,62ns 12.885.161,00 Tổng thu 32.248.363,39

Tổng LĐ (ngày) 97,83a 106,36a 100,85a 0,85ns 101,68 Lãi ròng 20.444.904,47 a 10.410.861,89b 14.225.743,69b 12,24** 15.027.170,00 LCPCH 19.788.658,54a 9.638.843,45b 13.432.119,95b 12,34** 14.286.541,00 HQĐV 1,95a 0,95b 1,35b 9,28** 1,41 HQLĐ 225.459,9a 106.076,54b 159.816,66b 10,39** 163.784,40

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 60 hộ tại huyện Bình Tân năm 2009

Ghi chú: trong cùng một hàng những số có cùng chữ số kèm theo giống nhau thì không khác biệt qua kiểm đinh Duncan ở mức độ 5%; ns = không khác biệt; * và** = khác biệt ở mức độ 5% và 1% qua kiểm định F CPTM: chi phí tiền mặt, CPCH: chi phí cơ hội, Tổng LĐ: tổng lao động, LCPCH: lãi có phí cơ hội, HQĐV: hiệu quả đồng vốn, HQLĐ: hiệu quả lao động

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả sản xuất mô hình độc canh lúa và mô hình luân canh lúa-khoai ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w