Nội dung nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Một phần của tài liệu dự thảo sổ tay hƣớng dẫn phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho ngƣời dân (Trang 30 - 34)

- Nội dung đầu tƣ, cách thức thực

5. Nội dung nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng

5.1. Đánh giá cơ cấu cây trồng hiện có tại địa phƣơng trong vòng 5-10 năm trở lại đây

31

a) Phân tích, đánh giá đúng thực trạng về sản xuất, cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống, mùa vụ, biện pháp kỹ thuật canh tác đang áp dụng đối với các loại cây trồng chủ lực, các công thức luân canh có trên địa bàn xã:

+ Diện tích gieo trồng, năng suất, sản lƣợng theo năm (cây lâu năm đánh giá theo 01 năm; đối với cây hàng năm cần thống kê theo mùa, vụ, trà sớm, trung, muộn... )

+ Sản lƣợng hàng hóa, các phƣơng thức tiêu thụ, thị trƣờng chủ yếu, giá bán,…theo năm;

+ Các công thức luân canh truyến thống, hiện có trên địa bàn theo năm;

+ Các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng đối với từng cây trồng (làm đất, giống, phân bón, tƣới nƣớc, thời vụ gieo trồng, các biện pháp kỹ thuật khác..) qua các năm;

+ Hiệu quả các loại cây trồng: đối với cây lâu năm, tính từng loại cây trồng/01 ha/năm; Đối với cây hàng năm tính hiệu quả công thức luân canh/01 ha/năm hiện tại.

b) Đánh giá chung: làm rõ nhƣng ƣu điểm, hạn chế của các loại cây trồng chủ lực hiện tại, phân tích tìm nguyên nhân tại sao thu nhập của ngƣời dân từ sản xuất trồng trọt còn thấp, làm cơ sở cho việc xác định phƣơng án chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý và đề xuất biện pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng biện pháp kỹ thuật mới...

c) Xác định cơ cấu cây trồng phù hợp với thực tế phát triển (cả về định lƣợng và định tính): trên cơ sở phân tích đánh giá ở trên cần xác định cơ cấu cây trồng, công thức luân canh có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã.

5.2. Dự báo một số yếu tố tác động đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng của xã trong tƣơng lai

a) Các yếu tố thuận lợi: Nghiên cứu dự báo các yếu tố thuận lợi đến chuyển dịch cơ cấu cây trồng của xã nhƣ: Điều kiện tự nhiên; Cơ sở hạ tầng nông thôn; Khoa học công nghệ; Chính sách của Đảng và Nhà nƣớc từ trung ƣơng đến địa phƣơng; Thị trƣờng tiêu thụ nông sản trong nƣớc, xuất khẩu,...

b) Yếu tố khó khăn, thách thức, gồm: Áp lực về dân số tiếp tục tăng; Đất sản xuất nông nghiệp tiếp tục giảm, đặc biệt là đất lúa (theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã, huyện); Tình hình biến đổi khí hậu sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất trồng trọt trong thời gian tới; Sự cạnh tranh gay gắt khi tham gia vào thị trƣờng trong nƣớc, thế giới; Giá cả nông sản lên xuống thất thƣờng, ảnh hƣởng rất lớn đến đầu tƣ phát triển sản xuất; Giá vật tƣ, nhiên liệu đầu vào của sản xuất tăng cao

c) Dự báo đƣợc mô hình sản xuất hiệu quả trong tƣơng lai: phải kế thừa đƣợc những cơ cấu cây trồng truyền thống và xuất phát từ yêu cầu thực tế, hƣớng tới tƣơng lai để kết hợp các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội

Trên cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả của cơ cấu cây trồng hiện có; căn cứ theo hƣớng dẫn tại mục 4.1, 4.2, địa phƣơng cần xây dựng định hƣớng, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hƣớng phát triển sản xuất hàng hóa của địa phƣơng.

a) Xác định vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng và quy mô diện tích cần chuyển đổi sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phƣơng, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm...

b) Xác định cơ cấu cây trồng hợp lý (các công thức luân canh phù hợp), gắn với cơ cấu giống phù hợp (bố trí giống mới, giống, giống biến đổi gen,... có khả năng chống chịu, cho năng suất, chất lƣợng cao, phù hợp với điều kiện của địa phƣơng và ngƣời sản xuất), gắn với các biện pháp kỹ thuật trong canh tác các loại cây trồng phù hợp;

c) Xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung

- Xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung phải gắn với dồn điền, đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng, cải tạo hạ tầng vùng sản xuất…

- Xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với hình thành các vùng nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu, tiêu thụ trong nƣớc.

- Tùy điều kiện cụ thể cần có phƣơng án đầu tƣ cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, đƣờng nội đồng, hệ thống điện, hệ thống thu gom xử lý chất thải…

d) Áp dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất của xã:

- Xác định công nghệ có thể ứng dụng cho vùng sản xuất hàng hóa nhƣ: nhà kính, nhà lƣới,... hƣớng dẫn, hỗ trợ các hộ gia đình mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tƣ vật tƣ, thiết bị để làm nông nghiệp theo hƣớng công nghệ cao.

đ) Khái toán vốn đầu tƣ và xác định nguồn lực để thực hiện (cần huy động tối đa các nguồn lực chủ yếu từ dân, doanh nghiệp và một phần hỗ trợ từ ngân sách trung ƣơng, địa phƣơng…)

e) Tiến độ thực hiện: cần xây dựng cụ thể các bƣớc thực hiện theo phƣơng châm từ mô hình ra diện rộng, đảm bảo phát triển bền vững.

5.4. Giải pháp thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Đề xuất các giải pháp thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng:

a) Tổ chức cho các hộ thực hiện việc đồn điền, đổi thửa, tập trung ruộng đất để sản xuất theo phƣơng thức cánh đồng mẫu lớn, cơ giới hóa,...

b) Tổ chức công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, cung ứng giống, phân bón, thuốc BVTV, cơ chế hỗ trợ, phân công trách nhiệm…

33

Các địa phƣơng cần phối hợp với cơ quan khuyến nông cấp trên thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, triển khai các mô hình trình diễn trong trồng trọt để ngƣời dân tham gia học tập ứng dụng.

c) Phân công trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tổ chức thực hiện đề án, dự án, kế hoạch.

d) Xây dựng hoàn thiện các quy trình kỹ thuật sản xuất đối với từng cây trồng, giống cây trồng theo hƣớng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP)

- Quy trình kỹ thuật sản xuất bao gồm các biện pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện địa phƣơng trên cơ sở lựa chọn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới đã đƣợc cấp có thẩm quyền công nhận, khuyến cáo, cũng nhƣ tổng kết thực tiễn sản xuất ở địa phƣơng.

- Đối với các sản phẩm hàng hóa sản xuất theo hợp đồng với doanh nghiệp cần thực hiện đúng quy trình kỹ thuật do doanh nghiệp xây dựng, khuyến cáo.

đ) Tổ chức sản xuất thông qua đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng, xây dựng “ cánh đồng mẫu lớn”, vùng nguyên liệu tập trung

- Liên kết nông dân-nông dân thông qua tổ chức hợp tác xã, tổ hợp tác là quyết định để tổ chức lại sản xuất theo phƣơng châm “ cánh đồng lớn, nông dân nhỏ”;

- Liên kết doanh nghiệp - nông dân là quan trọng: nhằm cung vật tƣ ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm, trong đó có sự liên kết giữa doanh nghiệp - doanh nghiệp để phục vụ nông dân tốt hơn.

e) Chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng

- Các địa phƣơng cần tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Chƣơng trình xây dựng NTM để giúp cho các hộ gia đình mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tƣ vật tƣ, thiết bị để làm nông nghiệp theo hƣớng công nghệ cao.

- Áp dụng thực hiện các chính sách hiện có của trung ƣơng, tỉnh, huyện trên địa bàn về hỗ trợ vật tƣ ( giống, phân bón…), cho vay tín dụng, hỗ trợ lãi xuất, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, hỗ trợ cơ giới hóa, giảm tổn thất sau thu hoạch, hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn; hỗ trợ áp dụng thực hành nông nghiệp tốt GAP…

- Chủ động lồng ghép các chƣơng trình, dự án để ngƣời dân tiếp cận đƣợc các nguồn vốn vay ƣu đãi phát triển sản xuất.

- Thành lập các hợp tác xã hoặc tổ hợp tác: cần củng cố (nếu đã có) hoặc thành lập mới (nếu chƣa có) các hợp tác xã hoặc tổ hợp tác hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực trồng trọt, để có sức mạnh đoàn kết, có tiếng nói chung cũng nhƣ có điều kiện giúp nhau trong sản xuất trồng trọt, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.

Phụ lục 1

GIỚI THIỆU MỘT SỐ NỘI DUNG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG

Tùy điều kiện cụ thể của từng địa phƣơng, có thể gồm một hoặc một số các nội dung chuyển đổi cơ cấu cây trồng sau:

Một phần của tài liệu dự thảo sổ tay hƣớng dẫn phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho ngƣời dân (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)