C – HƢỚNG DẪN THỰ HIỆN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
d) Sử dụng và bảo quản thuốc, hóa chất trong quá trình nuô
- Chọn thuốc thú y và sản phẩm xử lý, cải tạo môi trƣờng:
+ Chỉ chọn những sản phẩm có trong Danh mục thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học đƣợc phép lƣu hành do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố. Nên lựa chọn sản phẩm của các công ty có uy tín, bao bì còn nguyên vẹn và còn hạn sử dụng.
+ Không chọn mua thuốc thú y và sản phẩm xử lý, cải tạo môi trƣờng có chất cấm theo qui định tại Thông tƣ số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 ban hành danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng và hạn chế sử dụng và Thông tƣ số 29/2009/TT- BNNPTNT ngày 04/06/2009, Thông tƣ 20/2010/TT-BNNPTNT, Thông tƣ 03/2012/TT- BNNPTNT sửa đổi, bổ sung thông tƣ 15/2009/TT-BNN hoặc sản phẩm không rõ nguồn gốc.
- Sử dụng thuốc và hóa chất
+ Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc kháng sinh và hoá chất xử lý môi trƣờng, để đảm bảo an toàn cho môi trƣờng ao nuôi và an toàn thực phẩm cho sản phẩm tôm nuôi;
+ Chỉ sử dụng thuốc, hóa chất khi xác định đƣợc rõ nguyên nhân và tuân thủ theo sự hƣớng dẫn của cán bộ thú y, nhà sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền; Tuyệt đối không sử dụng kháng sinh nguyên liệu trong phòng, trị bệnh
+ Sau khi sử dụng thuốc cần liên tục theo dõi diễn biến sức khoẻ của tôm và lấy mẫu tôm kiểm tra để biết đƣợc hiệu quả của việc chữa bệnh. Cần ngừng sử dụng thuốc trƣớc khi thu hoạch theo hƣớng dẫn đối với từng loại thuốc để đảm bảo an toàn thực phẩm cho nguyên liệu nuôi trồng;
+ Ghi nhật ký ao nuôi, đặc biệt lƣu ý ghi tất cả các loại thuốc thú y thuỷ sản, hoá chất xử lý môi trƣờng đã sử dụng. Mẫu bao bì, nhãn hiệu thuốc, hoá chất đã sử dụng cần lƣu giữ ít nhất 2 vụ nuôi để phục vụ cho việc tra cứu sau này.
đ) Quản lý môi trường nuôi
Trong nuôi trồng thủy sản, môi trƣờng nƣớc đóng vai trò rất quan trọng, là yếu tố không thể thiếu đối với đời sống của ĐVTS. Chất lƣợng nƣớc bao gồm tất cả các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học ảnh hƣởng đến tỉ lệ sống, sinh sản, sinh trƣởng của vât nuôi. Do đó ngƣời nuôi cần phải biết cách quản lý chất lƣợng môi trƣờng nƣớc trong ao nuôi để đạt năng suất cao hơn.
Để tạo môi trƣờng nuôi thích hợp và hạn chế các tác nhân làm ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng của thủy sản, cần theo dõi các thông tin quan trắc cảnh báo về dịch bệnh trong khu vực để có biện pháp phòng ngừa thích hợp. Tùy đối tƣợng nuôi cụ thể, với tôm nuôi có thể áp dụng phƣơng pháp không thay nƣớc, tăng tần suất kiểm tra, …
Các cơ sở nuôi nên có ao lắng để chủ động nguồn nƣớc cấp vào ao nuôi. Các yếu tố thủy lý, thủy hóa nhƣ nhiệt độ, độ mặn, pH nƣớc vƣợt quá giới hạn số cho phép, nếu ở mức độ nhẹ và diễn ra trong thời gian ngắn sẽ khiến thủy sản bị stress, thƣờng xuyên xảy
ra sẽ khiến thủy sản bị bệnh; nếu mức độ nặng và xảy ra trong thời gian dài sẽ làm thủy sản chết hàng loạt – đây gọi là các bệnh do môi trƣờng, thƣờng xảy ra khi thời tiết nắng nóng/lạnh bất thƣờng và kéo dài. Mặt khác, khi thủy sản bị stress sẽ dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công làm bệnh dịch bùng phát trên diện rộng. Do vậy, cần chủ động quản lý môi trƣờng để có điều chỉnh kịp thời, phù hợp