Đối với thanh toán bằng tiền mặt và KDTM

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam " doc (Trang 54 - 56)

ở nước ta, việc sử dụng tiền mặt để thanh toán giữa các tổ chức cá nhân

trong nền kinh tế còn tràn lan kể cả các tổ chức kinh tế và các cá nhân có tài khoản

tại ngân hàng. Thực trạng này đã gây bao nhức nhối trong quản lý kinh tế và xã hội. Thanh toán bằng tiền mặt dẫn đến nhiều chi phí phát sinh kèm theo làm lãng phí nguồn lực của nền kinh tế. Không những thế, nó còn là nguyên nhân chủ yếu làm cho nhà nước không thể kiểm soát được khối lượng tiền cung ứng trên thị trường và làm cho CSTT của Nhà nước mất tính hiệu quả. Việc không quy định

chặt chẽ phạm vi TTKDTM cũng tạo khe hở cho một số kẻ tham ô, lợi dụng, bòn rút tài sản của Nhà nước, của nhân dân. Chính vì vậy, chính phủ cần phải đưa ra

quyết định bắt buộc mang tính pháp lý đối với doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể và các hộ kinh doanh khi thanh toán phải thông qua tài khoản tiền gửi mở tại ngân

hàng.

Đối với dân cư, chính phủ nên có quy định bắt buộc phải mở tài khoản cá

nhân tại ngân hàng và thanh toán qua ngân hàng. Với những món quy định giá trị

là bao nhiêu trong thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ thì phải thực hiện thanh toán bằng chuyển khoản, bằng UNC, séc hay bằng các hình thức TTKDTM khác. Có như vậy mới có thể bắt buộc được các tầng lớp dân cư mở tài khoản tại ngân hàng và sử dụng chúng để thanh toán chứ không phải để gửi rồi lại rút tiền mặt như hiện

nay. Nếu các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định trên thì sẽ bị xử phạt hành chính. Mới đầu có thể thử nghiệm trong dân cư ở thành phố, thị xã lớn sau đó tiến

hành nhân rộng ra cả nước. Bên cạnh những giải pháp bắt buộc, Nhà nước cần phải

có chỉ đạo, tuyên truyền, giải thích cho người dân thấy rõ ý nghĩa và tác dụng của chính sách này và bước đầu nên có giải pháp khuyến khích về kinh tế ví dụ như :

không thu phí các khoản thanh toán nhỏ, giảm thuế thu nhập trong thời gian đầu,

giảm VAT...

Ngoài ra, chính phủ cần có biện pháp buộc các đối tượng như các đơn vị

bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ thiết yếu, đặc biệt là các doanh nghiệp như bưu điện, nhà máy nước, cơ quan thuế ... phải mở tài khoản tại ngân hàng từ đó các

doanh nghiệp sẽ khống chế được người mua, yêu cầu người mua thanh toán bằng

Tóm lại, khi mà khối lượng thanh toán bằng tiền mặt giảm xuống thì tất yếu

thanh toán qua ngân hàng (TTKDTM) sẽ tăng lên, các phương tiện TTKDTM sẽ được sử dụng rộng rãi hơn. Như vậy, thực hiện quy định sử dụng tiền mặt trong

thanh toán không những góp phần chống tham nhũng, giảm chi phí cho xã hội mà còn thúc đẩy TTKDTM phát triển.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam " doc (Trang 54 - 56)