Trước những tồn tại và bất cập nêu trên đòi hỏi Ban lãnh đạo của sở giao
dịch phải xác định được nguyên nhân của những bất cập đó để có hướng đi thích
hợp trong thời gian tới. Từ thực tế tại sở giao dịch, có thể thấy một số nguyên nhân
- Điều kiện kinh tế của Việt Nam chưa cao dẫn đến thu nhập của dân ư nhìn chung còn táp (GDP bình quân đầu người chỉ gần 400 USD/năm) vì thế việc mở
tài khoản tiền gửi cá nhân phần lớn hiện nay chỉ là hình thức. Các ngân hàng nói chung và sở giao dịch nói riêng đã vận động các cán bộ - công nhân viên của mình mở tài khoản - là những người hiểu biết rõ lợi ích của nghiệp vụ này nên cán bộ -
công nhân viên đã hưởng ứng 100% song do tiền lương chỉ đủ chi tiêu cho nhu cầu tối thiểu hàng ngày nên sau khi nhập lương vào tài khoản là các “chủ tài khoản”
lập tức rút tiền mặt do đó không đem lại hiệu quả cho TTKDTM.
- Do một thời gian dài sống trong nền sản xuất nhỏ tạo cho các tầng lớp dân cư tâm lý ưa thích tiền mặt, khi giao dịch muốn sở hữu ngay, cầm chắc trong tay
số tiền thanh toán. Thói quen sử dụng tièn mặt là một thói quen lâu đời của người
Việt Nam do đó khó có thể thay đổi trong “một sớm, một chiều” được.
- Ngoài ra, trình độ dân chúng nhìn chung còn thấp, hiểu biết về hoạt động
ngân hàng còn quá ít ỏi cũng là một hạn chế lớn cho thanh toán qua ngân hàng. Xét về phía sở giao dịch, việc tổ chức và thực hiện thanh toán còn những
yếu kém nhất định, chẳng hạn :
- Công tác tuyên truyền, quảng cáo của sở còn hình thức, chưa hiệu quả,
còn ở trong tình trạng “đợi khách” chứ chưa thực sự tiếp cận, lôi cuốn khách hàng bằng phương pháp Marketing thiết thực, đó cũng là nguyên nhân làm hạn chế sự
hiểu biết của dân chúng về ngân hàng.Tư đó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả
của công tác TTKDTM.
- Bên cạnh đó, tổ chức phục vụ thanh toán còn yếu kém... Các ngân hàng hầu như chỉ bó hẹp sự giao dịch trong hệ thống của mình, việc hợp tác giữa các
ngân hàng thiếu đồng bộ... Từ đó dẫn đến tốc độ thanh toán chậm, thủ tục thanh toán rườm rà.
- Hệ thống CSHT liên quan đến các hoạt động TTKDTM chưa phát triển tương xứng cũng ảnh hưởng đến kéet quả TTKDTM tại sở giao dịch, đặc biệt là
đối với công tác thanh toán bằng thẻ. Hiện nay trên lãnh thổ Việt Nam chỉ có 6500 điểm bán hàng chấp nhận thanh toán bằng thẻ và có chưa đến 10 máy ATM để rút
tiền mặt do các ngân hàng lắp đặt. Với số lượng địa điểm chấp nhận thanh toán
dụng thẻ của khách hàng. Việc trang bị thiết bị tin học trong những năm qua còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết. Tiến trình hiện đại hoá ngân hàng còn quá dài và chậm so với yêu cầu phát triển các sản phẩm kinh doanh, dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh đó, trình độ của cán bộ về tin học hiện tại còn hạn chế, lại không được
cập nhật kiến thức mới. Thực tế này sẽ là khó khăn không nhỏ khi thực hiện các dự
án hiện đại hoá hoạt động ngân hàng.
- Sở giao dịch mới được thành lập và đi vào hoạt động nên vẫncòn đang
trong quá trình hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chương trình hoạt động, khai thác, tìm kiếm thị trường. Do đó, phần nào cũng ảnh hưởng đến công tác thanh toán nói
chung và TTKDTM nói riêng của sở giao dịch.
- Nhà nước chưa có các chính sách phối kết hợp các ngành có liên quan trong quá trình thanh toán để đưa sản phẩm TTKDTM trở thành sản phẩm có tính
“xã hội hoá” cao. (Hiện nay, các cơ quan, doanh nghiệp mới chỉ coi tổ chức
TTKDTM là trách nhiệm riêng của ngân hàng).
- Mặc dù, trong những năm qua, chính phủ cũng như NHNo đã ban hành nhiều nghị định, nghị quyết về công tác tổ chức TTKDTM nhưng vẫn chưa đạt đến
sự thống nhất, hoàn thiện, còn gây nhiều bất cập trong thanh toán. Bản thân các
hình thức TTKDTM cũng chưa thật sự thuận tiện để người dân có thể dễ dàng sử
dụng.
Như vậy, nhiệm vụ đặt ra cho sở giao dịch trong thời gian tới là rất nặng nề. Để khắc phục được những tồn tại trên, trên cơ sở đó đưa TTKDTM vào sử dụng
rộng rãi trong dân cư thì sở giao dịch phải từng bước loại bỏ những nguyên nhân gây ra những tồn tại đó đồng thời phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp, ngành có liên quan.
Chương 3
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác TTKDTM