Thu nhập của nông hộ thay đổi từ hai mô hình canh tác

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả sản xuất mô hình độc canh lúa và mô hình luân canh lúa-khoai ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 30 - 31)

Trong 60 hộ được khảo sát thì có 33 hộ (55,0%) cho rằng mô hình họ đang áp dụng làm thu nhập của hộ tăng, 24 hộ (40,0%) cho rằng thu nhập của hộ không đổi và 5% hộ cho rằng thu nhập giảm. Ở mô hình độc canh Lúa, trong 30 hộ có 11 hộ (36,7%) cho rằng thu nhập hộ tăng, 17 hộ (56,7%) thu nhập hộ không thay đổi, còn lại 6,7% là thu nhập giảm. Còn ở mô hình Lúa-Khoai, thì trong 30 hộ có 22 hộ (73,3%) cho là thu nhập tăng, 7 hộ (23,3%) cho là thu nhập không thay đổi và số hộ có thu nhập giảm là 1 hộ (3,3%)

Qua kết quả cho thấy, số hộ đánh giá thu nhập tăng ở mô hình Lúa-Khoai cao hơn ở mô hình độc canh Lúa.

Qua cuộc khảo sát này cho thấy, nguyên nhân làm thu nhập tăng là do nông dân bán lúa ngay lúc giá cao, thời tiết thuận lợi, còn nguyên nhân làm thu nhập hộ không đổi hay giảm là do giá vật tư cao nhưng giá lúa lại thấp. Ở mô hình Lúa-Khoai nguyên nhân làm thu nhập tăng là do luân canh nên năng suất tăng,bên cạnh đó là giá khoai cao, còn nguyên nhân làm thu nhập không đổi hay giảm là giá vật tư và giá sản phẩm không ổn định.

Bảng 4.16 Sự thay đổi thu nhập khi áp dụng mô hinh

Thu nhập Độc canh Lúa Lúa Khoai Tổng

Tần số % Tần số % Tần số %

Tăng 11 36,7 22 73,3 33 55,0

Không đổi 17 56,7 7 23,3 24 40,0

Giảm 2 6,7 1 3,3 3 5,0

Tổng cộng 30 100,0 30 100,0 60 100,0

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 60 hộ tại huyện Bình Tân năm 2009

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả sản xuất mô hình độc canh lúa và mô hình luân canh lúa-khoai ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w