KHOÁN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vai trò của đầu tư nước ngoài đối với thị trường chứng khoán việt nam (Trang 83 - 93)

3.1 Đánh giá chung về triển vọng hội nhập của thị trường chứng khoán Việt Nam

Kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập dần với kinh tế thế giới và thị trường chứng khốn cũng khơng nằm ngồi q trình đó. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa tranh thủ vừa cạnh tranh , vừa hợp tác vừa đấu tranh, vừa tận dụng cơ hội vừa đối phó với thách thức, ai chủ động hơn người đó có thể có lợi thế nhiều hơn. Đó là quy luật vận động của nền kinh tế thị trường. Chủ động ở đây có nghĩa là phải nắm vững các khả năng cơ hội có thể có và lường trước được phần lớn, phần cơ bản những khó khăn thử thách, những tình huống sẽ phải đối phó. Vì vây, chủ động hội nhập là điều kiện cần thết để chúng ta tiến vào hội nhập kinh tế quốc tế. Tính chủ động ở đay khơng chỉ là sự chủ động xây dựng và đưa ra phương án cam kết hội nhập mà còn phải tạo ra thế chủ động cho các thành phần trong nước tham gia vào quá trình hội nhập và bản thân các thẻ nhân và pháp nhân trong nước cũnh phải chủ động tham gia vào q trình hội nhập, khơng trơng chờ, ỷ lại vào sự bảo hộ của Nhà nước

Khi gia nhập WTO, doanh nghiệp và các nhà đầu tư Việt Nam có cơ hội được đối xử bình đẳng khi tiếp cận thị trường tồn cầu, đồng thời cũng phải chịu áp lực cạnh tranh quốc tế gay gắt ngay trên sân nhà. Q trình hội nhập này địi hỏi các doanh nghiệp và nhà đầu tư phải có tầm nhìn và tư duy quốc tế. Theo thoả thuận gia nhập WTO, VN cam kết mở cửa thị trường cho 11 ngành dịch vụ (khoảng hơn 100 phân ngành), đặc biệt là các dịch vụ: chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng, dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu khí, viễn thơng và phân phối. Đây sẽ là những ngành chịu sức ép cạnh tranh lớn nhất trong thời gian tới và các doanh nghiệp thuộc các ngành này sẽ là những đại diện đầu tiên của VN phải “thử lửa” quốc tế. Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO trong năm 2007, việc thi hành những biện pháp

mở cửa thị trường Việt Nam nói chung và chứng khốn nói riêng là rất cần thiết. Những sự mở rộng tiếp theo cần được tiến hành từng bước để vừa đảm bảo sự ổn định cho thị trường vừa thúc đẩy thị trường phát triển. Bên cạnh đó, việc tăng cường hợp tác với các thị trường chứng khoán trong khu vực và trên thế giới để niêm yết chéo các chứng khoán cũng cần được đẩy mạnh. Nhà nước xúc tiến việc đưa các công ty lớn của Việt Nam ra niêm yết ở TTCK nước ngồi, như vậy sẽ có tác dụng tích cực nâng cao hiệu quả kinh doanh của bản thân các cũng như tăng thêm khả năng huy động vốn từ nước ngoài. Cụ thể là :

- Thực hiện chương trình hội nhập thị trường vốn ASEAN, bao gồm các nội dung: thực hiện sáng kiến Quỹ trái phiếu Châu á; hài hồ hố tiêu chuẩn phát hành, niêm yết, công bố thơng tin trên thị trường chứng khốn; kết nối giao dịch, niêm yết chéo giữa các Sở Giao dịch Chứng khốn ASEAN; tiến tới hình thành thị trường thứ cấp chung cho giao dịch trái phiếu các nước ASEAN; phấn đấu có doanh nghiệp tham gia danh sách 100 công ty niêm yết hàng đầu của các nước ASEAN.

- Thực hiện mở cửa dịch vụ thị trường chứng khốn theo lộ trình đã cam kết tại các Hiệp định song phương và đa phương.

- Thực hiện quyền và nghĩa vụ thành viên của IOSCO; ký kết Biên bản Ghi nhớ về hợp tác song phương (MOU) với các Uỷ ban Chứng khoán trong khu vực; ký kết Biên bản ghi nhớ đa phương (MMOU) với các thành viên IOSCO

Trong năm 2014, kinh tế toàn cầu diễn biến cũng chưa thực sự khả quan do các vấn đề về điều kiện thời tiết xấu tại Mỹ, khủng hoảng tại Ukraine, điều chỉnh kinh tế tại Trung Quốc, tình hình bất ổn chính trị tại một số nước Trung Đông, cải cách cơ cấu kinh tế chậm tại nhiều nước. Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong 6 tháng đầu năm chủ yếu dựa vào các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ và các nước thuộc khu vực châu Âu. Trong khi đó, tăng trưởng tại các nước đang phát triển khá yếu. Mặc dù vậy, kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ dần trở lại tích cực trong giai đoạn tới

Về kinh tế trong nước, thời gian qua, việc kiên quyết và tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mơ, tái cấu trúc nền kinh tế từ phía Chính phủ đã giúp nền kinh tế Việt Nam có chuyển biến tích cực, kinh tế vĩ mơ đã được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm sốt. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tuy vẫn cịn khó khăn nhưng bước đầu đã được cải thiện hơn so với những năm trước. Dấu hiệu “thoát đáy” thể hiện rất rõ qua chỉ số PMI 10 tháng liên tiếp trên mức 50; chỉ số sản xuất công nghiệp liên tục tăng, chỉ số IIP quý II/2014 tăng 6,3%, cao hơn khá nhiều so với mức tăng 5,2% của quý I/2014; tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2014 ước đạt 5,18%, cao hơn so với mức 4,9% cùng kỳ năm ngối; cán cân thương mại thặng dư trong vịng 2 năm, xuất siêu 6 tháng đầu năm đạt khoảng 1,32 tỷ USD; dự trữ ngoại tệ tăng gấp 3 lần trong vòng 3 năm. Nhờ những tín hiệu tích cực về kinh tế vĩ mô cùng với những giải pháp quyết liệt trong công tác tái cấu trúc TTCK, trong 6 tháng đầu năm nay, nhìn chung, TTCK Việt Nam tiếp tục có chuyển biến tích cực. Chỉ số VN Index tăng 14,57% và HNX Index tăng 14,87% so với cuối năm 2013; mức vốn hóa tăng 20%. Giá trị giao dịch bình quân phiên 6 tháng đầu năm nay đạt 4.752 tỷ đồng, tăng 76% so với bình quân năm 2013 và tăng 56% so với bình qn 6 tháng đầu năm ngối; trong đó cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đạt khoảng 2.687 tỷ đồng/phiên, tăng 96% so với bình quân phiên năm 2013. Tổng vốn huy động qua TTCK cả 6 tháng ước đạt 127 nghìn tỷ đồng, trong đó hoạt động huy động vốn qua phát hành cổ phiếu và cổ phần hóa (CPH) trong 6 tháng đầu năm nay tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ; riêng trong 5 tháng đầu năm đã tổ chức đấu giá cho 48 doanh nghiệp, trong đó có 31 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện CPH, 17 doanh nghiệp thực hiện bán phần vốn nhà nước, tổng giá trị CPH đạt hơn 2.000 tỷ đồng (tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2013); huy động vốn qua phát hành cổ phiếu cũng tăng mạnh. Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thuần trong 5 tháng đầu năm gấp 2,3 lần cả năm 2013.

3.2 Dự báo về sự phát triển của TTCK Việt Nam và xu thế tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian tới

Chiến lược phát triển TTCK: Đến năm 2020 tổng giá trị vốn hóa thị trường CP đạt khoảng 70%GDP

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020”. Theo đó

Quan điểm phát triển chính: Xây dựng và phát triển TTCK phù hợp với

điều kiện phát triển KT-XH, hình thành một hệ thống TTCK đồng bộ và thống nhất trong tổng thể thị trường tài chính; Phát triển, mở rộng TTCK có tổ chức, thu hẹp thị trường tự do; Phát triển TTCK gắn kết với việc cải cách, sắp xếp khu vực DNNN.

Mục tiêu: Phát triểnTTCK ổn định, vững chắc; tăng quy mô và chất

lương; đảm bảo tính cơng khai, minh bạch, tăng năng lực quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi; chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế.

Phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường CP vào năm 2020 đạt khoảng 70%GDP; đựa thị trường TP trở thành kênh huy động và phân bổ vốn quan trọng cho phát triển kinh tế.

Tái cấu trúc mơ hình tổ chức TTCK theo hướng cả nước có 01 Sở giao dịch CK, từng bước cổ phần hóa Sở giao dịch CK.

3.2.2 Dự báo về sự phát triển của thị trường chứng khoán thế giới và xu thế tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian tới

Nhiều cơ hội đang chờ đón các nhà đầu tư (NĐT) từ nay tới cuối năm 2014 và năm 2015, với những dự báo về sự phục hồi tích cực của nền kinh tế và sự tăng trưởng của TTCK

Sau một thời gian chững lại do suy thoái, khoảng 18 tháng trở lại đây, kinh tế vĩ mô của Việt Nam dần đi vào quỹ đạo ổn định và bắt đầu đà phục hồi tăng trưởng. Tốc độ cải cách tích cực về mơi trường đầu tư của Chính phủ và các chính sách ngày càng thơng thống là những yếu tố thuận lợi khiến NĐT, đặc biệt là NĐT nước ngoài, quan tâm tới các cơ hội đầu tư tại thị trường Việt Nam.

NĐT ngoại quan tâm tới các cơ hội đầu tư vào lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, sản xuất hàng tiêu dùng, bởi các lĩnh vực này tại Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng cao. Bên cạnh đó, một kênh đầu tư hấp dẫn khác là các DNNN đang chuẩn bị cổ phần hóa (CPH). Rất nhiều NĐT bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến lộ trình CPH của các DNNN mà Chính phủ đang đẩy nhanh từ nay tới cuối năm và

năm 2015. Họ đang háo hức chờ đợi có bao nhiêu DNNN sẽ CPH từ nay đến cuối năm, nhất là trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Trong đó, có thể kể tới các NĐT Nhật Bản đang tích cực tìm hiểu thơng tin về các dự án nhà máy phát điện, cảng, đặc biệt là dự án của một số DNNN có kế hoạch CPH và IPO vào cuối năm nay như Tổng công ty Điện lực Vinacomin.

Thực sự rất khó để đưa ra được dự đốn chính xác cho một thị trường đầy kịch tính như TTCK, song trên cơ sở phân tích các yếu tố vĩ mơ cũng như vi mô, nhận định chung là xu thế TTCK từ nay tới cuối năm 2015 sẽ tăng trưởng cao hơn hiện tại. Lý do là trong xu hướng giảm lãi suất và lạm phát giữ ở mức thấp hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam có chi phí vay nợ ngân hàng cao sẽ giảm được đáng kể chi phí nhờ lãi suất giảm. Phần chi phí giảm này sẽ chuyển thành lợi nhuận, từ đó tăng giá trị và tính thanh khoản của cổ phiếu, làm tăng mức độ hấp dẫn của cổ phiếu. Thứ hai là lãi suất xuống thấp thì tiền tiết kiệm gửi vào ngân hàng sẽ giảm. Trước đây, khi ngân hàng đưa ra lãi suất gửi tiết kiệm cao tới 15 - 16%/năm, đa số người dân mang tiền đi gửi tiết kiệm. Nhưng nay, khi lãi suất giảm xuống còn 6 - 7%/năm, họ sẽ phải cân nhắc lại chiến lược đầu tư, theo đó chuyển sang bất động sản, TTCK…

Trong thời gian tới, triển vọng kinh tế tồn cầu dự báo sẽ tích cực. Kinh tế trong nước sẽ tiếp tục ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kỳ vọng sẽ tiếp tục hồi phục. Triển vọng hội nhập và tăng trưởng khá tích cực với việc các hiệp định tự do thương mại (FTA) với Hàn Quốc, EU và Hiệp định TPP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương) được ký kết. Các triển vọng chính sách khác cũng khá tích cực, cụ thể là hiệu quả đầu tư cơng dần được cải thiện thơng qua các chính sách hạn chế cho vay lĩnh vực không hiệu quả và nâng cao hiệu quả đầu tư công, thúc đẩy đầu tư vào những lĩnh vực năng động và các ngành trọng yếu, sửa Luật Đầu tư công. Quyết tâm đẩy mạnh CPH doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và gắn với niêm yết; thực hiện thối vốn đầu tư ngồi ngành của khối DNNN. Ngoài ra, triển vọng về đầu tư nước ngoài (ĐTNN) rất khả quan với việc sửa Luật Đầu tư; rà soát, phân loại danh mục để mở rộng tỷ lệ sở

hữu cho nhà ĐTNN; giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước xuống không quá 65%; cho phép nâng tỷ lệ sở hữu của tổ chức, nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tại các ngân hàng cổ phần; thực hiện giải pháp nâng hạng MSCI1 của TTCK Việt Nam từ thị trường biên (frontier market) lên thị trường mới nổi (emerging market)… Cùng với những triển vọng trên, những định hướng và giải pháp đối với TTCK sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong những tháng cuối năm, góp phần tạo triển vọng mới giúp TTCK Việt Nam tiếp tục phát triển ổn định trong thời gian tới và hội nhập tích cực vào kinh tế thế giới.

Hiện nay Chính phủ Việt Nam đã ban hành luật Chứng khốn để cải thiện những tiêu chuẩn về tính cơng khai của các cơng ty với hi vọng sẽ thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam trong những năm tới. Như vậy thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian tới sẽ hứa hẹn rất nhiều triển vọng.

3.3 Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trên TTCK

Bên cạnh những kết quả đạt được, TTCK Việt Nam còn nhiều hạn chế và tồn tại. TTCK chưa thực sự trở thành một kênh huy động vốn dài hạn cho đầu tư phát triển. Lượng vốn huy động được trong năm 2006 tuy tăng rất mạnh và đạt 221,156 tỷ đồng, song lượng vốn này vẫn chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng tín dụng của tồn bộ nền kinh tế. Ngồi ra, TTCK mới chỉ có ít doanh nghiệp có vốn lớn, đặc biệt là chưa cho sự tham gia của các tổng công ty lớn. Môi trường đầu tư chưa hoàn chỉnh và chứa đựng nhiều rủi ro bởi số lượng hàng hố ít và tính thanh khoản thấp. Từ nền tảng lý luận, từ những bài học kinh nghiệm của các nước trong khu vực và điều kiện thực tế của Việt Nam, có thể thấy rằng thu hút nguồn vốn nước ngoài qua thị trường chứng khoán là một yêu cầu tất yếu khách quan. Trên cơ sở chủ trương định hướng của Đảng và Nhà nước, một số giải pháp sau đây cho vấn đề nghiên cứu có thể được xem xét và áp dụng

3.3.1 Thúc đẩy tăng trưởng của cả nền kinh tế, tiếp tục ổn định tình hình chính trị của quốc gia, phát triển thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng nhằm thu hút đầu tư nước ngồi

Một mơi trường kinh tế vĩ mô ổn định và phát triển sẽ là mảnh đất màu mỡ thu hút mọi hoạt động kinh tế. Đặc biệt, với tính chất rất nhạy cảm của nguồn vốn nước ngồi qua TTCK, mơi trường kinh tế lại càng chứng tỏ được tầm quan

trọng của mình. Việt Nam cần tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh các giải pháp vĩ mô sau:

- Tiếp tục thực hiện đường lối cải cách, đổi mới nền kinh tế, theo đuổi chính sách kinh tế mở. Thành tựu qua hơn 15 năm đổi mới cho thấy tính đúng đắn của đường lối đổi mới. Xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế đang diễn ra tại mọi quốc gia, mọi ngành nghề trên thế giới, trở thành xu hướng tất yếu của thời đại. Chính sách kinh tế mở với việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế song phương, đa phương, tham gia các tổ chức kinh tế lớn nhỏ trong khu vực và thế giới, có chính sách khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài cần được tiếp tục thực hiện

- Tiếp tục cải cách cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động cho khối DNNN, mở rộng và khuyến khích khối kinh tế tư nhân phát triển. DNNN cổ phần hoá hiện nay là nguồn hàng chủ yếu trên TTCK. Bằng cách cho phá sản, giải thể những doanh nghiệp không đủ khả năng trụ vững trên thị trường và không trọng yếu đối với nền kinh tế; đẩy nhanh và mạnh quá trình cổ phần hố các DNNN có khả năng phát triển sẽ giúp giảm gánh nặng cho Nhà nước, tận

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vai trò của đầu tư nước ngoài đối với thị trường chứng khoán việt nam (Trang 83 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w