0
Tải bản đầy đủ (.docx) (105 trang)

Những trở ngại đối với Nhà đầu tư nước ngồi trên thị trường chứng khốn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 71 -83 )

2.3.3.1 Quy mơ của thị trường chứng khốn Việt Nam cịn nhỏ bé, chất lượng hàng hóa chưa cao

Theo báo cáo của Ủy ban chứng khoán Nhà nước, giá trị giao dịch trung bình trên thị trường chứng khốn Việt Nam chỉ đạt khoảng 88 triệu USD/ngày. Đây được xem là mức thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á khi con số này tại một số thị trường khác như Thái Lan là 1,5 tỷ USD/ngày, Malaysia là 625 triệu USD/ngày, Indonesia là 528 triệu USD/ngày, Philippines là 426 triệu USD/ngày.

Theo số liệu Bloomberg công bố cuối năm 2012, giá trị vốn hóa của thị trường Việt Nam cũng không cao chỉ khoảng 45 tỷ USD tổng cộng cả 2 sàn. Số liệu này nhỏ hơn nhiều so với các thị trường chứng khoán trong khu vực như Thái Lan 460 tỷ USD, Indonesia 427 tỷ USD, Philippines 186 tỷ USD.

TTCK Việt Nam năm 2013 đã có những diễn biến và kết quả khả quan. Chỉ số VN-Index tăng gần 23%; HN-Index tăng trên 13% so với cuối năm 2012. TTCK Việt Nam được đánh giá là 1 trong những nước có mức độ phục hồi mạnh nhất trên thế giới. Mức vốn hóa vào khoảng 964.000 tỷ đồng (tăng 199.000 tỷ đồng so với cuối năm 2012), tương đương 31% GDP. Quy mơ giao dịch bình qn mỗi phiên tăng 31%. Tổng giá trị huy động vốn kể cả phát hành riêng lẻ ước đạt 222.000 tỷ đồng, tăng 25%; trong đó cổ phiếu là 20,5 nghìn tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2012; trái phiếu chính phủ (TPCP) đạt 177,5 nghìn tỷ đồng, tăng 24%. Tổng dịng vốn nước ngồi ln chuyển đến nay đạt 4,4 tỷ USD, tăng 54% so với cùng kỳ năm ngoái và giá trị danh mục tăng khoảng 3,8 tỷ USD so với cuối năm 2012.

Điều này cho thấy quy mô của TTCK Việt Nam vẫn mở rộng, bất chấp dòng vốn quốc tế ít ưu ái hơn những thị trường khác trong khu vực như Philippines, Indonesia, Malaysia hay Thái Lan (đều phải quan tâm đến việc kiểm

soát sự gia tăng quá nhanh của dịng tiền nóng) và mức tăng của chỉ số chứng khốn Việt Nam cũng khơng thể ấn tượng được như Philippines hay Thái Lan.

Xét ở khía cạnh thanh khoản của TTCK, so sánh chỉ số quay vịng cổ phiếu (turnover ratio), được tính bằng tổng giá trị cổ phiếu được mua bán chia cho mức vốn hóa trung bình của thị trường trong một giai đoạn của Việt Nam so với các nước Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia và Singapore thì trong giai đoạn 2005 - 2009, chỉ số vòng quay cổ phiếu của TTCK Việt Nam có thể so sánh được với Malaysia và Philippines. Trong thời điểm hoàng kim của năm 2007 thì chỉ thua có Singapore, một TTCK có trình độ phát triển vượt trội hẳn so với các nước còn lại trong khu vực.

Quy mô lớn nhất của công ty Việt Nam hiện tại cũng chưa vượt được 5 tỷ USD, trong khi đó quy mơ của cơng ty lớn trong khu vực đã vào khoảng 30 tỷ USD. Số lượng các cơng ty có vốn hóa lớn hơn 1 tỷ USD niêm yết tại HSX là 8 công ty, trong khi tại Thái Lan có 23 cơng ty với giá trị giao dịch hàng ngày bình quân trên 10 triệu USD. Điều này cho thấy, quy mơ thị trường chứng khốn của Việt Nam vẫn rất nhỏ đối với các nhà đầu tư quốc tế.

Mặt khác, hàng hóa trên TTCK cịn nghèo nàn và kém hấp dẫn, chưa đáp ứng được kỳ vọng của của các NĐTNN. Đây là một trong những trở ngại nổi bật nhất tác động lớn đến thái độ đầu tư của các NĐTNN. Các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp dẫn đầu các ngành nghề quan trọng vẫn chưa được niêm yết, phần lớn trong số đó là các doanh nghiệp nhà nước chưa cổ phần hóa hoặc vừa mới cổ phần hóa xong. Vì vậy TTCK Việt Nam vẫn chưa phản ánh đúng diện mạo của toàn bộ nền kinh tế. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm:

- Tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước cịn q chậm chạp, chỉ mới cổ phần hóa 70% doanh nghiệp thuộc diện này

- Sau khi cổ phần hóa, các doanh nghiệp khơng muốn niêm yết do nhận thức mơ hồ về lợi ích của TTCK đối với các hoạt động của doanh nghiệp

- Các doanh nghiệp thuộc khối tư nhân phần lớn kinh doanh theo kiểu gia đình, hoặc theo mơ hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên chưa có nhu cầu huy động vốn lớn, nguồn vốn hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn tín dụng của ngân hàng.

- Một thực tế là lợi ích từ việc niêm yết chứng khoán như huy động vốn, quảng bá thương hiệu, các chính sách ưu đãi thuế…dường như chưa đủ sức nặng đối với các doanh nghiệp để thay đổi sức ỳ vốn có để đảm bảo các nguyên tắc quản trị công ty, công khai thông tin và chịu các áp lực của nhà đầu tư đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh sau khi lên niêm yết.

Vấn đề phát triển quy mô của TTCK của Việt Nam không đơn thuần nằm trong việc cố gắng thu hút càng nhiều cổ phiếu niêm yết, thu hút vốn nóng đổ vào để đẩy giá cổ phiếu lên, tạo ra tính thanh khoản và độ hấp dẫn ngắn hạn, mà phải nhắm vào cải thiện các yếu tố cơ bản dài hạn, từ nền tảng kinh tế vĩ mô cho đến cơ sở hạ tầng, dịch vụ và chất lượng của cổ phiếu niêm yết.

2.3.3.2 Thị trường chứng khốn Việt Nam chưa hình thành các tổ chức định mức tín nhiệm

Tổ chức định mức tín nhiệm là tổ chức chuyên đánh giá chất lượng chứng khốn dựa vào tình hình tài chính của doanh nghiệp, tình hình hoạt động kinh doanh, năng lực quản trị, uy tín, triển vọng phát triển trong tương lai. Ở nước ta hiện nay vẫn chưa có một tổ chức đánh giá tín nhiệm nào ra đời. Đối với các NĐTNN, đây thực sự là một trở ngại lớn vì TTCK Việt Nam vẫn là một địa chỉ mới mẻ, việc tìm hiểu TTCK Việt Nam thơng qua các tổ chức đánh giá mức độ tín nhiệm sẽ giúp họ có cơ sở chắc chắn hơn để ra quyết định đầu tư của mình

Trong lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến năm 2020 được Bộ Tài chính phê duyệt vào đầu năm 2013 đã đặt ra việc xây dựng cơ chế, chính sách thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty định mức tín nhiệm (CRA). Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã bắt tay ngay vào việc xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Nghị định thành lập và hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm.

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, tổ chức định mức tín nhiệm có vai trị quan trọng đối với sự phát triển của thị trường vốn nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng. Cụ thể, định mức tín nhiệm là thơng số tham chiếu giúp cơ quan quản lý trong điều hành thị trường, định hướng thị trường theo hướng chuẩn hóa,

tăng cường cơng khai và minh bạch. Đối với các tổ chức phát hành, định mức tín nhiệm giúp huy động vốn hiệu quả với chi phí hợp lý; quảng bá thương hiệu trên thị trường trong và ngồi nước; thúc đẩy cải thiện tình hình tài chính, quy trình quản lý, chất lượng và hiệu quả cuộc sống. Đối với nhà đầu tư, thông tin về định mức tín nhiệm là thơng tin quan trọng hỗ trợ quyết định đầu tư trái phiếu.

Chính vì vậy, hy vọng với sự ra đời của Nghị định thành lập và hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm, Việt Nam sẽ có các giải pháp trên thực tế để hình thành nên các tổ chức định mức tín nhiệm, đánh giá được rủi ro các cơng cụ nợ, cũng như của các tổ chức phát hành... tạo điều kiện cho thị trường phát triển mạnh mẽ và đảm bảo được tính cơng khai, minh bạch, bền vững. Thực tế, tại Việt Nam đã ra đời một số tổ chức tham gia vào lĩnh vực xếp hạng như: Công ty TNHH thơng tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam (VietnamCredit); Trung tâm Đánh giá tín nhiệm Vietnamnet Ratings (CRV), Cơng ty CP Tư vấn và Dịch vụ Thơng tin Tín nhiệm Việt Nam (VNCIS) …

Tuy nhiên, để thực sự là doanh nghiệp định mức tín nhiệm theo thơng lệ quốc tế, cung cấp dịch vụ định mức tín nhiệm đối với các đợt phát hành trái phiếu và công cụ nợ trên thị trường… rất cần cơ chế pháp lý với những quy định cụ thể về tiêu chí, điều kiện thành lập ở cấp Nghị định. Theo Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam, trên thế giới, một số cơng ty đánh giá hệ số tín nhiệm khá uy tín như: Moody's, Standard &Poor's (S&P), Fitch Ratings… đã xây dựng các tiêu chí về đánh giá xếp hạng nợ, xếp hạng các nhà phát hành, xếp hạng tiền gửi ngân hàng, xếp hạng quốc gia… Thơng qua đó, đáp ứng 2 nhu cầu là định hướng đầu tư của cơng chúng tới chứng khốn do các công ty, các định chế tài chính hay các chính phủ phát hành, tức là tạo cơ sở để người cho vay nhận định về mức độ an toàn của người vay; xếp hạng đối với các doanh nghiệp vì đây sẽ là cơng cụ để chứng minh sức mạnh tài chính của doanh nghiệp nhằm tăng cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận luồng vốn từ các nhà đầu tư.

Theo dự báo của các thành viên tham gia thị trường, thị trường tài chính Việt Nam chỉ cần hai cơng ty định mức tín nhiệm, ngồi ra cịn có sự tham gia của các cơng ty định mức tín nhiệm tồn cầu khi thực hiện các dịch vụ tín nhiệm đơn lẻ. Đồng thời, cần có chế tài mạnh hơn mức xử phạt hành chính đối với các cơng ty định mức tín nhiệm vi phạm như: Đưa ra kết quả khơng chính xác hoặc kết quả sai… ảnh hưởng đến thị trường vốn.

2.3.3.3 Hệ thống thơng tin trên thị trường chứng khốn chưa được quan tầm đầy đủ

Cho đến nay, TTCK Việt Nam vẫn thiếu thơng tin bằng tiếng nước ngồi. Các bản tin TTCK hàng ngày (do TTGDCK phát hành) khơng có bản tiếng Anh là rào cản đầu tiên đối với các NĐTNN trong việc tìm hiểu và tiếp cận thơng tin về các loại cổ phiếu và các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK. Bản cáo bạch, báo cáo tài chính, tài liệu tư vấn đầu tư của các nhà mơi giới hầu như chỉ có bản tiếng Việt. Thông tin cung cấp trên các trang web của các cơng ty chứng khốn, trung tâm giao dịch chứng khoán vẫn chưa đầy đủ và có rất ít thơng tin được dịch sang tiếng Anh. Trong khi đó, khả năng tuyên truyền về TTCK Việt Nam của chính phủ cũng báo chí đối với các NĐTNN vẫn cịn nhiều hạn chế. Do đó, khi một NĐTNN muốn tìm hiểu về TTCK Việt Nam thì khơng cịn cách nào khác là phải đến trực tiếp Việt Nam

Các nguồn thông tin trên thị trường chứng khốn:

Thơng tin từ tổ chức niêm yết Chứng khốn là một dạng tài sản tài chính ( khác

với tài sản thực ) được niêm yết giao dịch trên thị trường thị trường chứng khốn bởi chính tổ chức phát hành .NgồI yếu tố quan hệ cung- cầu , giá chứng khốn được hình thành dựa trên “ sức khoẻ “ của chính cơng ty phát hành . Do vậy , các thông tin liên quan đến tổ chức phát hành đều tác động tức thời lên giá chứng khốn của chính tổ chức đó , và trong những chừng mực nhất định có thể tác động lên toàn bộ thị trường . Trên thị trường chứng khốn , vấn đề cơng bố thơng

tin công ty được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu trong hệ thống thông tin của thị trường , bảo đảm cho thị trường hoạt động công bằng , công khai và hiệu quả , bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cả nhầ đầu tư. Nội dung thông tin liên quan đến tổ chức phát hành bao gồm các thông tin trước khi phát hành , sau khi phát hành chứng khốn ra cơng chúng , và sau khi chứng khoán được niêm ýêt giao dịch trên thị trường tập trung . Các thông tin bao gồm :

Thông tin trên bản cáo bạch. Bản cáo bạch là bản thông cáo của tổ chức phát

hành khi thực hiện phát hành chứng khốn ra cơng chúng , nhằm giúp nhà đầu tư hiểu rõ về tình hình họat động kinh doanh , tài chính vv.. và các thơng tin khác về mục tiêu phát hành chứng khốn của tổ chức phát hành

Thông tin định kỳ là những thông tin do tổ chức niêm yết công bố vào những thời

điểm theo qui định của cơ quan quản lý như : hằng năm , hàng quý , hàng tháng . Nội dung thông tin liên quan đến các báo cáo tài chính , kết quả hoạt động kinh doanh ; báo cáo lưu chuyển tiền tệ ..vv Các báo cáo thường niên phải có ý kiến của tổ chức kiểm toán độc lập được UBCK chấp thuận

Thông tin bất thường là thông tin được tổ chức niêm yết công bố ngay sau khi

xảy ra các sự kiện quan trọng , làm ảnh hưởng đến giá chứng khốn hoặc lợi ích của nhà đầu tư thông thường , các thơng tin này được cơng bố trong vịng 24h sau khi xảy ra sự kiện hoặc sau 3 ngày . Nội dung của các thông tin bất thường do cơ quan quản lý qui định.

Thông tin theo yêu cầu là việc công bố thông tin khi UBCK hoặc SGDCK yêu

cầu phảI công bố thơng tin do có những dấu hiệu bất thường , hoặc nguồn tin đồn trên thị trường có tác động đến giá chứng khốn

Thơng tin từ sàn giao dịch chứng khốn: Hệ thống các văn bản , chính sách

ban hành mới ; thay đổi , bổ sung , huỷ bỏ …vv; Đình chỉ giao dịch hoặc cho phép giao dịch trở lại các chứng khốn; Cơng bố ngày giao dịch khơng được hưởng cổ tức , lãi và các quyền kèm theo; Các chứng khoán thuộc diện bị kiểm

soát , cảnh báo; Đình chỉ thành viên hoặc cho phép niêm yết trở lại; Thơng tin về tình hình thị trường : thơng tin giao dịch của năm cổ phiếu hàng đầu ; dao động giá cổ phiếu hàng ngày ; cổ phiếu đạt mức giá trần , sàn …

Thông tin về diễn biến thị trường:

Thông tin về giao dịch trên thị trường ( giá mở cửa , đóng cửa , giá cao nhất, thấp

nhất trong ngày giao dịch ; khối lượng giao dịch ; giá trị giao dịch ; giao dịch lô lớn ; giao dịch mua bán lại cổ phiếu của tổ chức niêm yết )

Thông tin về lệnh giao dịch (giá chào mua , chào bán tốt nhất , quy mô đặt lệnh ;

số lượng mua hoặc bán)

Thông tin về chỉ số giá (chỉ số giá cổ phiếu tổng hợp ; bình quân giá cổ phiếu ;

chỉ số giá trái phiếu)

Thơng tin về tình hình các tổ chức niêm yết; Thơng tin về các nhà đầu tư : giao

dịch lơ lớn ; giao dịch thâu tóm cơng ty ; giao dịch đấu thầu mua cổ phiếu ..vv

Thơng tin về giao dịch chứng khốn: Các thông tin về giao dịch chứng khốn

được thơng báo trên bảng điện tử kết quả giao dịch trên SGDCK và trên các phương tiện thơng tin đại chúng như : báo , tạp chí … vv

Các cơng ty chứng khoán vẫn chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cấp trình độ cơng nghệ, đến nay chỉ có một cơng ty chứng khốn đầu tư vào hệ thống giao dịch trực tuyến. Vì vậy các NĐTNN, nhất là những nhà đầu tư khơng có mặt tại Việt Nam và các nhà đầu tư cá nhân gặp rất nhiều khó khăn trong việc mua bán hàng ngày

Vẫn chưa có một tổ chức chuyên nghiệp trong việc cung cấp các thơng tin, nhận định cập nhật nhất về tình hình của thị trường chứng khốn. Các thơng tin đã qua phân tích, xử lý và có ý kiến của nhà tư vấn lại càng hiếm hoi

Hệ thống và chế độ kế tốn Việt Nam cịn nhiều điểm khác với chuẩn mực kế toán quốc tế và thường khơng được giải thích cặn kẽ trong các báo cáo tài chính. Vì vậy, các NĐTNN thường thấy khó hiểu và điều này cản trở quyết định đầu tư của họ

2.3.3.4 Hệ thống các văn bản pháp luật còn bất cập và chưa chặt chẽ, năng lực hoạch định chính sách cịn yếu

Một môi trường pháp lý đầy đủ và ổn định là một trong những yếu tố đầu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 71 -83 )

×