Kiến nghị với các cơ quan Nhà nước.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Công tác phòng chống trục lợi bảo hiểm tại Tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ (Trang 70 - 71)

Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng chống TLBH.

3.3.1.Kiến nghị với các cơ quan Nhà nước.

Hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến BH nhiều nhưng chưa được hoàn chỉnh, các qui phạm pháp luật chỉ nặng về tính qui định mà thiếu hẳn bộ phận chế tài. Do đó hệ thống pháp luật về BH ít có tính cưỡng chế và thực thi thiếu nghiêm minh. Vì vậy, các cơ quan nhà nước cần có những chính sách đúng đắn để tạo điều kiện thúc đẩy thị trường BH phát triển. Do đó trong công cuộc phòng ngừa và chống TLBH thì những biện pháp mà các cơ quan Nhà nước đưa ra sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp BH.

Thứ nhất, Nhà nước cần hoàn thiện các qui định pháp luật điều chỉnh

nhằm tạo khung pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp BH, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người tham gia BH cũng như các doanh nghiệp BH, nâng cao hiệu lực quản lý đối với hoạt động kinh doanh BH trên thị trường BH Việt Nam.

Thứ hai, qui định những hình thức vi phạm của đối tượng thực hiện hành

vi TLBH vào trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự hay tội phạm kinh tế còn nhiều vướng mắc. Vì vậy, việc phân định rõ đối tượng này là điều rất cần thiết và cấp bách để từ đó có biện pháp xử phạt công bằng. Đưa ra khung hình phạt mang tính chất pháp lý vào Luật kinh doanh BH, đặt ra các tiêu chuẩn để qui định một đối tượng có hành vi biểu hiện của sự TLBH là một hành vi phạm tội. Những tiêu chuẩn này sẽ tạo ra hành lang pháp lý giúp các doanh nghiệp BH đảm bảo được quyền lợi của mình trước những ý đồ gian lận, trục lợi của đối tượng tham gia BH.

Thứ ba, bên cạnh việc đưa ra những qui định mới, các cơ quan Nhà nước

cần có những biện pháp chỉ đạo nhằm giảm sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp BH, tạo ra được môi trường cạnh tranh bình đẳng. Đưa ra những mức phạt và xử lý nghiêm khắc đối với những doanh nghiệp BH có sự cạnh tranh không lành mạnh, làm thay đổi và bóp méo thị trường.

Thứ tư, đối với những người cố ý thông đồng, tiếp tay cho hành vi TLBH

cũng cần có một khung hình phạt xác đáng tương ứng với mức độ phạm tội bởi đây là một hành vi có mức độ nguy hiểm hơn rất nhiều vì nó rất khó để phát hiện và xử lý. Những hình phạt hiện nay mới chỉ là phạt từ 2.000.000 đến 10.000.000 VNĐ, chưa đủ sức răn đe những đối tượng này. Vì vậy cần nâng mức phạt hành chính và đối với những trường hợp có tính chất đặc biệt, gây thiệt hại và ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp BH và các bên liên quan thì có thể khép vào mức tội phạm hình sự.

Thứ năm, có chính sách khuyến khích người dân có tinh thần đấu tranh

chống TLBH bằng cách tuyên truyền tác hại của nó và làm cho người dân có nhận thức rõ hơn về hành vi trái đạo đức XH này. Việc này đòi hỏi phải thực hiện trong một quá trình dài và thống nhất. Những hành vi TLBH bị phát hiện cần phải đưa ra trước công chúng và nêu rõ những thủ đoạn tinh vi của đối tượng và những hình phạt dành cho đối tượng TLBH đó. Để bảo vệ uy tín của các công ty BH thì trong các thông báo này có thể sẽ giấu tên doanh nghiệp BH hoặc nêu tên doanh nghiệp nếu được sự đồng ý của chính doanh nghiệp đó.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Công tác phòng chống trục lợi bảo hiểm tại Tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ (Trang 70 - 71)