Phân tích những tác động của đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vai trò của đầu tư nước ngoài đối với thị trường chứng khoán việt nam (Trang 63 - 71)

khoán Việt Nam

Sự tham gia của các nhà ĐTNN trên thị trường Việt Nam là một tất yếu khách quan, phù hợp với định hướng của Nhà nước và xu thế thời đại. Song bất kỳ một vấn đề nào cũng có tính hai mặt. Đầu tư nước ngồi trên thị trường chứng khốn Việt Nam sẽ mang lại lợi ích cho thị trường nói riêng và nền kinh tế nói chung bên cạnh những thách thức thị trường phải đối mặt khi mở rộng đón nhận luồng vốn nước ngồi.

2.3.2.1 Những tác động tích cực

Qua kinh nghiệm các thị trường trên thế giới và căn cứ vào tình hình thực tế của Việt Nam, lợi ích của hoạt động ĐTNN trên TTCK được nhìn nhận trên các phương diện sau:

Thúc đẩy sự tham gia của nhà đầu tư trong nước

Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài như là một tác động tương hỗ, sự hưởng ứng của các nhà ĐTNN bước đầu cũng có một tác dụng thúc đẩy sự tham gia của các nhà đầu tư trong nước vào thị trường chứng khoán Việt Nam, một thị trường còn mới mẻ đối với họ. Các nhà đầu tư Việt Nam với vốn hiểu biết về chứng khốn cịn hạn chế hẳn sẽ tin tưởng hơn vào thị trường chứng khoán Việt Nam khi thấy các ĐTNN tham gia bởi trong mắt họ đó chính là những người có nhiều kinh nghiệm đầu tư chứng khốn, khả năng phân tích dự báo tốt, và rất nhạy bén đối với các hoạt động đầu tư. Yếu tố tâm lý này rất quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư tiềm năng trong và ngoài nước. Chỉ khi thị trường chứng khốn gây dựng được lịng tin đối với công chúng, các nhà đầu tư, các cơng ty trong và ngồi nước thì thị trường chứng khốn mới có thể phát triển được bởi chính họ là nhân tố để phát triển thị trường và là những người

hưởng lợi từ sự phát triển ấy. Có thể nhận thấy điều này từ quy mô và tốc độ phát triển của TTCK trong những năm gần đây.

Sự tham gia của các nhà ĐTNN vào thị trường với kinh nghiệm dày dạn về đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, khả năng phân tích dự báo, kỹ năng nghiệp vụ tài chính sẽ giúp xây dựng và củng cố lịng tin của các nhà đầu tư trong nước với thị trường. Bên cạnh đó, qua những hoạt động đầu tư thực tế của các nhà ĐTNN, các nhà đầu tư trong nước sẽ tự đúc kết và tìm cho mình một phương thức đầu tư hiệu quả nhất.

Qua tình hình giao dịch thực tế mỗi thời kỳ trên TTCK Việt Nam, có thể nhận thấy động thái đầu tư của nhà ĐTNN ảnh hưởng ít nhiều đến tình hình chuyển dịch của thị trường trong nước. Cụ thể hơn là giao dịch của nhà ĐTNN tạo một tâm lý “ăn theo” của nhà đầu tư trong nước. Mỗi khi nhà ĐTNN tăng lượng bán ra thì nhiều nhà đầu tư trong nước do tâm lý cũng theo đó bán ra và ngược lại, khi nhà ĐTNN mua vào nhiều mã cổ phiếu nào thì cổ phiếu của các hãng cũng “sốt” lên do nhà đầu tư trong nước ồ ạt đặt lệnh mua, điển hình như các cổ phiếu thuộc dịng “blue-chip” như FPT, SAM, STB…

Các nhà đầu tư nước ngồi tham gia vào thị trường chứng khốn Việt Nam, hành trang mà họ mang theo khơng chỉ là vốn mà cịn cả kiến thức về chứng khoán, thị trường chứng khoán; kinh nghiệm quản lý kinh doanh; kỹ năng nghiệp vụ tài chính; kinh nghiệm đầu tư. Đó chính là điều mà các cơng ty chứng khoán và các nhà đầu tư cá nhân trong nước có thể học hỏi tiếp thu để quản lý tốt hơn hoạt động kinh doanh chứng khoán cũng như các khoản đầu tư trên thị trường. Sau khi tham gia niêm yết chính thức trên TTCK, các công ty đã dần dần thực hiện theo các yêu cầu về công bố thông tin và quản trị doanh nghiệp. Hầu hết các công ty niêm yết đã thực hiện cơng bố thơng tin định kì đúng thời hạn và cố gắng, chủ động hơn trong công bố thơng tin bất thường. Qua đó hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn và thu hút nhiều nhà đầu tư đối với mỗi cơng ty nói riêng và tồn bộ TTCK nói chung. Hơn thế nữa, với vai trị là nhà đầu tư có kinh

nghiệm, các nhà đầu tư nước ngồi cịn góp phần cải thiện thực tiễn quản trị công ty tại các công ty niêm yết, ảnh hưởng tích cực tới lợi nhuận kinh doanh của cơng ty. Cứ như thế, các tác nhân trên thị trường chứng khốn ln ln thúc đẩy nhau phát triển.

Tạo động lực phát triển cung và cầu chứng khoán

So với các nước trong khu vực, quy mơ của TTCK Việt Nam cịn khá nhỏ bé. Trong khi nước láng giềng Thái Lan có 458 cổ phiếu được niêm yết với tổng giá trị 132,3 tỷ USD; Tại Trung Quốc, có tới 1.381 công ty được niêm yết trên hai sở giao dịch chứng khoán với tổng trị giá cổ phiếu là 650 tỷ USD thì ở Việt Nam các con số còn đều rất khiêm tốn.

Sau 14 năm hoạt động, thị trường CKVN đã khơng ngừng phát triển và hồn thiện, từng bước trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi DNNN thơng qua việc đấu giá cổ phần hố gắn với niêm yết trên TTCK, thúc đẩy doanh nghiệp công khai và từng bước minh bạch thông tin, cải thiện hệ thống kế toán, kiểm toán và tăng cường quản trị cơng ty.

Tính đến nay, TTCKVN đã có gần 700 cơng ty niêm yết, 507 loại trái phiếu niêm yết trên Sở GDCK với giá trị niêm yết lên tới 550.000 tỉ đồng. Ngoài ra, cịn 142 cổ phiếu của cơng ty đại chúng đang giao dịch trên thị trường công ty đại chúng chưa niêm yết (UpCom). Các cơng ty này có sự tăng trưởng nhanh chóng về quy mơ vốn (tăng từ 3 -8 lần), đặc biệt tính minh bạch và quản trị cơng ty tốt hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực này chưa niêm yết. Mặc khác, việc gắn kết cơng tác cổ phần hố DNNN với việc niêm yết chứng khốn đã góp phần minh bạch hố hoạt động định giá doanh nghiệp, tạo ra một nguồn hàng phong phú, thúc đẩy tăng trưởng quy mô của thị trường.

Với trình độ quản lý, khoa học cơng nghệ, năng lực chuyên môn trong các ngành nghề, thị trường rộng lớn trong và ngồi nước của các cơng ty này, các

doanh nghiệp Việt Nam sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của bản thân doanh nghiệp mình.

Đối với các tổ chức hỗ trợ, cung cấp dịch vụ tài chính trên thị trường, việc các công ty chứng khốn nước ngồi tham gia hoạt động kinh doanh dưới hình thức liên doanh đã giúp cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp có chất lượng tốt và độ an tồn cao. Các tổ chức này sẽ góp phần bơi trơn mạch nối giữa người bán và người mua, giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp trên thị trường.

Về cầu chứng khốn, tuy TTCK Việt Nam chưa có được hệ thống nhà đầu tư hồn thiện bao gồm các nhà đầu tư có tổ chức và các nhà đầu tư cá nhân, phần lớn các nhà đầu tư trên thị trường là nhà đầu tư nhỏ lẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức về đầu tư chứng khoán, số lượng nhà đầu tư tổ chức trên TTCK còn thấp, nhưng cùng với sự tham gia của nhà ĐTNN, các công ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ, các quỹ đầu tư, các tổ chức tài chính như ngân hàng thương mại, quỹ bảo hiểm xã hội.....đã tham gia chuyên nghiệp và ổn định hơn. Hiện tại có hơn 100.000 tài khoản được mở ở các Công ty chứng khốn và có khoảng 0,1% dân số Việt Nam tham gia đầu tư chứng khoán. Mặc dù số lượng người nước ngoài tham gia đầu tư trên TTCK chưa nhiều nhưng họ cũng đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của thị trường. Trong số gần 2.000 tài khoản của nhà đầu tư nước ngồi có khoảng 150 tài khoản của tổ chức. Giá trị giao dịch của các nhà đầu tư nước ngồi trung bình chiếm khoảng 20 - 40% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường. Các nhà đầu tư nước ngoài tham gia TTCK tuy còn hạn chế do chất lượng cổ phiếu niêm yết trên thị trường chưa thực sự hấp dẫn và tình thanh khoản khơng cao, quy mơ thị trường nhỏ, thị phần đầu tư thấp và chưa tiếp cận được với những thông tin doanh nghiệp cần thiết để ra quyết định đầu tư.. Nhưng sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài với những quyết định đầu tư chuyên nghiệp đã góp phần tạo ra nguồn cầu, định hướng cho nhà đầu tư trong nước và giúp TTCK tiến tới nhịp độ phát triển phù hợp với quy luật của thị trường.

2.3.2.2 Những ảnh hưởng tiêu cực

Bên cạnh những lợi ích mà sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngồi đem lại cịn là những ảnh hưởng tiêu cực mà chúng ta cần nhìn nhận nhằm có biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất, đảm bảo cho thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh. Mặt trái của hoạt động ĐTNN trên thị trường chứng khốn chính là những nguy cơ biến động mạnh theo chiều hướng tiêu cực của thị trường gây ra bởi các nhà ĐTNN, tập trung vào hai ảnh hưởng chính:

Đầu cơ có tổ chức lớn

Cơ chế vận hành của thị trường chứng khốn đã tạo ra mơi trường hết sức thuận lợi cho hoạt động đầu cơ phát triển. Các nhà đầu cơ thường lợi dụng triệt để các yếu tố tiêu cực của thị trường chứng khoán để khai thác các mặt trái của nó và dẫn đến các giao dịch chứng khốn khơng cơng bằng. Thị trường chứng khoán là nơi phản ánh nhanh nhất các thông tin về kinh tế, một khi thị trường chứng khốn bị chi phối bởi các nhà đầu cơ thì kết quả thơng tin mà thị trường chứng khốn cung cấp sẽ bị xuyên tạc làm mất tính khách quan chính xác dẫn đến các quyết định sai lầm của người đầu tư và chính điều này sẽ làm cho nền kinh tế của một quốc gia sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề. Nguy cơ này xảy ra khi có thị trường có những yếu điểm, tạo điều kiện cho các kẻ đầu cơ có tiềm lực tài chính mạnh tấn cơng thị trường bằng cách dùng vốn của mình tạo ra thơng tin khơng chính xác, dẫn đến các giao dịch chứng khốn khơng cơng bằng cho các nhà đầu tư.

Thực tế diễn ra trên thế giới đã cho thấy các nước nhỏ, tiềm lực kinh tế còn hạn chế đã trở nên bất lực trước sự đầu cơ cá nhân của các nhà tài phiệt quốc tế. Các nhà đầu cơ rất có thể nhảy vào các thị trường chứng khốn nhỏ, có hệ thống kiểm soát chưa cao để thực hiện đầu cơ và thao túng giá cả trên thị trường, thậm chí làm cho thị trường chứng khốn sụp đổ. Ngồi ra hoạt động đầu cơ còn dẫn đến khả năng mất giá đồng tiền bản tệ gây ra các hiện tượng lạm phát trong nền kinh tế mà Chính phủ khơng thể kiểm sốt được. Thơng qua hoạt động đầu cơ, các nhà đầu cơ có thể tiến hành các cuộc thơn tính cơng ty làm đảo lộn hoạt

động của các cơng ty mà họ có đủ số phiếu cần thiết để nắm quyền kiểm sốt cơng ty khiến cho các công ty mất đi định hướng hoạt động kinh doanh ban đầu. Từ đó các nhà đầu cơ có thể gây ra những thay đổi to lớn trong cơ cấu kinh tế quốc gia làm cho nền kinh tế phát triển không đồng đều và khơng tồn diện, có những khu vực kinh tế rất phát triển nhưng lại có các khu vực kinh tế khác khơng phát triển đặc biệt là ở khu vực kinh tế có lợi nhuận thấp, dẫn đến nền kinh tế phát triển mất cân đối.

Tình trạng nền kinh tế suy thối hay khi một số cơng ty lớn có ảnh hưởng mạnh tới thị trường gặp khó khăn cũng có thể là môi trường tốt cho các kẻ đầu cơ thực hiện ý đồ của mình. Hậu quả của đầu cơ trước hết là các nhà đầu tư đưa ra quyết định sai lầm gây ảnh hưởng đến quyền lợi trực tiếp của mình trong khi đem lại lợi nhuận siêu ngạch cho những kẻ chủ mưu. Đối với nền kinh tế, hiện tượng đầu cơ gây sự bất ổn định khi nhà nước khơng thể đương đầu và đối phó của tài phiệt quốc tế, gây hiện tượng mất giá đồng nội tệ như ở một số thị trường chứng khoán châu Á vào cuối thập kỷ 90. Hơn nữa, qua giao dịch không công bằng, khả năng các cơng ty có cổ phiếu bị tấn cơng rơi vào tình trạng bị thơn tính, thay đổi cơ cấu tổ chức, phương hướng, chiến lược kinh doanh là điều hồn tồn có thể xảy ra. Kết quả xấu nhất có thể tính đến là sự sụp đổ thị trường chứng khoán, kéo theo các khủng hoảng của thị trường tài chính trong nước, khu vực và quốc tế.

Thị trường chứng khốn Việt Nam mới hình thành, việc từng bước mở cửa thu hút các nhà đầu tư nước ngoài là xu thế tất yếu của thời đại. Nhưng thị trường chứng khốn của chúng ta có quy mơ rất nhỏ nên nếu quản lý thị trường không tốt các nhà đầu cơ rất dễ thực hiện đầu cơ, lũng đoạn thị trường tác động xấu đến thị trường chứng khoán và nền kinh tế. Trên thực tế, quan quan sát diễn biến giao dịch của các nhà ĐTNN, có thể nhận thấy xu thế đầu tư theo dạng ngắn hạn. Nhà ĐTNN bằng kỹ thuật lựa chọn thời điểm mua vào bán ra của mình, tạo một tâm lý ăn theo cho nhà đầu tư trong nước, nhà ĐTNN gom cổ phiếu vào khi thị trường dư bán và bán ra khi nó bắt đầu nóng lên để ăn chênh lệch. Tuy nguy cơ lũng đoạn chưa xảy ra, nhưng với kinh nghiệm và tiềm lực của mình, nhà ĐTNN

đang chứng tỏ khả năng có thể xoay chuyển tình hình trong một thời gian khơng dài theo diễn biến có lợi cho họ trên TTCK Việt Nam.

Tăng rủi ro và bất ổn định kinh tế vĩ mô

Khác với thị trường hàng hố bình thường, thị trường chứng khốn có tính “lỏng” cao và di chuyển vốn đầu tư nhanh chóng. Tính “lỏng” cao của thị trường chứng khoán cho phép các nhà đầu tư có thể dễ dàng rút vốn khỏi thị trường. Khi có dấu hiệu về suy thối kinh tế, tiềm năng lợi nhuận giảm hay một thông tin bất lợi đối với thị trường, một số nhà đầu tư sẽ nhanh chóng bán các chứng khốn họ đang nắm giữ, thu hồi tiền mặt, bảo tồn đồng vốn của mình. Khi thơng tin này bị lan truyền, hiệu ứng “đôminô” sẽ xảy ra. Các nhà đầu tư khác sẽ đổ xô rút vốn ra khỏi thị trường. Nếu như khơng có các qui định chế tài phù hợp, nhạy bén và linh hoạt trong xử lý các vấn đề phát sinh thì sẽ dễ dẫn đến việc rút vốn ồ ạt ra khỏi thị trường, gây khủng hoảng trên thị trường chứng khoán dẫn đến khủng hoảng tài chính, kinh tế. Đây cũng là bài học đắt giá cho rất nhiều thị trường chứng khốn trong q trình phát triển từ trước tới nay.

Khi niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường lung lay thì một vài người trong số họ sẽ ngay lập tức rút vốn về bằng cách bán tống bán tháo những chứng khoán nợ, chứng khoán vốn mà họ sở hữu. Tình trạng này sẽ gây ra phản ứng dây chuyền đến các nhà đầu tư khác khiến các nhà đầu tư đó cũng nhanh chóng rút chạy để bảo tồn những đồng vốn của mình. Cuộc khủng hoảng tài chính Châu á vừa qua là một ví dụ tiêu biểu về vấn đề này mà Thái Lan là một điển hình. Các nhà đầu tư nước ngồi ồ ạt rút vốn về nước khiến cho chứng khoán trên thị trường chứng khốn bị mất giá nhanh chóng, tạo ra áp lực làm mất giá đồng tiền bản tệ. Tiếp sau Thái lan thị trường chứng khoán Hàn Quốc và một

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vai trò của đầu tư nước ngoài đối với thị trường chứng khoán việt nam (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w